VnKienThuc
Xã hội học tập
- Xu
- 19
Truyện thần thoại Việt Nam là tập hợp những truyện kể dân gian về các vị thần, các nhân vật anh hùng, các nhân vật sáng tạo văn hóa, phản ánh quan niệm của người thời cổ về nguồn gốc thế giới và đời sống con người. Thần Trụ Trời là một trong những thần thoại đặc sắc của thần thoại Việt Nam.
I. Tác giả văn bản Thần Trụ Trời
- Tác giả dân gian.
- Theo Nguyễn Đổng Chi trong “Lược Khảo về thần thoại Việt Nam”.
II. Tìm hiểu tác phẩm Thần Trụ Trời
1. Thể loại: Thần thoại suy nguyên
2. Tóm tắt:
Thần Trụ Trời - Tác giả tác phẩm (mới 2022) | Ngữ văn lớp 10 Chân trời sáng tạo
Thần trụ trời là truyện thần thoại được lưu truyền khá sớm trong dân gian Việt Nam giải thích sự hình thành trời đất tự nhiên: biển, hồ, sông, núi,… Thuở ấy, chưa có sự xuất hiện của loài người và muôn vật. Trời và đất chỉ là một vùng hỗn độn, tối tăm chưa được phân chia rõ ràng. dân gian đã ghi công của các vị thần này trong câu hát được lưu truyền từ đời này sang đời khác và còn truyền đến ngày hôm nay.
3. Phương thức biểu đạt: tự sự
4. Bố cục:
- Phần 1 (từ đầu ... sang núi kia): Bối cảnh thần trụ trời xuất hiện
- Phần 2 (tiếp theo ... biển cả mênh mông): Lí giải sự hình thành trời và đất
- Phần 3 (còn lại): Nguồn gốc của di tích núi Thạch Môn
5. Giá trị nội dung: Sự lí giải của con người dựa vào yếu tố tâm linh, thần kì để giải mã các hiện tượng xung quanh cuộc sống.
6. Giá trị nghệ thuật: Sử dụng thành công yếu tố kỳ ảo hoang đường.
III. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Thần Trụ Trời
1. Bối cảnh thần trụ trời xuất hiện
- Trời đất hỗn độn, tăm tối, tự nhiên xuất hiện một ông thần to lớn, “bước một bước từ đỉnh núi này sang đỉnh núi khác”
Vàđã có sự xuất hiện hoang đường, kì ảo, đầy liên tưởng, tưởng tượng phong phú.
2. Lý giải sự xuất hiện giữa trời và đất
- Công cụ: Dùng đầu đội trời lên, tay đào đất đá, đắp thành một cái cột to để chống trời. “Cột được đắp cao lên chừng nào thì trời tựa như một tấm màn lớn được dâng cao lên chừng nấy.” Trời đất được phân chia làm hai. “Đất phẳng như cái mâm vuông, trời ở trên như cái bát úp, chỗ giáp ranh giữa trời và đất là chân trời.”
- Sự thay đổi: Thần phá cốt đá đi, ném vung đá và đất. Hòn đá văng ra tạo thành một hòn đảo -> Chỗ cao chỗ thấp không bằng phẳng -> Tạo thành biển. Sự lý giải phong phú, giáu tính tưởng tượng
3. Sự hình thành của núi Thạch Môn
Từ những núi đá đó tạo thành núi Thạch Môn và trở thành di tích lịch sử, lưu truyền đến tận ngày nay.
Thần Trụ Trời nói riêng và Thần thoại Việt Nam nói chung đã tạo nên cho con người Việt Nam nếp cảm, nếp nghĩ, nếp tư duy đầy hình tượng phóng đại và khoáng đạt.
I. Tác giả văn bản Thần Trụ Trời
- Tác giả dân gian.
- Theo Nguyễn Đổng Chi trong “Lược Khảo về thần thoại Việt Nam”.
II. Tìm hiểu tác phẩm Thần Trụ Trời
1. Thể loại: Thần thoại suy nguyên
2. Tóm tắt:
Thần Trụ Trời - Tác giả tác phẩm (mới 2022) | Ngữ văn lớp 10 Chân trời sáng tạo
Thần trụ trời là truyện thần thoại được lưu truyền khá sớm trong dân gian Việt Nam giải thích sự hình thành trời đất tự nhiên: biển, hồ, sông, núi,… Thuở ấy, chưa có sự xuất hiện của loài người và muôn vật. Trời và đất chỉ là một vùng hỗn độn, tối tăm chưa được phân chia rõ ràng. dân gian đã ghi công của các vị thần này trong câu hát được lưu truyền từ đời này sang đời khác và còn truyền đến ngày hôm nay.
3. Phương thức biểu đạt: tự sự
4. Bố cục:
- Phần 1 (từ đầu ... sang núi kia): Bối cảnh thần trụ trời xuất hiện
- Phần 2 (tiếp theo ... biển cả mênh mông): Lí giải sự hình thành trời và đất
- Phần 3 (còn lại): Nguồn gốc của di tích núi Thạch Môn
5. Giá trị nội dung: Sự lí giải của con người dựa vào yếu tố tâm linh, thần kì để giải mã các hiện tượng xung quanh cuộc sống.
6. Giá trị nghệ thuật: Sử dụng thành công yếu tố kỳ ảo hoang đường.
III. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Thần Trụ Trời
1. Bối cảnh thần trụ trời xuất hiện
- Trời đất hỗn độn, tăm tối, tự nhiên xuất hiện một ông thần to lớn, “bước một bước từ đỉnh núi này sang đỉnh núi khác”
Vàđã có sự xuất hiện hoang đường, kì ảo, đầy liên tưởng, tưởng tượng phong phú.
2. Lý giải sự xuất hiện giữa trời và đất
- Công cụ: Dùng đầu đội trời lên, tay đào đất đá, đắp thành một cái cột to để chống trời. “Cột được đắp cao lên chừng nào thì trời tựa như một tấm màn lớn được dâng cao lên chừng nấy.” Trời đất được phân chia làm hai. “Đất phẳng như cái mâm vuông, trời ở trên như cái bát úp, chỗ giáp ranh giữa trời và đất là chân trời.”
- Sự thay đổi: Thần phá cốt đá đi, ném vung đá và đất. Hòn đá văng ra tạo thành một hòn đảo -> Chỗ cao chỗ thấp không bằng phẳng -> Tạo thành biển. Sự lý giải phong phú, giáu tính tưởng tượng
3. Sự hình thành của núi Thạch Môn
Từ những núi đá đó tạo thành núi Thạch Môn và trở thành di tích lịch sử, lưu truyền đến tận ngày nay.
Thần Trụ Trời nói riêng và Thần thoại Việt Nam nói chung đã tạo nên cho con người Việt Nam nếp cảm, nếp nghĩ, nếp tư duy đầy hình tượng phóng đại và khoáng đạt.