Hai Trieu Kr
Moderator
- Xu
- 28,899
Thao tác lập luận phân tích là một thao tác được dùng trong văn nghị luận. Sử dụng nhuần nhuyễn thao tác này sẽ giúp bài viết trở nên hay và có chiều sâu. Không phải ai cũng biết cách tận dụng tối đa khả năng của thao tác này. Dưới đây sẽ là bài kiến thức cơ bản lập luận phân tích mời bạn đọc tham khảo.
(Nguồn ảnh: Internet)
1. Mục đích, yêu cầu của thao tác lập luận phân tích
a. Khái niệm
Là chia nhỏ đối tượng thành các yếu tố bộ phận để xem xét nội dung, hình thức và mối quan hệ bên trong cũng như bên ngoài của chúng. Rồi khái quát, phát hiện ra bản chất của chúng
Phân tích bao giờ cũng gắn liền với tổng hợp. Đó là bản chất của thao tác phân tích trong văn nghị luận
b. Mục đích
Mục đích của phân tích là làm rõ đặc điểm nội dung, hình thức, cấu trúc và các mối quan hệ bên trong, bên ngoài của đối tượng
c. Yêu cầu
Xác định vấn đề phân tích
Chia vấn đề thành những khía cạnh nhỏ (các yếu tố, phương diện cấu thành đối tượng, quan hệ giữa đối tượng với đối tượng khác...)
Khái quát tổng hợp (thái độ và đánh giá của người phân tích đối với đối tượng cần phân tích
2. Cách phân tích
Cần dựa trên những tiêu chí, quan hệ nhất định
- Quan hệ giữa các yếu tố tạo nên đối tượng
- Quan hệ nhân quả
- Quan hệ giữa đối tượng với các đối tượng liên quan
- Quan hệ giữa người phân tích và đối tượng phân tích
Khi phân tích cần đi sâu vào từng bộ phận, từng mặt, nhưng cần lưu ý đến quan hệ giữa chúng với nhau, cần khái quát để rút ra bản chất chung của đối tượng
3. Tổng kết
- Thao tác lập luận phân tích trong văn nghị luận là phân chia vấn đề ra thành từng ý nhỏ để tìm hiểu lí giải và đánh giá cho chính xác. Sau đó, liên hệ khái quát lại từng ý trong một nhận xét chung thống nhất của quá trình nhận thức về nội dung và nghệ thuật của một văn bản văn học hoặc một văn bản nghị uận xã hội
- Vai trò: làm rõ quan điểm, ý kiến của người viết (người nói) chứ không phải chỉ để xem xét sự vật, hiện tượng một các kĩ càng hơn.
- Khi phân tích, cần chia tác đối tượng thành các yếu tố theo những tiêu chí, quan hệ nhất định.
- Phân tích cần đi sâu vào từng yếu tố, từng khía cạnh, song cần đặc biệt lưu ý đến quan hệ giữa chúng với nhau trong một chỉnh thể, toàn vẹn, thống nhất.
Sưu tầm
(Nguồn ảnh: Internet)
1. Mục đích, yêu cầu của thao tác lập luận phân tích
a. Khái niệm
Là chia nhỏ đối tượng thành các yếu tố bộ phận để xem xét nội dung, hình thức và mối quan hệ bên trong cũng như bên ngoài của chúng. Rồi khái quát, phát hiện ra bản chất của chúng
Phân tích bao giờ cũng gắn liền với tổng hợp. Đó là bản chất của thao tác phân tích trong văn nghị luận
b. Mục đích
Mục đích của phân tích là làm rõ đặc điểm nội dung, hình thức, cấu trúc và các mối quan hệ bên trong, bên ngoài của đối tượng
c. Yêu cầu
Xác định vấn đề phân tích
Chia vấn đề thành những khía cạnh nhỏ (các yếu tố, phương diện cấu thành đối tượng, quan hệ giữa đối tượng với đối tượng khác...)
Khái quát tổng hợp (thái độ và đánh giá của người phân tích đối với đối tượng cần phân tích
2. Cách phân tích
Cần dựa trên những tiêu chí, quan hệ nhất định
- Quan hệ giữa các yếu tố tạo nên đối tượng
- Quan hệ nhân quả
- Quan hệ giữa đối tượng với các đối tượng liên quan
- Quan hệ giữa người phân tích và đối tượng phân tích
Khi phân tích cần đi sâu vào từng bộ phận, từng mặt, nhưng cần lưu ý đến quan hệ giữa chúng với nhau, cần khái quát để rút ra bản chất chung của đối tượng
3. Tổng kết
- Thao tác lập luận phân tích trong văn nghị luận là phân chia vấn đề ra thành từng ý nhỏ để tìm hiểu lí giải và đánh giá cho chính xác. Sau đó, liên hệ khái quát lại từng ý trong một nhận xét chung thống nhất của quá trình nhận thức về nội dung và nghệ thuật của một văn bản văn học hoặc một văn bản nghị uận xã hội
- Vai trò: làm rõ quan điểm, ý kiến của người viết (người nói) chứ không phải chỉ để xem xét sự vật, hiện tượng một các kĩ càng hơn.
- Khi phân tích, cần chia tác đối tượng thành các yếu tố theo những tiêu chí, quan hệ nhất định.
- Phân tích cần đi sâu vào từng yếu tố, từng khía cạnh, song cần đặc biệt lưu ý đến quan hệ giữa chúng với nhau trong một chỉnh thể, toàn vẹn, thống nhất.
Sưu tầm
Sửa lần cuối: