Kiến thức cơ bản bài Phân tích đề, lập dàn ý bài văn nghị luận

Đối với một đề văn nghị luận, để làm được nó ta cần phân tích đề và lập dàn ý. Phương pháp phân tích đề cần nắm vững để triển khai theo cách tốt nhất. Ghi nhớ kiến thức về luận điểm, luận cứ và cách lập dàn ý. Dưới đây là kiến thức cơ bản về phân tích đề và lập dàn ý để bạn có thể làm tốt văn nghị luận.

20220810_154149.jpg

(Nguồn ảnh: Internet)

1. Khái quát về văn nghị luận

- Văn nghị luận là dùng lí lẽ của mình để bàn bạc, để thuyết phục người khác về một vấn đề nào đó. Để thuyết phục được ý kiến phải đúng, thái độ phải đúng. Có thể gọi ý kiến là lí còn thái độ là tình. Có ý kiến đúng mà thái độ không đúng thì cũng kém gì giá trị và tác dụng. Có ý kiến đúng và thái độ dung rồi lại phải có cách nghị luận hợp lí nữa.

- Yêu cầu của bài văn nghị luận: Phải đúng hướng, phải trật tự, phải mạch lạc, trong sáng, sinh động, hấp dẫn.

- Những thao tác chính của văn nghị luận: giải thích, chứng minh, phân tích, bàn luận, bác bỏ,…

2. Cách làm một bài văn nghị luận văn học

a. Tìm hiểu đề

Để xác định tầm quan trọng của việc tìm hiểu đề, cần trả lời được 4 câu hỏi sau đây:

* Thứ nhất: đặt ra vấn đề gì cần giải quyết? Viết lại vấn đề rõ ràng ra giấy.

Có 2 dạng đề:

+ Đề nổi, các em dễ dàng nhận ra và gạch chân dưới luận đề trong đề bài.

+ Đề chìm, các em cần nhớ lại bài học về tác phẩm ấy, dựa vào chủ đề của bài đó mà xác định luận đề.

* Thứ hai: Đề yêu cầu nghị luận theo kiểu nào? Dưới đây là dạng đề thường gặp:

+ Bình giảng một đoạn thơ

+ Phân tích một bài thơ

+ Phân tích một đoạn thơ

+ Phân tích một vấn đề trong tác phẩm văn xuôi

+ Phân tích một nhân vật

+ Phân tích một hình tượng

+ Phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật…

* Thứ ba: Cần sử dụng những thao tác nghị luận nào? Thao tác nào chính?

* Thứ tư: Để giải quyết vấn đề cần sử dụng những dẫn chứng nào? Ở đâu?

b. Tìm ý và lập dàn ý

b.1. Tìm ý

- Tự tái hiện lại kiến thức đã học về những giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm bàn đến.

- Tự suy nghĩ và trả lời các câu hỏi:

+ Xác định giá trị nội dung và tư tưởng: tác phẩm ấy chứa đựng bao nhiêu nội dung? Đó là những nội dung nào? Qua mỗi nội dung, tác giả thể hiện thái độ, tình cảm gì? Nhà văn muốn gửi gắm thông điệp gì đến người đọc?

+ Xác định giá trị nghệ thuật: để làm nổi bật lên giá trị nội dung, nhà văn đã sử dụng những hình thức nghệ thuật nào? Thủ pháp nghệ thuật quan trọng nhất mà tác giả sử dụng để gây ấn tượng cho người đọc là thủ pháp gì? Chi tiết nào, hình ảnh nào,… làm em thích thú? Vì sao? Nhà văn đã sử dụng nghệ thuật gì ở đó?

b.2. Lập dàn ý

Dựa vào các ý đã tìm được, học sinh cần phác họa ra dàn ý sơ lược. Cần chú ý: khi lập dàn ý và triển khai các ý phải đảm bảo bố cục 3 phần của bài văn, nếu thiếu một phần, bài văn sẽ không hoàn chỉnh và bị đanh giá thấp.

Dưới đây là dàn ý cơ bản của một bài văn phân tích tác phẩm

* Mở bài:

- Giới thiệu vài nét về tác giả

- Giới thiệu hoàn cảnh ra đời tác phẩm, xuất xứ của tác phẩm.

- Giới thiệu luận đề cần giải quyết (cần bám sát vào đề bài để giới thiệu luận đề rõ ràng, chính xác. Luận đề cần dẫn lại nguyên văn yêu cầu của đề).

* Thân bài:

- Nêu luận điểm 1 – luận cứ 1 – luận cứ 2,…(Các luận điểm, luận cứ này chính là các ý 1,2,3,... ý a,b,c,… mà các thầy cô đã giảng dạy trong bài học về tác phẩm ấy)

- Nêu luận điểm 2 – luận cứ 2,… Cần chỉ ra giá trị nội dung thứ 2, trong đó chứa đựng giá trị nghệ thuật gì, giá trị tư tưởng tình cảm gì?...

Nhận định chung: khắc sâu giá trị tư tưởng – chỉ ra thành công về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm (so sánh với các tác phẩm khác cùng thời) và nêu hạn chế của nó (nếu có).

* Kết bài:

Khẳng định giá trị văn học của tác phẩm ở cả hai mặt nội dung và nghệ thuật

Sau khi lập xong dàn ý, học sinh cần phải biết dựng đoạn dựa theo các luận điểm vừa tìm ra.

Sưu tầm
 
Sửa lần cuối:

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top