Kiến thức cơ bản bài Lẽ ghét thương của Nguyễn Đình Chiểu

Đoạn trích Lẽ ghét thương của chương trình văn 11 đã nói lên những tình cảm yêu ghét rất phân minh, mãnh liệt và tấm lòng thương dân sâu sắc của tác giả Nguyễn Đình Chiểu. Dưới đây là kiến thức cơ bản về Lẽ ghét thương, mời bạn đọc tham khảo.

le-ghet-thuong~2.jpg

(Nguồn ảnh: Internet)

I. TÌM HIỂU CHUNG

1. Tác phẩm

a. Hoàn cảnh sáng tác

– Khoảng đầu những năm 50 của thế kỉ XIX khi ông bị mù về dạy học và chữa bệnh cho dân ở Gia Định.

b. Thể loại và nội dung

– Thể loại: truyện Nôm bác học nhưng mang nhiều tính chất dân gian

– Nội dung: xoay quanh cuộc xung đột giữa thiện và ác nhằm đề cao tinh thần nhân nghĩa, thể hiện khát vọng lí tưởng của tác giả và nhân dân đương thời về 1 xã hội tốt đẹp

→ Lục Vân Tiên là nhân vật tiêu biểu cho tinh thần và khát vọng ấy của nhân dân

2. Đoạn trích

a. Xuất xứ và nội dung đoạn trích

– Xuất xứ: trích từ câu 473 → 504 của tác phẩm (2082 câu)

– Nội dung: kể lại cuộc đối thoại giữa ông Quán và 4 chàng nho sinh (Vân, Tử Trực, Trịnh Hâm, Bùi Kiệm) khi họ cùng uống rượu và làm thơ trong quán của ông trước lúc vào trường thi.

b. Bố cục

– Phần 1: 6 câu đầu – đối thoại giữa ông Quán và Vân Tiên

– Phần 2: 10 câu tiếp – Lời ông Quán bàn về lẽ ghét

– Phần 3: 14 câu còn lại – Lời ông Quán bàn về lẽ thương

– Phần 4: 2 câu kết – tấm lòng và tư tưởng của tác giả

II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN

1. Đối thoại giữa ông Quán và Vân Tiên

– Hình tượng ông Quán:

+ Kinh sử đã từng

+ Lòng hằng xót xa

+ Hỏi…phải nói

→ Có dáng dấp nhà nho ở ẩn, làu thông kinh sử, tính tình bộc trực, yêu ghét phân minh rõ ràng. Ông Quán tiêu biểu cho trí tuệ, tình cảm và tư tưởng của nhân dân miền Nam và của chính nhà thơ. Ông Quán là một trong những hoá thân của cụ Đồ Chiểu. Một nhân vật phụ nhưng để người đọc nhớ mãi.

– Quan niệm thương ghét của ông Quán:

“vì chưng hay ghét cũng là hay thương” – mối quan hệ giữa thương và ghét. Thương là gốc, vì thương mà ghét.

→ đó là quan niệm hết sức phù hợp với tâm lí của con người cùng tồn tại trong một con người…

2. Lời ông Quán bàn về lẽ ghét

– Lời trực tiếp của ông Quán:

+ Ghét việc tầm phào: việc vu vơ, chẳng có nghĩa lí gì, chẳng đâu vào đâu.

+ Ghét vào tận tâm: ghét đến mức tột cùng

→ Việc tầm phào là việc chẳng có nghĩa lí gì, chẳng đâu vào đâu. Ông muốn chỉ cái việc nhỏ nhen của Bùi Kiệm, Trịnh Hâm , Tử Trự làm nhanh và hay lại ngờ là viết tùng cổ thi. Thực ra đó chỉ là cái cớ để ông bộc lộ quan điểm của mình về lẽ ghét thương.

– Đối tượng ghét:

+ Đời Kiệt, Trụ: mê dâm, hoang dâm vô độ. Vua Kiệt (cuối đời Hạ), Trụ (cuối đời Thương)cho đào ao rượu, núi thịt, đào hầm để bày trò dâm loạn.

+ Đời U, Lệ: đa đoan, lắm chuyện rắc rối. U, Lệ vương đa đoan (cuối thời Tây Chu) đã sai đốt lửa hiệu trên núi Li Sơn để quân chư hầu tưởng Kinh Đo có biến cùng kéo đến ứng cứu, cốt để người đẹp Bao Tự bật cười, cho người xé lụa cả ngày để Bao Tự nghe.

+ Đời Ngũ bá, thúc quý: lộn xộn, chia lìa, đổ nát, chiến tranh liên miên. 5 vua chư hầu thời Xuân Thu tranh giành ngôi bá chủ gây nên cảnh binh lửa loạn lạc khiến dân lành khốn đốn.

→ Điểm chung của các triều đại : Kẻ cầm quyền tranh giành quyền lực đẩy nhân dân vào nạn binh đao. Kẻ thì ăn chơi, hưởng thụ sa đoạ, người thì say sưa tranh giành quyền lục nhưng tất cả bọn chúng đều gây ra một hậu quả chung là đẩy nhân dân vào cuộc sống vô cùng khổ cực.

– Nghệ thuật:

+ Điệp từ, điệp ngữ: dân, ghét đời

+ Liệt kê: các triều đại chính quyền Trung Quốc

→ cơ sở: vì thương dân sâu sắc mà ông ghét đến tột cùng cảm xúc (cay, đắng, tận tâm), Mức độ ghét cũng rất dứt khoát, rõ ràng và quyết liệt, thể hiện thái độ không khoan nhượng, không dung tha đối với điều xấu.

3. Lẽ thương của ông Quán

– Đối tượng thương:

+ Khổng Tử: lận đận việc truyền đạo Nho.

+ Nhan Tử: hiếu học, đức độ nhưng chết sớm dở dang.

+ Gia Cát Lượng: có tài mưu lược lớn mà chí nguyện không thành, đến lúc mất đất nước vẫn bị chia ba.

+ Đổng Trọng Thư: có tài đức hơn người mà không được trọng dụng.

+ Nguyên Lượng (Đào Tiềm): cáo thượng, không cầu danh lợi, giỏi thơ văn nhưng phải chịu cảnh sống ẩn dật để giữ gìn khí tiết

+ Hàn Dũ: có tài văn chương chỉ vì dâng biểu can vua đừng quá mê tín đạo Phật mà bị đi đày…

+ Thầy Liêm, Lạc (Chu Đôn Di và Trình Di, Trình Hạo): làm quan nhưng không được tin dùng đành lui về dạy học.

→ Điểm chung: Họ là những bậc tiên hiền, thánh nhân, ngời sáng về tài năng và đạo đức, có chí muốn hành đạo giúp đời, giúp dân, nhưng đều không đạt sở nguyện.

– Nghệ thuật:

+ Điệp từ: thương (8 lần)

+ Liệt kê: bậc thánh nhân có tấm lòng vì dân

→ Cơ sở của tình cảm thương : Xuất phát từ tấm lòng thương dân sâu nặng, mong muốn cho dân được sống yên bình, hạnh phúc, người tài đức sẽ thực hiện được lí tưởng

4. Tấm lòng và tư tưởng của tác giả

– Nghệ thuật:

+ Tiểu đối: nửa phần ghét >< nửa phần thương

→ hai tình cảm thương ghét đan cài, tiếp nối sâu nặng trong tâm hồn tác giả; sự phân minh rõ ràng giữa hai trạng thái tình cảm.

– Cơ sở của 2 tình cảm này xuất phát từ cuộc đời, từ thực tế, từ tình cảm yêu thương nhân dân, mong muốn nhân dân được sống tự do thái bình.

Nhà thơ đã mượn chuyện bàn luận về ghét thương, về lịch sử để thể hiện thái độ của mình đối với cuộc đời. Việc ghét thương gắn chặt với quyền lợi của nhân dân lao động.

III. TỔNG KẾT

1. Nội dung

- Đoạn trích đã nói lên những tình cảm yêu ,ghét rất phân minh,mãnh liệt và tấm lòng thương dân sâu sắc của tác giả.

2.Nghệ thuật

- Lời thơ mộc mạc chân chất nhưng đậm đà cảm xúc

- Tác giả đã sử dụng rất thành công các phương tiện ngôn ngữ như điệp từ, từ láy, thành ngữ, tiểu đối để thể hiện thái độ ghét thương rất rõ ràng, dứt khoát và quyết liệt của mình. Đặc biệt nhà thơ đã sử dụng rất hiệu quả biện pháp nghệ thuật điệp từ ghét, thương và các từ ngữ biểu cảm như: ghét cay ghét đắng, sa sầm sẩy hang, lằng nhằng rối dân, phui pha, ngùi ngùi,…

Sưu tầm
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top