Kiểm soát năng lượng để nâng cao thành tích học tập, làm việc

rubi_mos2002

New member
Xu
0
Chúng ta đang sống trong một thời đại kỹ thuật số. Nhịp sống của chúng ta vội vàng, hối hả, không ngừng nghỉ. Hãy bắt đầu với một cuốn sách nổi tiếng “The power of full engagement: Managing energy, not time, is the key to high performance and personal renewal”. Các tác giả Jim Lochr và Tony Schwartz đã thay thuật ngữ “quản lý thời gian” bằng thuật ngữ “quản lý năng lượng.” Sự thay đổi của họ là có lý. Vì hầu hết chúng ta hoạt động phần lớn thời gian, nên năng lượng là nguồn lực quý giá nhất của chúng ta.

Các chuyên gia về kiểm soát năng lượng nói rằng bạn không thể kiểm soát được thời gian – mọi người đều có một khoảng thời gian cố định – nhưng bạn có thể kiểm soát được năng lượng của bạn. Và trong thực tế đó là trách nhiệm của bạn. Khi 1 ngày qua đi, tức là nó đã qua đi. Nhưng năng lượng của bạn có thể được phục hồi lại. Nó không chỉ nói về việc quản lý thời gian hoặc sự chú ý của bạn, nó nói về việc có đủ năng lượng để làm những việc bạn cần làm.

Rõ ràng là có một số thứ gây cạn kiệt năng lượng: những tin xấu, bệnh tật, xung đột trong mối quan hệ, những rắc rối, những ngày mưa. Tương tự, có một số thứ làm tăng năng lượng, đem lại sinh lực cho bạn: một công việc mới, những người bạn tốt, âm nhạc, tiếng cười, trái cây, café. Nhận ra những thứ gây cạn kiệt năng lượng hoặc đem lại năng lượng cho bạn để bạn biết khi nào và làm thế nào để bổ sung năng lượng. Các chuyên gia về quản lý năng lượng nói rằng đó không chỉ là việc tiêu dùng thời gian mà nó nói về việc tiêu dùng năng lượng.

- Năng lượng thể chất
- Năng lượng cảm xúc
- Năng lượng tinh thần
- Năng lượng tâm linh

Năng lượng có nhiều khía cạnh. Chạy 100 dặm sẽ làm bạn cạn kiệt năng lượng thể chất chứ không cạn kiệt năng lượng tinh thần và cảm xúc, đúng không?

Nói về 4 khía cạnh của năng lượng, hãy xem xét kĩ hơn về 2 kiểu năng lượng đầu tiên. Để học tập tốt, bạn cần có năng lượng thể chất và năng lượng cảm xúc. Năng lượng thể chất được đánh giá theo quan điểm số lượng. Bạn có bao nhiêu năng lượng – rất nhiều hay là rất ít? Năng lượng cảm xúc, ngược lại, được đánh giá bởi chất lượng. Bạn có kiểu năng lượng cảm xúc gì – tích cực hay tiêu cực? Nếu bạn đặt chúng lại với nhau trong 1 biểu đồ có 2 chiều kích với số lượng là trục thẳng đứng và chất lượng là trục nằm ngang, bạn có được biểu đồ như hình bên dưới:



Khi bạn hoạt động với năng lượng cao, tích cực thì bạn làm việc có năng suất nhất. Câu hỏi là: làm thế nào bạn đạt được mức năng lượng đó? Làm thế nào bạn chắc chắn rằng mình có năng lượng thể chất và cảm xúc để bạn có thể học tập tốt nhất?

Năng lượng thể chất

1. Bạn có để ý những thời điểm nào trong ngày mà bạn dễ dàng để tập trung hơn những thời điểm khác? Chú ý nhịp sinh học của cơ thể bạn. Lên kế hoạch làm những hoạt động đòi hỏi sự tỉnh táo của bạn trong những khoảng thời gian bạn có năng suất cao nhất. Sử dụng những thời gian bạn có năng lượng thấp để làm những việc vặt đòi hỏi ít năng lượng tinh thần.

2. Ăn, ngủ (xem sách)

Năng lượng cảm xúc

1. Nói chuyện với những người chúng ta quan tâm là một trong những cách để phục hồi năng lượng cảm xúc.

2. Hầu hết mọi người sử dụng tivi (hoặc facebook, lướt net) như hình thức phục hồi năng lượng cảm xúc chính của họ. Hãy thử những hoạt động có tính dấn thân khác như ca hát hoặc đọc sách hoặc chơi thể thao.


Nguồn:
Dịch từ trang 75 sách FOCUS on College Success, 3rd ed bởi Constance C. Staley.
 
Cảm ơn bạn rubi,

Bài này rất có ích đối với mình.

Theo mình thì cần nghiên cứu sâu hơn trong việc phát triển và kiểm soát nguồn năng lượng. Mỗi người có một cơ địa riêng, suy ra có những cách kiểm soát năng lượng riêng. Liệu có cách kiểm soát và trao đổi năng lượng trong một nhóm cá nhân?
 
Theo mình, kiểm soát cảm xúc là quan trọng nhât. Ví dụ, nếu trong một nhóm có một người bị stress, lo lắng, tức giận...thì họ sẽ lây cảm xúc đó sang những người khác trong nhóm, kéo năng lượng của nhóm xuống. Còn nếu những người trong nhóm đều vui vẻ, lạc quan...thì sẽ làm những người xung quanh cảm thấy tốt hơn.


Nếu bạn là một người lãnh đạo của nhóm thì bạn cần nhận ra người nào trong nhóm đang có tâm trạng tiêu cực để giúp đỡ họ, hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của họ đến toàn bộ nhóm. Và nhà lãnh đạo cũng cần kiểm soát cảm xúc tiêu cực ở chính mình để không lây cho nhóm.


Nếu bạn là một thành viên của nhóm thì bạn cần kiểm soát stress của bản thân để nó không tác động đến mọi người xung quanh. Nghiên cứu cho thấy trầm cảm, lo lắng dễ lây lan. Khi bạn đang bị stress thì bạn nên hạn chế tiếp xúc với mọi người, bạn cần xử lý stress của mình trước khi gặp gỡ mọi người. Hoặc nếu bạn tiếp xúc với một người đang bị stress, lo lắng, tức giận...thì bạn cần tránh không để cho cảm xúc tiêu cực của họ tác động đến mình. Ý là bạn cần có một thành trì tâm lý vững chắc để không bị cuốn theo cảm xúc của họ. Điều đó không chỉ tốt cho bạn mà còn cho những người xung quanh.
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top