rubi_mos2002
New member
- Xu
- 0
Bạn không thể tránh những thứ không chắc chắn và không biết. Những tình trạng đó là một phần của cuộc sống, giống như cái chết và nộp thuế. Bạn không thể biết chính xác tương lai hoặc kết quả của những nỗ lực của bạn để làm sáng tỏ những thứ không chắc chắn. Tuy nhiên, bạn có thể dự đoán những việc bạn có thể làm và sẽ làm để xử lý sự không chắc chắn.
Cách bạn tiếp cận những tình trạng không chắc chắn cho biết liệu bạn đang cảm thấy bi đe dọa hay thử thách.
Nếu bạn thấy nhiều tình trạng không chắc chắn như là đang đe dọa sự ổn định của bạn, thì bạn có thể cảm thấy lo lắng trước sự không chắc chắn. Lo lắng trước sự không chắc chắn còn nhiều hơn cả cảm xúc sợ hãi về điều gì đó bạn chưa từng thử trước đây hoặc thận trọng về việc mạo hiểm đi vào lãnh địa không quen thuộc. Một sự lo lắng kéo dài trước sự không chắc chắn làm cạn kiệt thời gian và những nguồn lực của bạn mà bạn không thu được lợi ích lành mạnh. Trạng thái suy nghĩ, cảm xúc và hành động này là một chất xúc tác cho những quyết định bốc đồng và kìm hãm.
Khi nỗi lo trước sự không chắc chắn can thiệp vào những mục tiêu và sở thích của bạn, bạn có thể cảm thấy giống như đang trôi lơ lửng trên một biển nước không chắc chắn, bị đánh bởi những con sóng. Sau đây là 3 con sóng có thể nhận thấy:
1. Bạn sợ đối mặt với những tình huống có sự phức tạp và không chắc chắn và bạn tin là mình có nhiều rủi ro và tin là mình có thể không đủ giỏi trong việc làm sáng tỏ nan đề.
2. Bạn hoài nghi về bản thân khi bạn do dự, không muốn ra quyết định.
3. Bạn trì hoãn cho đến khi bạn có một sự đảm bảo rằng bạn an toàn để hành động. Và bạn phải chờ đợi rất lâu.
Làm thế nào bạn chấm dứt được cảm giác lo lắng về sự không chắc chắn ở những tình huống bạn xem là mơ hồ, phức tạp hoặc đầy những thứ chưa biết? Hãy xem một ví dụ về nỗi lo trước những tình huống không chắc chắn. Sau đó, tôi sẽ chia sẻ một số quan điểm về làm thế nào mà cách nghĩ về sự không chắc chắn có thể gây ra lo lắng. Tiếp theo tôi sẽ mô tả một cách đương đầu gồm 5 bước để đánh bại nỗi lo trước sự không chắc chắn.
Những tình huống không chắc chắn
Nỗi lo trước sự không chắc chắn có thể xuất hiện ở những tình huống khác nhau. Sau đây là 5 tình huống:
1. Bạn có hai đối tác cho mối quan hệ tình cảm và bạn thực sự quan tâm đến cả hai. Bạn thấy sợ trước ý nghĩ mắc phải một sai lầm lớn khi chọn người này, bỏ người kia, hoặc bỏ cả hai người. Bạn chờ đợi để có thêm nhiều thông tin. Đồng thời, bạn biết rằng nếu bạn không đưa ra một lựa chọn thì bạn sẽ mất cả hai người.
2. Bạn có một sự lựa chọn giữa việc quay lại trường đại học và tiếp tục làm công việc bế tắc hiện tại của bạn. Bạn không biết chắc chắn liệu bạn sẽ thành công ở trường đại học. Bạn biết bạn sẽ thành công trong công việc.
3. Một người quen mời bạn tham dự một bữa tiệc. Bạn không biết ai sẽ có mặt ở đó. Bạn biết bạn sẽ ngượng ngịu khi gặp những người lạ.
4. Bạn mua một máy quay phim với nhiều tính năng phức tạp. Bạn không biết làm sao để sử dụng hầu hết những tính năng đó. Bạn thấy lo vì sự vụng về và thật dớ dẩn khi bạn cố tìm hiểu những tính năng mới.
5. Bạn không biết lý do tại sao bạn đang ở đây trên trái đất. Bạn không chắc chắn về những việc gì là có ý nghĩa để bạn làm.
Mỗi tình huống ví dụ trên có những đặc điểm riêng của nó. Ví dụ chọn lựa giữa hai đối tác tình cảm khác với việc cố gắng tìm ra vị trí của bạn trong vũ trụ. Tuy nhiên, nỗi lo trước những tình huống không chắc chắn có thể chia sẻ những đặc điểm chung, ví dụ như nỗi lo về việc cam kết bản thân bạn với một người, hoặc cam kết bản thân bạn với một hướng đi cụ thể trong cuộc đời. Trong cả hai trường hợp, bạn có thể cảm thấy tê liệt vì sợ mắc sai lầm.
Sẽ có lợi cho bạn nếu bạn biết những đặc điểm cốt lõi có thể xuất hiện trong những nỗi lo khác nhau trước sự không chắc chắn. Hãy so sánh những kinh nghiệm của bạn với mỗi ví dụ sau. Kinh nghiệm nào phù hợp?
1. Bạn chìm đắm vào những mối nguy hiểm tưởng tượng, không có căn cứ, gây nguy hiểm cho hình ảnh bản thân và sự an toàn cảm xúc của bạn.
2. Bạn nghĩ rằng vì bạn không chắc chắn về những gì cần làm nên bạn không thể đương đầu tốt. (Nếu bạn tin là bạn có thể đương đầu với sự không chắc chắn, bạn có lẽ sẽ không cảm thấy lo.)
3. Bạn do dự và trì hoãn dấn thấn vào những hoạt động để làm giảm sự không chắc chắn. Ví dụ, bạn có thấy bạn nói với bản thân là bạn cần thêm thông tin và sẽ hành động sau này?
4. Bạn ưu tiên những hoạt động an toàn trước những kinh nghiệm mới thú vị, mang tính thách thức, quan trọng và có lợi.
Không có giải pháp chung mà ở đó có một phương pháp đúng phù hợp với mọi nỗi lo trước sự không chắc chắn. Tuy nhiên, bạn phải bắt đầu ở đâu đó nếu bạn muốn giảm bớt nỗi lo trước sự không chắc chắn. Hãy bắt đầu với phương pháp đương đầu chủ động.
5 bước của phương pháp đương đầu chủ động
Trong đương đầu chủ động, bạn chuẩn bị cho bản thân đương đầu để làm giảm bớt, ngăn ngừa hoặc can thiệp để kiềm chế nỗi lo trước sự không chắc chắn. Sau đây là một số bước đương đầu chủ động ví dụ:
Bước 1: Trong những tình huống sắp đến, khi mà thông tin của bạn còn thiếu , hãy chấp nhận sự mơ hồ và sự không chắc chắn như một phần tự nhiên của cuộc sống và sự học hỏi. Bạn sẽ không nhìn thấy bức tranh trọn vẹn cho đến khi bạn dấn thân vào thử thách. Bạn sẽ học được nhiều hơn bằng cách tiến hành hành động hơn là chờ đợi sự đảm bảo.
Bước 2: Quyết định Làm gì, khi nào và Như thế nào bạn sẽ đương đầu chủ động. Chọn lĩnh vực cấp bách nhất của bạn mà ở đó bạn sẽ chịu rủi ro khi do dự không hành động. Đó là ‘Làm gì’ của bạn. Chọn một thời điểm để bắt đầu đương đầu chủ động. Đó là ‘Khi nào’ của bạn. Xác định bạn sẽ làm việc gì trước tiên, và sau đó bạn sẽ làm gì tiếp theo. Đây là ‘Như thế nào’ của bạn. Điều chỉnh những việc bạn làm khi bạn tiến hành hành động.
Bước 3: Nghĩ về những thứ có khả năng cao xảy ra trên con đường của bạn, ví dụ như suy nghĩ lo lắng khi bạn nói với bản thân là bạn không thể đương đầu với sự không chắc chắn. Đi đến một kế hoạch cho mỗi trở ngại đó. Sau đó kiểm tra kế hoạch đó với thực tế. Ví dụ, một cách để chiến đấu với nỗi lo trước sự không chắc chắn là đánh giá về sự không chắc chắn. Hỏi bản thân, xác suất cho một việc xảy ra là gì? Nếu bạn không có câu trả lời, hãy hỏi câu hỏi khác: “Mục đích nào được thỏa mãn khi hành hạ bản thân tôi về một việc nào đó sẽ cần có thời gian để hiểu được nó?”
Bước 4: Xây dựng động lực cho việc giải quyết những sự không chắc chắn bằng cách cố tình dấn thân vào những vấn đề ý nghĩa với những điều phức tạp và chưa biết. Bạn sẽ làm bất kì việc gì hợp lý dù quá trình và kết quả là không chắc chắn. Quyết định bạn sẽ bắt đầu ở đâu, sau đó bắt đầu (bạn phải tiến hành bước đầu tiên trước khi bạn có thể làm tiếp bước hai).
Bước 5: Nhắc bản thân rằng bạn đang làm bài tập này để huấn luyện bản thân chấm dứt sự do dự và phát triển một nền tảng cho việc quyết định những bước hành động mới để làm giảm sự không chắc chắn và giải thoát bản thân khỏi cái bẫy của sự trì hoãn.
Nguồn
Uncertainty, Anxiety, Indecision, and Procrastination
How to conquer anxiety over uncertainty
Published on August 29, 2013 by Dr. Bill Knaus, Ed.D. in Science and Sensibility
PsychologyToday
Cách bạn tiếp cận những tình trạng không chắc chắn cho biết liệu bạn đang cảm thấy bi đe dọa hay thử thách.
Nếu bạn thấy nhiều tình trạng không chắc chắn như là đang đe dọa sự ổn định của bạn, thì bạn có thể cảm thấy lo lắng trước sự không chắc chắn. Lo lắng trước sự không chắc chắn còn nhiều hơn cả cảm xúc sợ hãi về điều gì đó bạn chưa từng thử trước đây hoặc thận trọng về việc mạo hiểm đi vào lãnh địa không quen thuộc. Một sự lo lắng kéo dài trước sự không chắc chắn làm cạn kiệt thời gian và những nguồn lực của bạn mà bạn không thu được lợi ích lành mạnh. Trạng thái suy nghĩ, cảm xúc và hành động này là một chất xúc tác cho những quyết định bốc đồng và kìm hãm.
Khi nỗi lo trước sự không chắc chắn can thiệp vào những mục tiêu và sở thích của bạn, bạn có thể cảm thấy giống như đang trôi lơ lửng trên một biển nước không chắc chắn, bị đánh bởi những con sóng. Sau đây là 3 con sóng có thể nhận thấy:
1. Bạn sợ đối mặt với những tình huống có sự phức tạp và không chắc chắn và bạn tin là mình có nhiều rủi ro và tin là mình có thể không đủ giỏi trong việc làm sáng tỏ nan đề.
2. Bạn hoài nghi về bản thân khi bạn do dự, không muốn ra quyết định.
3. Bạn trì hoãn cho đến khi bạn có một sự đảm bảo rằng bạn an toàn để hành động. Và bạn phải chờ đợi rất lâu.
Làm thế nào bạn chấm dứt được cảm giác lo lắng về sự không chắc chắn ở những tình huống bạn xem là mơ hồ, phức tạp hoặc đầy những thứ chưa biết? Hãy xem một ví dụ về nỗi lo trước những tình huống không chắc chắn. Sau đó, tôi sẽ chia sẻ một số quan điểm về làm thế nào mà cách nghĩ về sự không chắc chắn có thể gây ra lo lắng. Tiếp theo tôi sẽ mô tả một cách đương đầu gồm 5 bước để đánh bại nỗi lo trước sự không chắc chắn.
Những tình huống không chắc chắn
Nỗi lo trước sự không chắc chắn có thể xuất hiện ở những tình huống khác nhau. Sau đây là 5 tình huống:
1. Bạn có hai đối tác cho mối quan hệ tình cảm và bạn thực sự quan tâm đến cả hai. Bạn thấy sợ trước ý nghĩ mắc phải một sai lầm lớn khi chọn người này, bỏ người kia, hoặc bỏ cả hai người. Bạn chờ đợi để có thêm nhiều thông tin. Đồng thời, bạn biết rằng nếu bạn không đưa ra một lựa chọn thì bạn sẽ mất cả hai người.
2. Bạn có một sự lựa chọn giữa việc quay lại trường đại học và tiếp tục làm công việc bế tắc hiện tại của bạn. Bạn không biết chắc chắn liệu bạn sẽ thành công ở trường đại học. Bạn biết bạn sẽ thành công trong công việc.
3. Một người quen mời bạn tham dự một bữa tiệc. Bạn không biết ai sẽ có mặt ở đó. Bạn biết bạn sẽ ngượng ngịu khi gặp những người lạ.
4. Bạn mua một máy quay phim với nhiều tính năng phức tạp. Bạn không biết làm sao để sử dụng hầu hết những tính năng đó. Bạn thấy lo vì sự vụng về và thật dớ dẩn khi bạn cố tìm hiểu những tính năng mới.
5. Bạn không biết lý do tại sao bạn đang ở đây trên trái đất. Bạn không chắc chắn về những việc gì là có ý nghĩa để bạn làm.
Mỗi tình huống ví dụ trên có những đặc điểm riêng của nó. Ví dụ chọn lựa giữa hai đối tác tình cảm khác với việc cố gắng tìm ra vị trí của bạn trong vũ trụ. Tuy nhiên, nỗi lo trước những tình huống không chắc chắn có thể chia sẻ những đặc điểm chung, ví dụ như nỗi lo về việc cam kết bản thân bạn với một người, hoặc cam kết bản thân bạn với một hướng đi cụ thể trong cuộc đời. Trong cả hai trường hợp, bạn có thể cảm thấy tê liệt vì sợ mắc sai lầm.
Sẽ có lợi cho bạn nếu bạn biết những đặc điểm cốt lõi có thể xuất hiện trong những nỗi lo khác nhau trước sự không chắc chắn. Hãy so sánh những kinh nghiệm của bạn với mỗi ví dụ sau. Kinh nghiệm nào phù hợp?
1. Bạn chìm đắm vào những mối nguy hiểm tưởng tượng, không có căn cứ, gây nguy hiểm cho hình ảnh bản thân và sự an toàn cảm xúc của bạn.
2. Bạn nghĩ rằng vì bạn không chắc chắn về những gì cần làm nên bạn không thể đương đầu tốt. (Nếu bạn tin là bạn có thể đương đầu với sự không chắc chắn, bạn có lẽ sẽ không cảm thấy lo.)
3. Bạn do dự và trì hoãn dấn thấn vào những hoạt động để làm giảm sự không chắc chắn. Ví dụ, bạn có thấy bạn nói với bản thân là bạn cần thêm thông tin và sẽ hành động sau này?
4. Bạn ưu tiên những hoạt động an toàn trước những kinh nghiệm mới thú vị, mang tính thách thức, quan trọng và có lợi.
Không có giải pháp chung mà ở đó có một phương pháp đúng phù hợp với mọi nỗi lo trước sự không chắc chắn. Tuy nhiên, bạn phải bắt đầu ở đâu đó nếu bạn muốn giảm bớt nỗi lo trước sự không chắc chắn. Hãy bắt đầu với phương pháp đương đầu chủ động.
5 bước của phương pháp đương đầu chủ động
Trong đương đầu chủ động, bạn chuẩn bị cho bản thân đương đầu để làm giảm bớt, ngăn ngừa hoặc can thiệp để kiềm chế nỗi lo trước sự không chắc chắn. Sau đây là một số bước đương đầu chủ động ví dụ:
Bước 1: Trong những tình huống sắp đến, khi mà thông tin của bạn còn thiếu , hãy chấp nhận sự mơ hồ và sự không chắc chắn như một phần tự nhiên của cuộc sống và sự học hỏi. Bạn sẽ không nhìn thấy bức tranh trọn vẹn cho đến khi bạn dấn thân vào thử thách. Bạn sẽ học được nhiều hơn bằng cách tiến hành hành động hơn là chờ đợi sự đảm bảo.
Bước 2: Quyết định Làm gì, khi nào và Như thế nào bạn sẽ đương đầu chủ động. Chọn lĩnh vực cấp bách nhất của bạn mà ở đó bạn sẽ chịu rủi ro khi do dự không hành động. Đó là ‘Làm gì’ của bạn. Chọn một thời điểm để bắt đầu đương đầu chủ động. Đó là ‘Khi nào’ của bạn. Xác định bạn sẽ làm việc gì trước tiên, và sau đó bạn sẽ làm gì tiếp theo. Đây là ‘Như thế nào’ của bạn. Điều chỉnh những việc bạn làm khi bạn tiến hành hành động.
Bước 3: Nghĩ về những thứ có khả năng cao xảy ra trên con đường của bạn, ví dụ như suy nghĩ lo lắng khi bạn nói với bản thân là bạn không thể đương đầu với sự không chắc chắn. Đi đến một kế hoạch cho mỗi trở ngại đó. Sau đó kiểm tra kế hoạch đó với thực tế. Ví dụ, một cách để chiến đấu với nỗi lo trước sự không chắc chắn là đánh giá về sự không chắc chắn. Hỏi bản thân, xác suất cho một việc xảy ra là gì? Nếu bạn không có câu trả lời, hãy hỏi câu hỏi khác: “Mục đích nào được thỏa mãn khi hành hạ bản thân tôi về một việc nào đó sẽ cần có thời gian để hiểu được nó?”
Bước 4: Xây dựng động lực cho việc giải quyết những sự không chắc chắn bằng cách cố tình dấn thân vào những vấn đề ý nghĩa với những điều phức tạp và chưa biết. Bạn sẽ làm bất kì việc gì hợp lý dù quá trình và kết quả là không chắc chắn. Quyết định bạn sẽ bắt đầu ở đâu, sau đó bắt đầu (bạn phải tiến hành bước đầu tiên trước khi bạn có thể làm tiếp bước hai).
Bước 5: Nhắc bản thân rằng bạn đang làm bài tập này để huấn luyện bản thân chấm dứt sự do dự và phát triển một nền tảng cho việc quyết định những bước hành động mới để làm giảm sự không chắc chắn và giải thoát bản thân khỏi cái bẫy của sự trì hoãn.
Nguồn
Uncertainty, Anxiety, Indecision, and Procrastination
How to conquer anxiety over uncertainty
Published on August 29, 2013 by Dr. Bill Knaus, Ed.D. in Science and Sensibility
PsychologyToday