Không cần đến 70.000 tỷ đồng để viết sách giáo khoa mới

  • Thread starter Thread starter chp
  • Ngày gửi Ngày gửi

chp

Banned
Xu
0
Dù đề xuất cần sớm tiến hành viết lại sách giáo khoa nhưng các trí thức thủ đô cho rằng, hãy để cho các nhà xuất bản và các nhóm tác giả cạnh tranh nhau qua chất lượng các bộ sách và Nhà nước khỏi tốn 70.000 tỷ đồng.


Sáng 29/9, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội tổ chức hội thảo "Trí thức thủ đô với việc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục Việt Nam". Các giáo sư đầu ngành, những người tâm huyết với giáo dục đã phân tích thực trạng, đề xuất phương án, hướng đi phù hợp cho ngành giáo dục hiện nay. Đề xuất viết sách giáo khoa mới cũng nhận được nhiều ý kiến đóng góp.

GS Nguyễn Lân Dũng (Phó chủ nhiệm Hội đồng tư vấn Khoa học - Giáo dục, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam) chia sẻ, ông đã mua trên 70 cuốn sách Sinh học bậc phổ thông của các nước và thấy chương trình của Việt Nam không giống nước nào, vừa nặng lại vừa thấp.

Theo GS Lân Dũng, việc in sách giáo khoa nên để cho từng nhóm tác giả và từng nhà xuất bản làm. Còn việc lựa chọn bộ sách nào để giảng dạy, để học là tùy thầy cô và học sinh. Chỉ có cạnh tranh khoa học lành mạnh như vậy mới mới mong sớm có được những bộ sách giáo khoa tốt.

Theo các nhà giáo, 70.000 tỷ đồng để viết sách là số tiền quá lớn. Nếu giao lại nhiệm vụ này cho các hiệp hội khoa học làm ngay thì sẽ có sách mới chất lượng và không tốn nhiều tiền.

"Tôi nghe nói đến năm 2015 mới bàn lại chương trình giáo dục phổ thông, sau đó là thí điểm chương trình, rồi thí điểm viết lại bộ sách giáo khoa, sau đó lại thí điểm sử dụng. Có thể khi đó tôi không còn tồn tại nữa rồi", GS Lân Dũng nói và khẳng định, không cần đến 70.000 tỷ đồng để viết sách giáo khoa mới như dự án Bộ Giáo dục công bố.

Để viết sách giáo khoa mới, nhà giáo này cho rằng, nên dựa vào các Hội Khoa học chuyên ngành để lựa chọn những chuyên gia giỏi, kết hợp với thầy cô giáo có kinh nghiệm lâu năm biên soạn ngay một chương trình mới. Bộ Giáo dục chỉ cần xin chương trình phổ thông của những nước đáng học hỏi để tham khảo kinh nghiệm... Chương trình sau khi biên soạn xong thì đưa ra lấy ý kiến rộng rãi trước khi thông qua hội đồng quốc gia đầy đủ tín nhiệm.

"Hãy để cho các nhà xuất bản và các nhóm tác giả cạnh tranh nhau qua chất lượng các bộ sách giáo khoa khác nhau và Nhà nước không phải tốn kinh phí về chuyện này. Bộ sách nào hay sẽ được tái bản nhiều lần và ngược lại. Tôi mong việc này có thể làm ngay mà không cần phải chờ đến năm 2015", GS Lân Dũng đề xuất.

Hơn 40 năm làm nghề dạy học, nhà giáo nhân dân Khổng Doãn Điền cho rằng, không nên coi sách giáo khoa là trọng tâm của đổi mới giáo dục, và càng không thể đồng tình với dự án đổi mới sách giáo khoa với số tiền 70.000 tỷ đồng, trong khi đất nước chúng ta còn nhiều khó khăn, và Đảng và Nhà nước cũng đã dành cho giáo dục nhiều ưu ái.

"Số tiền dự định cho sách giáo khoa nên dành để đầu tư trường, lớp và cho vùng sâu, miền núi. Tôi đã nhiều lần chứng kiến sự gian khổ của các thầy cô giáo miền xuôi lên cắm bản, cần phải dành cho họ sự ưu tiên nhất định, nếu không làm được việc đó thì chưa thể đổi mới", thầy Điền nói.

Là một trong những người đầu tiên tham gia Ban Tu thư của Bộ Giáo dục, Nhà giáo nhân dân Lê Hải Châu cho hay, năm 1956, ở vùng tự do, hệ thống giáo dục phổ thông là 9 năm, ở vùng bị tạm chiếm là 12 năm nên Ban Tu thư có nhiệm vụ biên soạn chương trình mới theo hệ thống giáo dục phổ thông 10 năm (4 năm cấp một, 3 năm cấp hai và 3 năm cấp ba), và viết sách giáo khoa mới các môn học từ lớp 1 đến lớp 10 (triển khai đồng thời).

Những người được điều động về công tác ở Ban Tu thư là cán bộ, giáo viên giỏi, đa số tốt nghiệp tú tài, biết tiếng Pháp và tiếng Nga. Trưởng ban đầu tiên là ông Thành Thế Vỹ và người cuối cùng là GS Hoàng Tụy. Ban chia thành nhiều tiểu ban gồm tiểu ban cấp 1, cấp 2 - 3 khoa học xã hội, cấp 2 - 3 khoa học tự nhiên...

Theo thầy Châu, khi biên soạn chương trình mới, các tổ cấp một, hai, ba phải trao đổi với nhau để thống nhất mức độ các môn học từng cấp, từng lớp, kể cả danh từ chuyên môn và cách hành văn. Chương trình mới của mỗi môn học đều cấu tạo thống nhất. Do cùng ăn, cùng ở tại cơ quan nên trong quá trình viết, tổ toán cấp 2 - 3 thường xuyên trao đổi với tổ toán cấp 1 nhằm thống nhất cách viết, cách hành văn, các đề mục, cách ra bài tập, câu hỏi, cách ôn tập, kiểm tra...

Thầy Lê Hải Châu cho rằng, viết sách cần viết đồng bộ, tập trung, và phải trao đổi giữa các cấp, các bộ môn.

Lúc bấy giờ, sách giáo khoa thường có ít nhất hai người biên soạn, khi cần có thể mời thêm một số giáo viên giỏi tham gia. Toán chủ yếu dựa vào tài liệu của Liên Xô (cũ) và Pháp, đồng thời tham khảo thêm chương trình của Trung Quốc, Anh và của vùng bị tạm chiếm. Ban Tu thư cũng cử một số tổ trưởng các môn dạy thí điểm sách giáo khoa mới tại các trường cấp 3 của Hà Nội. Nhờ đó kịp thời chỉnh lý nội dung kiến thức, mức độ câu hỏi và bài tập, phương pháp trình bày sao cho dễ nhớ, dễ hiểu, gắn với thực tiễn và vận dụng tốt.

Từ cách viết sách giáo khoa đó, nhà giáo Lê Hải Châu đúc rút một số kinh nghiệm như, sách giáo khoa phải cùng lúc biên soạn chương trình mới ở tất cả các môn từ lớp 1 đến lớp 10 và viết sách tập trung, không làm kiểu cuốn chiếu hoặc chia giai đoạn. Trong quá trình làm việc phải luôn trao đổi với nhau giữa các môn, các cấp kể cả giữa khoa học tự nhiên và khoa học xã hội.

"Ban Tu thư lúc đó có thể coi là một gia đình đoàn kết, đầy trách nhiệm vì sự nghiệp chung. Mỗi thành viên đều có trình độ chuyên môn vững vàng, có nhiều kinh nghiệm sư phạm nhưng lại rất khiêm tốn, làm việc say sưa, vô tư và không hề đòi hỏi đãi ngộ", thầy Châu nói.

Với kinh phí eo hẹp nhưng khi hòa bình được lập lại ở miền Bắc, Ban Tu thư của Bộ Giáo dục đã hoàn thành khối lượng lớn về biên soạn chương trình và viết sách giáo khoa cho hệ thống giáo dục phổ thông mới. Bộ sách này đã đáp ứng kịp thời và có chất lượng yêu cầu của ngành giáo dục nước ta trong nhiều thập niên. Các sách giáo khoa được tái bản vài chục năm, như sách toán tái bản hơn 30 lần, phục vụ nhiều thế hệ học sinh.

Nhà giáo nhân dân Lê Hải Châu cho rằng, ngành giáo dục đã đến lúc phải làm lại chương trình các môn học, mạnh dạn bỏ những nội dung ôm đồm, không thiết thực, xa rời thực tiễn, không phục vụ cuộc sống, thiếu hệ thống trong từng cấp và giữa các cấp, giữa các môn khoa học tự nhiên và khoa học xã hội.

"Cần phải huy động một đội ngũ cán bộ, giáo viên thực sự giỏi chuyên môn và có nhiều kinh nghiệm sư phạm để viết sách giáo khoa, tránh để sai kiến thức, đưa vào những nội dung rườm rà, vô bổ, không thiết thực, mâu thuẫn, diễn đạt khó hiểu như sách giáo khoa hiện hành", thầy Châu đề xuất.

Theo vnexpress



Suốt ngày thay sách thay sách, HS và GV đều nãn.... :02.47-tranquillity:
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top