“Không cần bố mẹ giúp, con có thể tự mặc được!” – bạn có biết cách tìm ra mặt phải của chiếc áo không?
1.Chiếc áo của Văn Văn
Hôm nay là thứ ha. Buổi sáng, bé Văn Văn 4 tuổi đang mặc một chiếc áo lông nhỏ xinh mà hôm qua mẹ mới mua về cho bé, bé rất thích nó, nhưng Văn Văn lại không biết mặc nó như thế nào, mặt nào là mặt trái, mặt nào là mặt phải đây?
“Con biết mặc rồi!”, cô bé kiên nhẫn mặc thử. 5 phút trôi qua, Văn Văn vẫn cố sức để mặc trong khi mẹ đang rất vội, mẹ phải đưa Văn Văn đi nhà trẻ, phải có mặt tại công sở lúc 8h.
“Mẹ sẽ giúp con”, vừa nói bà vừa đưa tay vào giúp cho cô bé.
“Không”, Văn Văn thét lên, “Con biết mặc mà!”
Một lát sau, Văn Văn đã mặc được chiếc áo, nhưng đáng tiếc, cô bé lại mặc ngược áo rồi. Văn Văn bắt đầu khóc, cô bé quyết định cởi chiếc áo ra. Càng vội, hơi thở của cô bé càng gấp gáp hơn.
“Văn Văn, thời gian không còn nhiều nữa đâu, đừng cố nữa. Lại đây mẹ giúp cho nào, mẹ sẽ chỉ cho con cách để mặc áo thế nào nhé!”. Mẹ xem lại đồng hồ, ngữ khí đã bắt đầu nặng nề rồi.
“Không!” Văn Văn lùi lại cạnh giường, nó không muốn thất bại.
“Đứa trẻ này sao lại không nghe lời mẹ chứ!”, mẹ phát cáu, bế Văn Văn lên: “Bây giờ mẹ không có thời gian lôi thôi với con nữa!”, mẹ vừa nói vừa nắm tay Văn Văn xỏ áo vào, Văn Văn vùng vẫy không chịu, ý muốn cưỡng lại thoát khỏi mẹ: “Không! Không! Con muốn tự mặc cơ!” Văn Văn bị mẹ đánh cho một cái, khóc toáng lên, cự tuyệt không chịu mặc chiếc áo nữa.
Những đứa bé còn nhỏ thường muốn tự mình làm chủ tất cả, đây chính là biểu hiện của sự phát triển ý thức. Chúng muốn tự mình làm lấy, trên thực tế chúng có thể làm được, càng nhiều càng tốt. Nếu như bạn cố ý giúp nó mặc áo một cách thô bạo, rốt cuộc, làm cho trẻ cảm thấy mất hết hứng thú và mong muốn, nó có thể cáu giận chống cự lại bạn. Trẻ con mong muốn được làm chủ chính mình, hãy cho chúng một chút không gian của sự trưởng thành, hãy để chúng biết rằng bạn cũng mong muốn chúng trưởng thành lắm, cho nó một quyền lực nhất định, nó sẽ không cảm thấy thất bại, đồng thời, cũng không ngoan cố chống lại bạn nữa mà dễ dàng kiên nhẫn, nhận ra vấn đề hay thay đổi nhìn nhận.
Cần ghi nhớ rằng, khi trẻ đối diện với thất bại, cách bảo vệ thể diện cho chúng là làm cho chúng hiểu được vấn đề, giúp chúng tiếp tục học tập.
Quay lại trường hợp của Văn Văn, mẹ có thể thay đổi cách nói như sau:
Khi Văn Văn đã thử cố lần nữa nhưng không thành công, mẹ bình tĩnh nói với bé rằng: “Mẹ đã thấy con mặc được rất nhiều quần áo rồi, mẹ biết rằng con biết cách mặc, nhưng chẳng qua chiếc áo này hơi đặc biệt, rất khó mặc, hãy để mẹ nghĩ xem, chúng ta nên mặc như thế nào nhé?”
Lúc này, Văn Văn có thể hơi ấm ức một chút xem mẹ mặc áo.
Mẹ có thể giả vờ cầm chiếc áo lên xem xét rồi nói: “Ồ! Có phải như thế này không nhỉ?”, mẹ cầm chiếc áo đặt bên cạnh rồi bảo Văn Văn hãy cầm lên, “Nào, chúng ta thử xem như vậy đúng không nhé!”. Đợi sau khi Văn Văn mặc xong áo, mẹ mới cười và nói với bé rằng: “Vậy là chúng ta đã mặc xong được chiếc áo! Thật là tốt quá!”. Sau đó, mẹ còn có thể nói cho Văn Văn biết cách chính xác để mặc chiếc áo.
Như vậy, sẽ làm cho Văn Văn có cảm giác như mình mặc được áo, cô bé cũng thấy rằng mẹ luôn chăm chú theo mình, cô bé sẽ học được cách bình tĩnh để đón nhận những thất bại nho nhỏ. Sau khi xong mọi chuyện, có thể vui vẻ bắt đầu ngày mới.
View attachment 9854
2. Phần đông trẻ con dễ dàng cảm thấy bị chúng bị xúc phạm, bất luận là lớn hay nhỏ
Phần đông trẻ con rất dễ cảm thấy chúng bị xúc phạm, chúng sẽ thử tự mình cố gắng hoàn thành một việc gì đó, chứng minh khả năng của mình. Nhưng đồng thời chúng cũng sợ thất bại, hoặc cũng sợ bố mẹ nghĩ rằng chúng sẽ không làm được. Khi bạn đặt trẻ trong một tình huống khó khăn, bạn nói: “Bố, mẹ biết rằng con không làm được”, “Bố, mẹ biết rằng con có thể làm sai”, chúng sẽ cảm thấy sự thất bại rất lớn. Khi bạn nói với trẻ như vậy, trẻ sẽ hiểu rằng: “Con không được tự do. Bố, mẹ nói gì con phải làm theo như vậy. Bố, mẹ có khả năng thông minh hơn con. Bố mẹ cảm thấy con làm sai rồi…
Sự thất bại này không giúp trẻ nhận ra mà còn chuyển thành sự phẫn nộ, dần dần sẽ tổn hại đến tính cách của trẻ. Đây là điều mà các bậc cha mẹ không mong muốn.
Từ đó, tìm cách lựa lời học tìm dịp để nói với trẻ rằng: “Bố, mẹ cho rằng con có đủ khả năng, thế nhưng, có lúc con cũng cần phải có sự giúp đỡ. Tuy cách nghĩ của con với bố mẹ không giống nhau, nhưng không sao, con có thể giữ cách nghĩ của con, chẳng qua trong nhiều tình huống con nên học cách làm thế nào cho đúng”.
Đặt niềm tin vào trẻ chính là giúp trẻ xây dựng sự tự tin ở mình, giúp trẻ nhận thấy được sai lầm hoặc thất bại không phải là biểu hiện của một người không tốt, chẳng qua chỉ là làm sai một vài lần, rồi có thể tiếp tục và tiến bộ hơn.
Cần ghi nhớ rằng, cố gắng chứ không nên để trẻ đối diện hay rơi vào hoàn cảnh nguy hiểm. Sự phẫn nộ và oán hận sẽ làm cho trẻ hao tổn tinh thần để tự chứng minh bản thân mình. Khi trẻ đã có được thể diện rồi, chúng sẽ dễ dàng hợp tác.
Xem cách thức mà người lớn giao tiếp với nhau, chung ta chẳng phải thường muốn giữ thể diện cho người khác đó sao? Trong mối quan hệ giao tiếp với trẻ, bố mẹ cũng nên dùng các kĩ xảo thích hợp như vậy. Ví dụ, bạn đang cùng trẻ tranh luận một vấn đề, bạn muốn có đủ chứng cứ xác minh bản thân mình là đúng, bạn phải làm thế nào? Không nên đẩy bản thân mình vào hoàn cảnh của một người không có khả năng, trong khi đó đối phương chỉ là một người hơi ngốc nghếch, không nên biểu lộ ra rằng mình là người cái gì cũng biết, bạn nên có một chút tiểu xảo đặc biệt để phân biệt được những việc có tính chất đặc thù, hãy để cho trẻ biết điều đó, bạn phải hiểu làm sao chúng ta lại có một đáp án khác. Khi trẻ có biểu hiện không vui, không nên đồihỉ trẻ ngay tức khắc tiếp thu yêu cầu của bạn, bố mẹ nên học cách nhẫn nại.
3. Dù thế nào cũng không nên nói: “Bố mẹ đã nói trước với con rồi!”
Mẹ của Tiểu Minh rất hiểu những cảm nhận của cậu bé, mẹ hiểu lúc nào cần giữ thể diện cho bé.
Một buổi chiều thứ hai, khi Tiểu Minh từ lớp tiểu học trở về nhà, nó rất đói và muốn ăn bánh.
Mẹ hỏi: “Hôm nay con có bài tập không?”
“Không có!” Tiểu Minh đáp lí nhí, miệng còn ngậm đầy bánh.
“Thứ hai mà con không có bài tập”, mẹ hơi ngạc nhiên, “có thể nào như vậy được?”
“Chúng con chẳng có bài tập mà!”, Tiểu Minh vẫn khăng khăng như vậy, nhưng mẹ phát hiện sắc mặt của Tiểu Minh hơi mất tự nhiên, cậu nhìn mẹ nói: “Thầy giáo chẳng cho bài tập về nhà”, nói rồi nói tiếp tục ăn bánh. “Thầy giáo không cho con bài tập về nhà?”, mẹ vẫn thắc mắc và muốn kiểm tra cặp của Tiểu Minh để chứng minh sự hoài nghi của mình, hoặc để chấm dứt việc nói dối của bé. Thế nhưng, mẹ tự nhiên nhận ra là nên giữ cho cậu bé chút thể diện.
“Ồ! Nghe con nói vậy dường như không được đúng cho lắm, sao con không gọi điện hỏi bạn trong lớp xem? Có phải thật sự là không có bài tập không? Chỉ mất có tí thời gian mà ngày mai đi học không phải lo lắng”.
Tiểu Minh không trả lời, cũng không gọi điện thoại, đấy không phải là vì cậu lười gọi điện mà là đã lỡ nói với mẹ là không có bài tập về nhà rồi, cậu rất hoang mang: Có nên thay đổi cách nói hoặc nhận lỗi của mình.
“Có phải lúc đó con mải nghĩ đến việc gì đó mà không chú ý rằng thầy giáo ra bài tập không vậy?” mẹ nói một cách tự nhiên, “tình huống như vậy rất hay xảy ra.”
Tiểu Minh chạy tới điện thoại nhấc máy lên.
“Ôi! Thật thế ư? Bạn bảo cho mình với!”, Tiểu Minh nói nhỏ trong điện thoại.
Mẹ vờ như đang bận, loay hoay trong tủ, sắp xếp lại giá sách, mẹ làm như chẳng để ý đến cuộc hội thoại của Tiểu Minh với bạn nó.
Tiểu Minh đặt máy xuống, chạy vào phòng nói với mẹ: “Quả thật là thầy giáo có cho bài tập về nhà, con cứ tưởng hôm nay có thể được chơi vui vẻ rồi chứ!”
Mẹ nghe thấy, biểu thị sự tiếc nuối: “Thật đáng tiếc! Xem ra hôm nay con không có thời gian để chơi rồi. Thôi được, để mẹ nghĩ xem cuối tuần này chúng ta sẽ đi chơi đâu đó nhé!” Mẹ còn chân thành dặn cậu bé: “Nếu như có vấn đề gì không hiểu cứ hỏi mẹ, mẹ ở phòng bên nhé!”.
Cần ghi nhớ, thật ra lúc tìm ra bằng chứng chứng minh con phạm lỗi, bố mẹ không nên nói: “Bố mẹ đã sớm nói với con rồi mà!”
Cũng chẳng nên hỏi những câu đại loại như: “Thế nào đây? Mẹ đã biết con không thể không có bài tập mà!”, càng không nên giữ thái độ hoài nghi: “Con quên hay cố ý nói dối vậy? Không được chơi nữa, lại không mau lấy bài tập ra làm cho xong đi à?”.
Bố mẹ phải có sự kiên nhẫn, nhiều trẻ mắc lỗi, hãy cho chúng khoảng không để học tập cách lớn lên, hơn nữa cho dù có xảy ra việc gì, bạn cũng đừng yêu cầu trẻ phải thừa nhận lỗi ngay lập tức, bởi vì yêu cầu này tương đương với mức độ tự tin và thói quen thành thục, mà con của bạn vẫn chưa có khả năng này. Yêu cầu trong một thời gian rất ít để nhận ra được lỗi của mình để có thể tự nói “Con xin lỗi, con sai rồi!”, điều này đối với người lớn cũng không dễ dàng, hống chi đối với trẻ con. Hãy yên tâm rằng, như vậy không có nghĩa con bạn là đứa trẻ hư hỏng.
Theo Sách Những thói quen dạy con hiệu quả*