• HÃY CÙNG TẠO & THẢO LUẬN CÁC CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC [Vn Kiến Thức] - Định hướng VnKienthuc.com
    -
    Mọi kiến thức & Thông tin trên VnKienthuc chỉ mang tính chất tham khảo, Diễn đàn không chịu bất kỳ trách nhiệm liên quan
    - VnKienthuc tạm khóa đăng ký tài khoản tự động để hạn chế SEO bẩn, SPAM, quảng cáo. Chưa đăng ký, KHÁCH vẫn có thể đọc và bình luận.

Chia Sẻ Khởi nghĩa Lý Bí. Nước Vạn Xuân (542-602) -sử 6 - Bút Nghiên

vàng

New member
Xu
0
Sau khi đàn áp được cuộc khởi nghĩa của Bà Triệu, Nhà Lương ngày càng thiết chặt ách hơn nữa đối với đất nước và nhân dân ta. Dưới ách thống trị tàn bạo của nhà Lương nhân dân ta có cuộc sống cùng cực. Không chịu ách áp bức bóc lột đó nhân dân ta đã nổi dậy đấu tranh dưới ngon cờ khởi nghĩa của Lí Bí. Hôm nay chúng ta đi tìm hiểu bài để hiểu rõ hơn giai đoạn lịch sử này:


Lịch sử 6 - Bài 21: Khởi nghĩa Lý Bí. Nước Vạn Xuân (542-602)
Mùa xuân năm 542 Lý Bí phất cờ khởi nghĩa ở Thái Bình.


picture1_500_01.jpg

Lược đồ nước ta vào thế kỷ thứ VI thuộc nhà Lương



1. Nhà Lương siết chặt ách đô hộ như thế nào?
+ Đầu thế kỷ VI, nhà Lương đô hộ nước ta chia nước ta thành:
- Giao Châu (Bắc Bộ)
- Ái Châu (Thanh Hoá)
- Đức Châu, Lợi Châu,Ninh Châu (Nghệ Tĩnh)
- Hoàng Châu (Quảng Ninh)
+ Thi hành chính sách
phân biệt đối xử (như người Việt không được giữ chức vụ quan trọng.)
+ Tăng cường bóc lột.
+ Nên lòng dân oán hận.



ly_b_500.jpg

Lược đồ khởi nghĩa Lý bí , dựng nước Vạn Xuân 542-544


2. Khởi nghĩa Lý Bí. Nước vạn Xuân thành lập:
a. Nguyên nhân: do chính sách thống trị tàn bạo của nhà Lương đối với nhân dân ta.


b. Diễn biến:
- Mùa xuân năm 542 Lý Bí phất cờ khởi nghĩa ở Thái Bình.
- Hào kiệt nhiều nơi hưởng ứng như ở Chu Diên có Triệu Túc và Triệu Quang Phục ; tại Thanh Trì có Phạm Tu; ở Thái Bình có Tinh Thiều ; Lý Phục Man ở Cổ Sở .
- Gần 3 tháng nghĩa quân chiếm hầu hết các quận huyện, Tiêu Tư bỏ thành Long Biên chạy về Trung Quốc ..
- 4-542 Nhà Lương từ Quảng Châu sang đàn áp, nghĩa quân đánh bại quân Lương giải phóng Hoàng Châu (Quảng Ninh)
- 543 nhà Lương tấn công ta lần 2, ta chủ động đánh bại chúng ở Hợp Phố.Tướng địch bị giết gần hết…

- Quân Lương đại bại


Thắng lợi do nhân dân và hào kiệt ủng hộ ; tài chỉ huy của Lý Bí .

c. Sự thành lập nước Vạn Xuân .
- 544 Lý Bí lên ngôi Hoàng Đế (Lý Nam Đế ).Đặt tên nước là Vạn Xuân..Kinh đô ở sông Tô Lịch (Hà Nội).Niên hiệu là Thiên Đức.

- Đứng đầu là Lý Nam Đế , với hai ban văn ( Tinh Thiều ) ,võ ( Phạm Tu) ; Triệu Túc giúp vua coi mọi việc .
-
Vạn xuân : mong muốn sự trường tồn của dân tộc ,khẳng định ý chí giành độc lập.

Bài viết trên đã khái quát kiến thức Lịch sử 6 - Bài 21: Khởi nghĩa Lý Bí. Nước Vạn Xuân (542-602) Bút nghiên chúc các em học tập tốt. Hãy chia sẻ để cùng học tốt nhé.

 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:

vàng

New member
Xu
0
Câu hỏi bài tập

1. Em có nhận xét gì về chính sách cai trị của nhà Lương đối với Giao Châu?

Trả lời:

Nhận xét về chính sách của nhà Lương đối với Giao Châu: Tàn bạo, mất lòng dân. Đây chính là nguyên nhân dẫn tới các cuộc khởi nghĩa của nhân dân chống lại chính quyền đô hộ.

2. Vì sao hào kiệt và nhân dân khắp nơi hưởng ứng cuộc khởi nghĩa Lý Bí

Trả lời:

Hào kiệt và nhân dân khắp nơi hưởng ứng cuộc khởi nghĩa Lý Bí vì: Tất cả đều căm ghét chính sách cai trị tàn bạo của bọn đô hộ, khi có cơ hội là nổi dậy chống lại..

3. Em có nhận xét gì về tinh thần chiến đấu của quân khởi nghĩa?

Trả lời:

Nhận xét về tinh thần chiến đấu của quân khởi nghĩa: Kiên cường, bất khuất, chiến đấu dũng cảm vì độc lập của dân tộc…

4. Dựa vào lược đồ, em hãy trình bày diễn biến chính của cuộc khởi nghĩa Lý Bí.

- Mùa xuân năm 542, Lý Bí phất cờ khởi nghĩa, hào kiệt khắp nơi kéo về tụ nghĩa... Chưa đầy 3 tháng sau, nghĩa quân đã đánh chiếm được hầu hết các quận huyện.

Trả lời:

Diễn biến chính của cuộc khởi nghĩa qua lược đồ:

- Mùa xuân năm 542, Lý Bí phất cờ khởi nghĩa, hào kiệt khắp nơi kéo về tụ nghĩa... Chưa đầy 3 tháng sau, nghĩa quân đã đánh chiếm được hầu hết các quận huyện. Tiêu Tư phải bỏ thành Long Biên chạy về Trung Quốc. 

- Cuộc tấn công đàn áp của nhà Lương:

+ Lần thứ nhất: Tháng 4 năm 542, Lý Bí chủ động kéo quân lên phía Bắc và đánh bại quân Lương, giải phóng thêm Hoàng Châu.

+ Lần thứ hai: Đầu năm 543, Lý Bí chủ động đón đánh địch ở Hợp Phố, quân giặc bị đánh tan.

5. Vì sao khởi nghĩa Lý Bí giành được thắng lợi?

Trả lời:

Khởi nghĩa Lý Bí giành được thắng lợi vì: Nhân dân căm ghét bọn đô hộ nên quyết tâm đi theo cuộc khởi nghĩa của Lý Bí…

6. Lý Bí đã làm gì sau thắng lợi của cuộc khởi nghĩa?

Trả lời:

Sau thắng lợi của cuộc khởi nghĩa:

Mùa xuân năm 544, Lý Bí lên ngôi Hoàng đế, đặt tên nước là Vạn Xuân, đóng đô ở cửa sông Tô Lịch (Hà Nội), đặt niên hiệu là Thiên Đức, lập triều đình với hai ban văn, võ.

7. Em có suy nghĩ gì về việc đặt tên nước là Vạn Xuân?

Trả lời:

Việc đặt tên nước là Vạn Xuân: Thể hiện ước muốn của Lý Bí, của nhân dân ta mong muốn nền độc lập dân tộc được trường tồn…

8. Theo em, thất bại của Lý Nam Đế có phải là sự sụp đổ của nước Vạn xuân không? Tại sao?

Trả lời:

Sự thất bại của Lý Nam Đế không phải là sự sụp đổ của nước Vạn Xuân. Vì cuộc kháng chiến còn tiếp tục dưới sự lãnh đạo của Triệu Quang Phục.

9. Vì sao Triệu Quang Phục chọn Dạ Trạch làm căn cứ kháng chiến và phát triển lực lượng

Trả lời:

Triệu Quang Phục chọn Dạ Trạch làm căn cứ kháng chiến và phát triển lực lượng vì đây là vùng hiểm yếu: Đầm lầy, chỉ có thể dùng thuyền nhỏ mới ra vào được... được nhân dân ủng hộ... thuận lợi cho xây dựng căn cứ và phát triển lực lượng.

10. Nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân Lương xâm lược do Triệu Quang Phục lãnh đạo

Trả lời:

Nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân Lương xâm lược do Triệu Quang Phục lãnh đạo:

- Nhân dân ủng hộ.

- Biết tận dụng vị trí, địa hình Dạ Trạch để xây dựng căn cứ. phát triển lực lượng và tiến hành cách đánh du kích, biết chọn thời cơ, mở cuộc tấn công và giành thắng lợi…

11. Vì sao nhà Tùy lại yêu cầu Lý Phật Tử sang chầu

Trả lời:

Nhà Tùy lại yêu cầu Lý Phật Tử sang chầu vì muốn lập lại chế độ đô hộ nước ta như trước. Lý Phật Tử biết âm mưu đó, không chịu khuất phục.

12. Triệu Quang Phục là ai? Vì sao ông đánh bại được quân Lương, giành lại độc lập cho đất nước?

Trả lời:

Về Triệu Quang Phục:

Triệu Quang Phục cùng cha là Triệu Túc tham gia cuộc khởi nghĩa ngay từ những ngày đầu. Là một vị tướng có tài, được Lý Bí tin cậy…

Ông đánh bại được quân Lương, giành lại độc lập cho đất nước vì: Được nhân dân ủng hộ, chọn đúng nơi để xây dựng căn cứ và phát triển lực lượng là vùng đất Dạ Trạch - Hưng Yên, biết chọn cách đánh du kích để lấy yếu thắng mạnh.

13. Cuộc kháng chiến chống quân Lương xâm lược đã diễn ra như thế nào?

Trả lời:

**Giai đoạn Lý Nam Đế lãnh đạo chống quân xâm lược Lương

- Tháng 5/545, nhà Lương cử Dương Phiêu và Trần Bá Tiên đem quân sang xâm lược nước ta theo 2 đường thuỷ và bộ.

- Trước thế mạnh của giặc, Lý Nam Đế buộc phải rút quân về Hồ Điển Triệt (Vĩnh Phúc).

- Năm 548, Lý Nam Đế mất .

**Giai đoạn Triệu Quang Phục lãnh đạo chống quân xâm lược Lương

- Triệu Quang Phục chọn Dạ Trạch làm căn cứ và thực hiện đánh du kích để chống quân Lương.

- Năm 550 nghĩa quân phản công, đánh tan quân Lương -> Cuộc kháng chiến kết thúc thắng lợi .

**Nguyên nhân và ý nghĩa thắng lợi:

- Do sự lãnh đạo tài bà của Triệu Quang Phục.

- Được nhân dân ủng hộ nhiệt tình.

- Quân Lương bị dồn vào thế bị động, chán nản
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:

vàng

New member
Xu
0
Lịch sử 6 - Bài 21: Khởi nghĩa Lý Bí. Nước Vạn Xuân (542-602) Tiếp theo
5/545, vua Lương cử Dương Tiêu làm thứ sử Giao Châu và Trần Bá Tiên chỉ huy đạo quân thủy bộ tiến vào nước ta

cly_bi_chong_lng_500.jpg

Lược đồ cuộc kháng chiến chống quân Lương xâm lược 545-550


3. Chống quân Lương xâm lược:
- 5/545, vua Lương cử Dương Tiêu làm thứ sử Giao Châu và Trần Bá Tiên chỉ huy đạo quân thủy bộ tiến vào nước ta.
- Lý Nam Đế lui về giữ thành Tô Lịch ( Hà Nội).
- Đầu năm 546, quân Lương chiếm thành Gia Ninh, Lý Nam Đế chạy đến Gia Ninh (Phú Thọ) ,hồ Điển Triệt( Vĩnh Phúc ) , rồi chạy vào Khuất Lão(Phú Thọ), cuối cùn glui về Thanh Hóa
Tô Lịch --> Gia Ninh (Phú Thọ)--> Điển Triệt(Vĩnh Phúc)--> Khuất Lão(Phú Thọ)-->Thanh Hóa


can_cu_dien_triet_500.jpg

Hồ Điển Triệt


chong_luong_545_500.jpg

Lược đồ cuộc kháng chiến chống quân Lương xâm lược 545-550


4. Triệu Quang Phục đánh bại quân Lương như thế nào?
* Diễn biến:
- Triệu Quang Phục chọn Dạ Trạch làm căn cứ kháng chiến.
- Ông dùng chiến thuật du kích để đánh quân Lương, ban ngày tắt hết khói lửa , đêm đến nghĩa quân chèo thuyền ra đánh úp trại giặc .
- Năm 550, nhà Lương có loạn , nghĩa quân Triệu Quang Phục phản công,cuộc kháng chiến kết thúc thắng lợi.


* Nguyên nhân thắng lợi:
- Được nhân dân ủng hộ.
- Biết tận dụng địa thế hiểm yếu của Dạ Trạch để tiến hành chiến tranh du kích và xây dựng lực lượng.
- Biết chớp thời cơ, mở cuộc phản công.


5. Nước Vạn Xuân độc lập đã kết thúc như thế nào?
- Triêu Quang Phục lên ngôi vua (Triệu Việt Vương) và tổ chức lại chính quyền (550 – 570)
- Lý Phật Tử lên làm vua được hơn 30 năm (571 – 603)
- Năm 603, 10 vạn quân Tùy tiến vào Vạn Xuân. Lý Phật Tử bị bắt về Trung Quốc.
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:

vàng

New member
Xu
0
Tham khảo : Lý Bí và nhà nước Vạn Xuân
Giáo sư Trần Quốc Vượng

Lý Bí xuất thân từ một hào trưởng địa phương. Theo sử cũ, quê ông ở huyện Thái Bình (có lẽ ở phía trên thị xã Sơn Tây, trên hai bờ sông Hồng). Một thời, ông có ra làm việc với chính quyền đô hộ, nhận một chức quan nhỏ: giám quận (kiểm soát quân sự) ở Cửu Đức, Đức Châu (Đức Thọ, Hà Tĩnh). Yêu nước, thương dân, bất bình với bè lũ đô hộ, ông sớm bỏ quan, về quê ở Thái Bình. Vùng quê ông có Tinh Thiều, giỏi văn chương, lặn lội sang kinh đô nhà Lương (Nam Kinh) xin bổ một chức quan (trước năm 521). Nam triều Trung Quốc cho đến thời Lương, phân biệt tôn ti chặt chẽ giữa quý tộc và bình dân. Lại bộ thượng thư nhà Lương là Sái Tôn bảo họ Tinh là hàn môn, không có tiên hiền, chỉ cho Thiều làm Quảng Dương môn lang tức là chân canh cổng thành phía tây kinh đô Kiến Khang. Tinh Thiều lấy thế làm xấu hổ, không nhận chức về quê, cùng Lý Bí mưu tính việc khởi nghĩa, chiêu tập hiền tài.

Lý Bí, nhân lòng oán hận của dân, đã liên kết với hào kiệt các châu thuộc miền đất Giao Châu nước ta (Việt Nam xưa), đồng thời nổi dậy chống Lương. Theo sử cũ Việt Nam, thủ lĩnh Chu Diên (vùng Đan Hoài, nay thuộc ngoại thành Hà Nội) là Triệu Túc và con là Triệu Quang Phục, phục tài đức Lý Bí đã đem quân theo trước tiên, Phạm Tu cũng là một tướng tài của Lý Bí từ buổi đầu khởi nghĩa.

Cuộc khởi nghĩa thành công nhanh. Đứng trước cuộc khởi nghĩa lớn, có sự liên kết giữa các địa phương Tiêu Tư thứ sử Giao Châu khiếp hãi, không dám chống cự chạy trốn về Việt Châu (bắc Hợp Phố) và Quảng Châu.

Nổi dậy từ tháng 1 năm 542, không quá 3 tháng nghĩa quân đã chiếm được châu thành Long Biên (Bắc Ninh).

Sau những giờ phút kinh hoàng buổi đầu, chính quyền nhà Lương lập tức có phản ứng đối phó. Tháng 4 năm 542 vua Lương sai thứ sử Việt Châu là Trần Hầu, thứ sử La Châu là Nịnh Cư, thứ sử An Châu là Lý Trí, thứ sử ái Châu là Nguyễn Hán, từ 2 phía bắc nam Giao Châu cùng tiến đánh nghĩa quân Lý Bí. Cuộc phản kích này của giặc Lương đã hoàn toàn thất bại. Nghĩa quân thắng lớn và nắm quyền làm chủ đất nước. Từ đồng bằng Bắc Bộ, Lý Bí đã kiểm soát được tới vùng Đức Châu (Hà Tĩnh) ở phía nam và vùng bán đảo Hợp Phố ở phía bắc.

Thua đau, vua Lương lại sai thứ sử Cao Châu là Tôn Quýnh, thứ sử Tân Châu là Lư Tử Hùng điều khiển binh mã đi đánh Lý Bí vào mùa đông năm ấy. Bọn này dùng dằng không chịu tiến quân, lấy cớ mùa xuân lam chướng, xin đợi mùa thu hẵng khởi binh song vẫn bất đắc dĩ phải động binh (tháng 1 năm 543).

Chủ động đánh giặc, nghĩa quân Lý Bí tổ chức một trận tiêu diệt lớn ngay trên miền cực bắc Châu Giao. Cuộc chiến diễn ra ở Hợp Phố. Quân giặc, 10 phần chết tới 7,8 phần, bọn sống sót đều tan vỡ cả, tướng sĩ ngăn cấm cũng không được. Bọn Tôn Quýnh, Lư Tử Hùng phải dẫn tàn binh quay về Quảng Châu. Tiêu Tư dâng tờ khải về triều, vu cho Tôn Quýnh, Tử Hùng "giao thông với giặc, dùng dằng không tiến quân". Thấy quân lính bị thiệt hại quá nặng, Lương Vũ Đế xuống chiếu bắt cả 2 tên tướng cầm đầu bị tội chết ở Quảng Châu.

Sau những thắng lợi cả hai chiến trường biên giới Bắc, Nam. Mùa Xuân, tháng Giêng theo lịch Trăng (2-544), Lý Bí dựng lên một nước mới, với quốc hiệu Vạn Xuân, đóng đô ở miền cửa sông Tô Lịch (Hà Nội). Sử cũ (Đại Việt sử ký) đã bình luận rằng, với quốc hiệu mới, người đứng đầu nhà nước Vạn Xuân có "ý mong xã tắc được bền vững muôn đời"

Lý Bí là người Việt Nam đầu tiên tự xưng hoàng đế, Việt đế theo sử Bắc (Tự trị thông giám) hay Nam đế theo sử Nam. Và bãi bỏ chính sóc (lịch) của Trung Quốc, ông cũng đặt cho Vạn Xuân và triều đại mới một niên hiệu riêng, Đại Đức theo sử Bắc hay Thiên Đức theo sử Nam (Thiên Đức phải hơn, vì khảo cổ học đã tìm thấy những đồng tiền Thiên Đức đúc thời Lý Nam Đế).

Xưng đế, định niên hiệu riêng, đúc tiền riêng, lấy Nam đối chọi với Bắc, lấy Việt đối sánh với Hoa, những điều đó nói lên sự trưởng thành của ý thức dân tộc, lòng tự tin vững chắc ở khả năng tự mình vươn lên, phát triển một cách độc lập. Đó là sự ngang nhiên phủ định quyền làm "bá chủ toàn thiên hạ" của hoàng đế phương bắc, vạch rõ sơn hà, cương vực, và là sự khẳng định dứt khoát rằng nòi giống Việt phương Nam là một thực thể độc lập, là chủ nhân của đất nước và nhất quyết giành quyền làm chủ vận mệnh của mình.

Lý Nam Đế cũng là người đầu tiên nhận ra vị trí địa lý trung tâm đất nước của miền sông nước Tô Lịch. Hà Nội cổ, từ giữa thế kỷ 6, bước lên hàng đầu của lịch sử đất nước.

Cơ cấu triều đình mới, hẳn còn sơ sài, nhưng ngoài hoàng đế đứng đầu, bên dưới đã có hai ban văn võ. Tinh Thiều làm tướng văn, Phạm Tu làm tướng võ, Triệu Túc làm thái phó, Lý Phục Man được cử làm tướng quân coi giữ một miền biên cảnh, từ Đỗ Động (Thanh Oai, Hà Sơn Bình) đến Đường Lâm (Ba Vì) "để phòng ngừa Di Lão" Triều đình Vạn Xuân là mô hình, lần đầu tiên, được Việt Nam thâu hóa và áp dụng của một cơ cấu nhà nước mới, theo chế độ tập quyền trung ương. Lý Nam Đế cho xây một đài Vạn Xuân để làm nơi văn võ bá quan triều hội.

Nhà nước Vạn Xuân, dù mới dựng, cũng bỏ tiền xây một ngôi chùa lớn, sau trở thành một trung tâm Phật giáo và Phật học lớn của Việt Nam. Đó là chùa Khai Quốc, tiền thân của chùa Trấn Quốc ở Hà Nội ngày nay. Ngay cái tên, "chùa Mở Nước" cũng đã hàm chứa nhiều ý nghĩa!

TC-30-chua%20tran%20quoc.jpg

Chùa Trấn Quốc là một ngôi chùa nằm ở trên một hòn đảo ở Hồ Tây, Hà Nội. Vào thời vua Lý Nam Đế (544-548), chùa có tên là Khai Quốc, và ở trên bãi Yên Hoa, bên bờ sông Hồng. Đến niên hiệu Đại Bảo, đời vua Lê Thái Tông, chùa được đổi tên thành An Quốc.


Đầu năm 545, nhà Lương bắt đầu tổ chức cuộc xâm lược Vạn Xuân nhằm chinh phục lại châu Giao, "thuộc quốc" cũ. Dương Phiêu được cử làm thứ sử châu Giao. Trần Bá Tiên, viên tướng vũ dũng xuất thân "hàn môn" nhưng có công đánh dẹp châu Quảng, được cử làm tư mã Giao Châu, lĩnh thái thú Vũ Bình, cùng Dương Phiêu tổ chức cuộc chinh phục Vạn Xuân.

Quân Vạn Xuân có khoảng vài vạn người giữ thành ở cửa sông Tô Lịch, chiến đấu chống giặc.

Thành đất, lũy tre gỗ, không mấy kiên cố, bị Trần Bá Tiên thúc giục quân vũ dũng công thành ráo riết. Lý Nam Đế buộc phải lui binh ngược sông Hồng, về giữ thành Gia Ninh trên miền đồi núi trung du vùng ngã ba sông Trung Hà - Việt Trì.

Cục diện cố thủ của Lý Nam Đế ở thành Gia Ninh kéo dài suốt mùa khô năm 545. Sang tháng 2 năm 546, quân vũ dũng của Bá Tiên, có hậu quân Dương Phiêu tới phối hợp, bao vây và công phá, cuối cùng đã hạ được thành Gia Ninh vào ngày 25. Nhưng Lý Nam Đế cùng một số binh tướng đã thoát chạy được vào miền động Lão ở Tân Xương (miền đồi núi Vĩnh Phú trên lưu vực sông Lô). Chiến tranh giữ nước chuyển sang một hình thái khác. Lý Nam Đế vào vùng núi rừng Việt Bắc, ngoài số binh tướng còn lại sau trận thất thủ Gia Ninh, đã mộ thêm được nhiều nghĩa quân. Nghĩa quân dựng lán trại trong rừng, hạ nhiều cây rừng, xẻ ván đóng thuyền bè.

Sau một thời gian chỉnh đốn lại lực lượng, tháng 10 năm 546, Lý Nam Đế lại kéo quân từ trong núi rừng "Di Lão" ra hạ thủy trại ở vùng hồ Điển Triệt (tên nôm là Đầm Miêng) thuộc xã Tứ Yên huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phú, nằm bên bờ sông Lô, cách Bạch Hạc khoảng 15 km về phía bắc. Tuy nhiên, những trận mưa lũ cuối mùa đã khiến cho nước sông Lô đột nhiên lên to, tràn vào vùng chằm ao và ruộng trũng, nước ngập tràn, chảy như rót vào hồ, thuyền lớn có thể đi lại tha hồ mà khu căn cứ nghĩa quân trở thành một vùng cô đảo giữa biển nước mênh mông... Lợi dụng nước lớn, Trần Bá Tiên xua chiến thuyền xông trận, đánh trống reo hò mà tiến vào Điển Triệt. Lý Nam Đế và nghĩa quân bị địch tập kết bất ngờ, không kịp phòng bị, không sao chống đỡ nổi.

Đây là trận đánh lớn cuối cùng của Lý Nam Đế. Sau lần thất bại lớn thứ ba này, ông phải vào nương náu trong động Khuất Lão (Tam Nông, Vĩnh Phú).

Tương truyền, về cuối đời, Lý Nam Đế bị mù. Thần thành hoàng Danh Hựu vẫn được các làng chung quan gọi là "Vua mù" và khi tế lễ, phải xướng tên các vật phẩm để thần biết.

Theo sử cũ của Việt Nam, từ sau khi rút về động Khuất Lão, Lý Nam Đế bị đau yếu luôn. Hai năm sau ông mất (548).

Cuộc kháng chiến chống ách Bắc thuộc của người Việt sau đó được tiếp tục dưới sự lãnh đạo của Triệu Quang Phục, một tướng cũ của Lý Bí với căn cứ khởi nghĩa tại đầm Dạ Trạch.

Sông Tô Lịch và khởi đầu nước Vạn Xuân


NuocVanXuanthoiLyNamDe.jpg


Nước Vạn Xuân thời Lý Nam Đế (năm 544)

Sông Tô vốn là con sông thiên nhiên, nhánh của sông Hồng, mang dòng nước phù sa của sông Hồng tưới nhuần và bồi đắp cho ruộng đồng Thọ Xương, Vĩnh Thuận là các huyện nội thành Hà Nội cùng với đồng ruộng hai huyện ngoại thành là Từ Liêm, Thanh Trì và một vài xã của huyện Thanh Oai (Hà Tây) khi nó dồn nước vào sông Nhuệ. Con sông ấy thủa xưa đầy ắp nước, lòng sông rộng, chảy từ Hà Khẩu, phía nam Ô Quan Chưởng cạnh chợ Gạo ngày nay chảy lên phía Bắc qua Thụy Khuê đến địa phận làng Hồ Khẩu thì tiếp nhận thêm nước sông Hồng qua Hồ Tây, qua cửa Hồ, chảy nhập vào với sông Tô, chảy lên ngã ba chợ Bưởi nhập dòng với sông Thiên Phù tạo thành bến Giang Tân tấp nập thuyền mành qua lị. Đến đó, sông rẽ sang phía Tây tới Cầu Giấy thì chia làm hai nhánh. Một xuống phía Nam, qua Cống Vị, Giảng Võ... một chảy qua Từ Liêm, Thanh Trì chảy vào sông Nhuệ qua ngã ba Hà Liễu. Sông mang tên một thủ lĩnh dược thờ là Thành Hoàng đất Long Đỗ, gọi là Tô Lịch.

Sông còn có nhiều tên khác như: Lai Tô, Lương Bái, Địa Bảo. Các tên đó có tên do dân gian đặt, có tên do bọn phong kiến xâm lược áp đặt, nhưng tên Tô Lịch đã đi vào lịch sử, âm vang lên từ thế kỷ thứ 6 khi Lý Nam Đế dùng tre gỗ đắp thành Tô Lịch đánh quân Lương, xưng đế lập quốc hiệu là nước Vạn Xuân. Cái tên ấy đã vào sử, vào thơ ca sống mãi với Kinh đô Thăng Long chung thủy như một lời thề lứa đôi:
Bao giờ lở núi Tản Viên
Cạn sông Tô Lịch chẳng quyên lời nguyền
Con sông ấy đã đi vào đời sống dân dẫn:
Sông Tô nước chảy quanh co
Cầu Đông sương sớm, quán giò trăng khuya.


Đó là con sông vàng, sông bạc, sông buôn, sông bán, thuyền mành chen vai sát cánh, con sông kinh tế và cũng là con sông văn hóa như sách "Hà Nội nghìn xưa" đã miêu tả:
"Nước sông Tô vừa trong vừa mát
Em ghé thuyền đỗ sát thuyền anh
Dừng chèo muốn tỏ tâm tình
Sông bao nhiêu nước thương mình bấy nhiêu".
Hoặc
Sông Tô nước chảy trong ngần
Con thuyền buồm trắng lướt gần lướt xa.
Thon thon hai mái chèo hoa
Lướt đi, lướt lại như là bướm bay"


Con sông ấy đã tận tuỵ với người Hà Nội từ buổi lập xóm làng đầu tiên và cũng là con sông lưu giữ dấu tích của Lý Nam Đế, người anh hùng chống xâm lược đã dựng lên một Nhà nước dộc lập đầu tiên trên đất Hà Nội cổ, trước khi Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư ra gần 500 năm. Nhà nước ấy gọi là Nhà nước Vạn Xuân, tuy tồn tại lại không được bao lâu trong lịch sử nhưng nó đã một thời lừng lẫy. Người lập ra nó đã dám xứng đế, đặt nhà nước của mình ngang hàng với các triều đại Hán, Đường của Trung Quốc. Sử cũ đã ghi chép:

Năm 545 Lý Nam Đế đã dựng thành lũy để chống quân xâm lược nhà Lương do Trần Bá Tiên cầm đầu ở cửa sông Tô Lịch. Đúng ngày nguyên đán năm Giáp Tý, tháng 2 (năm 545) Lý Bí lập nước Vạn Xuân, tự xưng là Lý Nam Đế, thành lập triều đình Vạn Xuân gồm 2 ban văn võ. Vị tướng tài ba Phạm Tu được cử cầm đầu ban võ chỉ huy đội quân dân tộc mới hình thành. Tháng 7 năm 545, Nhà Lương cất đạibinh sang xâm lược nước Vạn Xuân. Quân ta dưới sự chỉ huy của lão tướng Phạm Tu đã ngày đêm dựng lũy đất, cọc tre thành thành lũy để chống cự lại quân địch. Quân địch dùng một lực lượng lớn tấn công, phá thành và ngày 20 tháng 7 năm Ất Sửu tướng Phạm Tu đã anh dũng hy sinh ở nơi đó. Thế cục thay đổi, Lý Nam Đế hải đưa triều đình non trẻ của mình về giữ thành Gia Ninh. Nước vạn Xuân với kinh đô Vạn Xuân chỉ tồn tại có 5 tháng trong lịch sử và việc vua Lý Nam Đế khai sáng cho đất nước ở Vuan Xuân của mình chưa là bao nhiêu so với các triều đại sau này của Đại Việt, nhưng tên tuổi của nó còn sống đời đời trong những trang sử vàng của nước nhà.

Thành Tô Lịch không còn nhưng còn lại đầm Vạn Xuân trên đất Thanh Trì ngày nay. Chùa Khai Quốc do chính nhà vua cho xây dụng trên nền của một ngôi chùa cổ khi Phật giáo bắt đầu có mặt ở vùng đất Hà Nội cổ lấy tên là "Khai Quốc tự" thì nay vẫn sừng sững soi bóng bên Hồ Tây, gọi là chùa Trấn Quốc. Các vị tướng tài ba đã theo nhà vua đánh giặc Lương giữ nước như Triệu Túc, Tinh Thiều, Phạm Tu, tên tuổi trong lịch sử còn ghi. Đặc biệt để khỏi lệ thuộc vào đồng tiền tài chính của Trung Hoa, Lý Nam Đế lúc khai quốc Vạn Xuân đã cho đúc tềin đồng Việt Nam.
Muốn thoát ly ảnh hưởng của nho học, chính Lý Nam Đé đã cho xây chùa An Tri (vốn là tre nứa) thành "Khai quốc tự" để mở đầu cho nền quân chủ Phật giáo mà các triều đại Lý Trần sau này tiếp nối và phát huy vẻ đẹp của nó hướng về lòng nhân ái, vị tha.


Trong ý tưởng như thế và nhà vua đa cho xây chùa và đặt cả niên hiệu của mình cũng hướng về lòng khoan dung, nhân ái như thế. Niên hiệu của nhà vua là Đại Đức chứ không phải là Thiên Đức. Kế truyền ý tưởng của vua, cháu Lý Nam Đế tự xưng mình là Lý Phật Tử (con Phật) chứ không phải là Thiên Tử (con trời).

Chỉ vài điều như thế đã đủ rõ tầm trí tuệ nhìn xa trông rộng của Lý Nam Đế khi đánh giặc, dựng nước:

- Chính ông đã nhìn thấy tấm chiến lược dâu dài của vùng đất Hà Nội cổ bên sông Tô trong việc mở nước nên đã đi trước nhiều nhân vật lịch sử một bước, được coi như là người đầu tiên đã đưa vùng đất Hà nội cổ bên sông Tô lên một vị trí lịch sử đặc biệt. Từ đây (545 sông Tô Lịch và đất Long Đỗ mới âm vang tên tuổi của mình và các cơ quan cai trị người phương Bắc mới định được giá trị của nó nên đã nâng huyện Tống Bình lên thành cấp quận và tập trung đặt sở trị ở đây, cho xây đắp La Thành để chống lại những cuộc nổi dậy phá sở trị của nhân dân Tống Bình.
- Chính Lý Nam Đế là người đã đặt những viên gạch đầu tiên cho Lý Thái Tổ xây dựng thành Thăng Long năm 1010 từ dấu ấn của thành Tô Lịch, và cũng chính Lý Nam Đế là người đầu tiên nâng Phật giáo nước ta lên chính quốc giáo, tạo nền móng cho nền quân chủ phật giáo nước ta thời Lý- Trần bước tới những lĩnh vực văn hóa, văn học dựng nước và giữ nước ở Thăng Long.



Theo "Sông Tô Lịch và Lý Nam Đế mở nước Vạn Xuân" của Vũ Văn Luân
Tạp chí Thăng Long Hà Nội ngàn năm - Số 19/2003
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:

ButNghien

Học tập suốt đời!
Thành viên BQT
Xu
46
TRẮC NGHIỆM BÀI 21: KHỞI NCHĨA LÝ BÍ . NƯỚC VẠN XUÂN ( 542 – 602)


Câu 1: Đầu thế kỷ VI, triều đại phong kiến phương Bắc nào dưới đây đô hộ Giao Châu?

a> Triều đại phong kiến nhà Ngô.
b> Triều đại phong kiến nhà Lương.
c> Triều đại phong kiến nhà Hán.
d> Triều đại phong kiến nhà Tần.

Câu 2: Nhà Lương đã làm gì để siết chặt ách đô hộ đối với nhân dân ta?

a> Chia lại các quận huyện để cai trị và đặt tên mới.
b> Phân biệt đối xử gay gắt, người Việt không được giữ chức vụ quan trọng.
c> Tiến hành bóc lột dã man, đặt ra những thứ thuế hết sức vô lý, tàn bạo.
d> Cả ba câu trên đúng.

Câu 3: Em có nhận xét gì về chính sách cai trị của nhà Lương đối với Giao Châu?

a> Chính sách của nhà Lương tàn bạo, mất lòng dân.
b> Đây chính là nguyên nhân dẫn tới các cuộc khởi nghĩa nhân dân chống lại ách đô hộ của nhà lương.
c> Nhân dân thù địch, tìm cách khởi nghĩa lật đổ nhà Lương.
d> a + b đúng.

Câu 4: Về mặt hành chính, chính quyền đô hộ nhà Lương đã chia nước ta như thế nào?

a> Hai quận ( Giao Chỉ và Cửu Châu).
b> Ba quận ( Giao Chỉ, Cửu Châu và Nhật Nam).
c> Sáu châu ( Giao Châu, Ái Châu, Đức Châu, Lợi Châu, Minh Châu, Hoàng Châu).
d> Sáu châu ( Giao Chỉ, Giao Châu, Ái Châu, Đức Châu,Minh Châu,Hoàng Châu).

Câu 5: Khi được nhà Lương phong cho chức “ gác cổng thành” Tinh thiều tỏ thái độ như thế nào?

a> Thần phục, bất chấp.
b> Bất bình, bỏ về quê.
c> Phản kháng chống lại nhà Lương.
d> Tập hợp lực lượng chống lại nhà Lương.

Câu 6: Ai là người được nhà Lương cử làm Thứ sử Giao Châu đầu thế kỷ VI?

a> Tiết Tổng.
b> Tiểu Tư.
c> Tôn Tư.
d> Giả Tông.

Câu 7: Vì sao nhà Lương chia nhỏ nước ta như vậy?

a> Để cử được nhiều quan chức người Trung Quốc.
b> Để dễ bề cai trị và quản lý chặt chẽ hơn.
c> Để xiết chặt ách đô hộ.
d> b + c đúng.

Câu 8: Khởi nghĩa Lý Bí nổ ra vào thời gian nào? ở đâu?

a> Khởi nghĩa Lý Bí diễn ra năm 452 tại Thái Bình.
b> Khởi nghĩa Lý Bí diễn ra năm 542 tại Thái Bình.
c> Khởi nghĩa Lý Bí diễn ra năm 254 tại Thái Bình.
d> Khởi nghĩa Lý Bí diễn ra năm 540 tại Thái Bình.


Câu 9: Khi Lý Bí nổi dậy khởi nghĩa, hào kiệt bốn phương cùng liên kết hưởng ứng, họ là ai? ở đâu?

a> Triệu Túc và con Triệu Quang Phục ở Chu Diên ( Hà Nội).
b> Phạm Tu ở Thanh Liệt ( Thanh Trì – Hà Nội).
c> Lý Phục Man ở Cổ Sở ( Hà Tây), Tinh Thiều ( ở Thái Bình ).
d> Tất cả các câu trên đúng.

Câu 10: Vì sao nhân dân và hào kiệt khắp nơi hưởng ứng cuộc khởi nghĩa của Lý Bí?

a> Do chính sách đô hộ tàn bạo của nhà Lương.
b> Lý Bí là người tài giỏi, có uy tín trong nhân dân.
c> Thứ sử Giao Châu là Tiêu Tư tàn bạo.
d> Cả 3 ý trên đúng.

Câu 11: Điều nào sau đây chứng tỏ lực lượng của Lý Bí rộng lớn?

a> Lực lượng rộng khắp cả nước.
b> Lực lượng rộng khắp một vùng.
c> ở ba Châu ( Giao Châu, Ái Châu và Lợi Châu).
d> Nổ ra ở Đức Châu, Minh Châu, Hoàng Châu.

Câu 12: Nhà Lương mở cuộc tấn công đánh Lý Bí lần thứ hai vào năm nào?

a> Đầu năm 542.
b> Cuối năm 542.
c> Đầu năm 543.
d> Cuối năm 543.

Câu 13: Sau khi đánh thắng quân xâm lược Lương, Lý Bí đã làm gì?

a> Lên ngôi hoàng đế ( Lý Nam Đế) đặt hiệu là Thiên Đức.
b> Đặt tên nước là Vạn Xuân, kinh đô ở vùng cửa sông Tô Lịch ( Hà Nội).
c> Thành lập triều đình với 2 ban văn, võ.
d> Cả ba câu trên đúng.

Câu 14: Lý Bí lên ngôi hoàng đế ( Lý Nam Đế) vào thời gian nào?

a> Vào mùa Xuân năm 542.
b> Vào mùa Đông năm 544.
c> Vào mùa Xuân năm 544.
d> Vào mùa Thu năm 544.

Câu 15: Lý Nam Đế mong muốn điều gì khi đặt tên nước là Vạn Xuân?

a> Mong muốn sự trường tồn của dân tộc.
b> Mong muốn đất nước mãi có những mùa Xuân tươi đẹp, hòa bình, nhân dân yên vui.
c> Khẳng định ý chí độc lập của dân tộc.
d> Cả 3 ý trên đúng.

Câu 16: Kinh đô của nước Vạn Xuân được Lý Bí đặt ở đâu?

a> Cô Loa ( Hà Nội).
b> Mê Linh ( Vĩnh Phúc).
c> Văn Lang ( Bạch Hạc – Phú Thọ).
d> Cửa sông Tô Lịch ( Hà Nội).

Câu 17: Sau khi lên ngôi hoàng đế, Lý Bí thành lập triều đình với hai vạn văn, võ. Vậy ai là người giúp vua cai quản mọi việc?

a> Triệu Túc.
b> Tinh Thiều.
c> Phạm Túc.
d> Triệu Quang Phục.

Câu 18: Lý Nam Đế thành lập triều đình với hai ban văn, võ. Vậy ai là người đứng đầu ban văn, ai là người đứng đầu ban võ?

a> Triệu Túc đứng đầu ban văn, Tinh Thiều đứng đầu ban võ.
b> Tinh Thiều đứng đầu ban văn, Phạm Tu đứng đầu ban võ.
c> Phạm Tu đứng đầu ban văn, Tinh Thiều đứng đầu ban võ.
d> Phạm Tu đứng đầu ban văn, Triệu Túc đứng đầu ban võ.

Câu 19: Điền vào chỗ trống những từ thích hợp:

….(a)…..là người nước ta, vốn học giỏi, văn hay, sang kinh đô nhà Lương xin làm quan. Viên Thượng thư nhà Lương bảo: “……(b)……không phải là vọng tộc và chỉ……(c)………giữ chức……(d)…….Tinh Thiều bất bình bỏ về quê.

Câu 20: Điền vào chỗ trống những từ thích hợp:

Mùa xuân…..(a)…….., Lý Bí lên ngôi hoáng đế ( Lý Nam Đế), đặt tên nước là……(b)……..,dựng kinh đô ở vùng cửa sông Tô Lịch ( Hà Nội), đặt niên hiệu là Thiên Đức ( đức trời): thành lập triều đình với hai ban văn võ, Triệu Túc giúp vua cai quản mọi việc. Tinh Thiều đứng đầu….(c)…….Phạm Tu đứng đầu ….(d)…….

KÍCH VÀO ĐÂY ĐỂ XEM ĐÁP ÁN

Đáp án: câu 1c, câu 2d, câu 3d, câu 4c, câu 5b, câu 6b, câu 7d, câu 8b, câu 9d, câu 10d, câu 11a, câu 12c, câu 13d, câu 14c, câu 15d, câu 16d, câu 17a, câu 18b, câu 19 (a)Tinh Thiều, (b) Họ Tinh, (c) cho Thiều, (d), “ gác cổng thành”. Câu 20 (a)năm 544, (b) Vạn Xuân, (c) ban văn, (d) ban võ.
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:

Trang Dimple

New member
Xu
38
Bài tập 1 trang 60 Sách bài tập (SBT) Lịch Sử 6
Hãy khoanh tròn chỉ một chữ in hoa trước ý trả lời đúng.


1. Đầu thế kỉ VI, nhà Lương đô hộ Giao Châu, chia nước ta thành:

A. Giao Châu (đồng bằng và trung du Bắc Bộ), Ái Châu (Thanh Hoá) và Đức Châu (Nghệ - Tĩnh).

B. Giao Châu (đồng bằng và trung du Bắc Bộ), Ái Châu (Thanh Hoá) và Đức Châu, Lợi Châu (Nghệ - Tĩnh),

C. Giao Châu (đồng bằng và trung du Bắc Bộ), Ái Châu (Thanh Hoá) và Đức Châu, Lợi Châu, Minh Châu (Nghệ - Tĩnh).

D. Giao Châu (đồng bằng và trung du Bắc Bộ), Ái Châu (Thanh Hoá), Đức Châu, Lợi Châu, Minh Châu (Nghệ - Tĩnh) và Hoàng Châu (Quảng Ninh).

2. Cuộc khời nghĩa Lý Bí bùng nổ vào

A. mùa xuân năm 541. B. mùa xuân năm 542.

c. mùa xuân năm 544. D. mùa xuân năm 545.

3. Kinh đô nước Vạn Xuân được đặt ở

A. vùng Cổ Loa (Đông Anh - Hà Nội).

B. Hoa Lư (Ninh Bình),

C. vùng cửa sông Tô Lịch (Hà Nội).

D. Mê Linh (Hà Nội).

Trả lời

1. D 2. B 3. C

Bài tập 3 trang 61 Sách bài tập (SBT) Lịch Sử 6
Nhà Lương siết chặt ách đô hộ đối với nước ta thể hiện ở những điểm nào? Em có nhận xét gì về chính sách đô hộ đó?

Trả lời

  • Chính sách đô hộ của nhà Lương:
    • Chia lại nước ta thành quận, huyện và đặt tên mới...; thi hành chính sách phân biệt đối xử không cho người Việt giữ những chức vụ quan trọng...
    • Tăng cường vơ vét bóc lột bằng hàng trăm thứ thuế...
  • Nhận xét: Chính sách đô hộ tàn bạo của nhà Lương đã làm cho mọi tầng lớp nhân dân ta căm phẫn, phải nổi lên chống lại. Đây chính là nguyên nhân dẫn tới cuộc khởi nghĩa của Lý Bí năm 542.
Bài tập 4 trang 62 Sách bài tập (SBT) Lịch Sử 6
Nêu nguyên nhân dẫn tới cuộc khởi nghĩa Lý Bí năm 542

Trả lời

Lý Bí tức Lý Bôn, quê ở Long Hưng (Thái Bình), sinh ngày 12-9 năm Quý Mùi (Tức ngày 17-10-503), là con hào trưởng Lý Toản, mẹ là Lê Thị Oánh người Ái Châu (Thanh Hoá), 5 tuổi bố mất, 7 tuổi mẹ mất, phải ở với chú ruột. Vị pháp tổ thiền sư thấy Lý Bí khôi ngô, tuấn tú xin về làm con nuôi đưa về chùa Linh Bảo nuôi dạy. Hơn mười năm đèn sách chuyên cần, lại được vị thiền sư hết lòng dạy bảo, Lý Bí trở thành người học rộng, hiểu sâu, ít người sánh kịp. Nhờ có tài kiêm văn võ, Lý Bí được tôn làm thủ lĩnh địa phương.

Lý Bí chứng kiến cảnh quân Lương tham tàn, bạo ngược và cảnh khốn cùng của nhân dân => Ông chán ghét chính quyền đô hộ và ngấm ngầm chuẩn bị nổi dậy.

Bài tập 5 trang 62 Sách bài tập (SBT) Lịch Sử 6
Trình bày nét chính về diễn biến cuộc khởi nghĩa Lý Bí.

Trả lời

  • Mùa xuân năm 542, Lý Bí phất cờ khởi nghĩa ở Thái Bình (Bắc Sơn Tây).
  • Gần 3 tháng, nghĩa quân đã chiếm được hầu hết các quận huyện. Tiêu Tư hoảng sợ vội bỏ thành Long Biên chạy về Trung Quốc.
Bài tập 6 trang 62 Sách bài tập (SBT) Lịch Sử 6
Lý Bí đã làm gì sau cuộc khởi nghĩa thắng lợi? Em hiểu thế nào về nghĩa tên gọi "Vạn Xuân"?

Trả lời

  • Lên ngôi Hoàng đế (Lý Nam Đế).
  • Đặt tên nước ià Vạn Xuân; dựng kinh đô ở vùng cửa sông Tô Lịch (Hà Nội).
  • Thành lập triều đình với hai ban văn. võ.
  • Đặt tên đất nước là Vạn Xuân với mong muốn đất nước ta sẽ mãi mãi tự do, tươi đẹp như vạn mùa xuân.
 

Trang Dimple

New member
Xu
38
Bài tập 1 trang 62 Sách bài tập (SBT) Lịch Sử 6
Hãy khoanh tròn chỉ một chữ in hoa trước ý trả lời đúng.


1. Nhà Lương cử một đạo quân lớn theo hai đường thuỷ, bộ tiến đánh nước Vạn Xuân vào thời gian

A. tháng 5 năm 544. B. tháng 5 năm 545.

c. tháng 5 năm 546. D. tháng 5 năm 547.

2. Sau khi Lý Nam Đế mất

A. nước Vạn Xuân sụp đổ.

B. một số người trong họ và là tướng của Lý Nam Đế nổi lên tranh giành quyền lực.

C. Triệu Quang Phục tiếp tục chỉ huy kháng chiến.

D. tất cả các ý trên đều đúng.

3. Ý nào không phản ánh đúng lí do khiến Triệu Quang Phục quyết định rút quân về đóng ở Dạ Trạch (Hưng Yên)?

A. Đây là vùng Triệu Quang Phục rất thông thạo thuỷ thổ.

B. Đây là vùng có địa thế rất thuận lợi cho việc đánh du kích đế tiêu diệt lực lượng địch.

C. Đây là nơi rất gần để tấn công trị sở của chính quyền đô hộ.

D. Đây là địa bàn hoạt động cũ của Lý Bí thời kì đầu khởi nghĩa

Trả lời

1. B 2. C 3. D

Bài tập 4 trang 63 Sách bài tập (SBT) Lịch Sử 6
Cuộc kháng chiến chống quân Lương xâm lược của nhân dân Vạn Xuân đã diễn ra như thế nào?

Trả lời

  • Thời kì do Lý Bí lãnh đạo:
    • Tháng 5—545, quân Lương tiên đánh Van Xuân, Lý Nam Đế chống cư không nổi phải rút lui...
    • Đầu năm 546, quân Lương chiếm thành Gia Ninh, Lý Nam Đế chạy lên miền núi Phú Thọ, rồi đem quân ra đóng ở hồ Điển Triệt (Lập Thạch - Vĩnh Phúc). Quân Lương đánh úp hồ Điển Triệt, Lý Nam Đế chạy vào động Khuất Lão (Tam Nông - Phú Thọ) và đến năm 548 thì mất.
  • Thời kì do Triệu Quang Phục lãnh đạo :
    • Triệu Quang Phục lui quân về Dạ Trạch (Hưng Yên) lợi dụng địa hình ở đây tiến hành cuộc kháng chiến, gây cho địch nhiều thiệt hại.
    • Năm 550, nhà Lương có loạn, Triệu Quang Phục chớp thời cơ tổ chức phản công, đánh tan quân xâm lược. Cuộc kháng chiến kết thúc thắng lợi.
Bài tập 5 trang 64 Sách bài tập (SBT) Lịch Sử 6
Triệu Quang Phục là ai? Vì sao quân Lương bị đánh bại và nền đi lập của đất nước ta được giữ vững?

Trả lời

  • Triệu Quang Phục là con Triệu Túc, hai cha con ông có công lớn trong cuộc khởi nghĩa của Lý Bí năm 542. Triệu Quang Phục được Lý Bí rất tin cậy, sau thất bại ở hồ Điển Triệt, ông được Lý Bí giao quyền chỉ huy cuộc kháng chiến.
  • Nguyên nhân thắng lợi:
    • Tinh thần chiến đấu kiên cường, bền bỉ của quân ta.
    • Sự chỉ huy tài giỏi của Triệu Quang Phục làm cho quân Lương chịu nhiều thiệt hại và nhụt chí chiến đấu. Khi thời cơ đến quân ta đã biết tận dụng chớp thời cơ tổ chức phản công và đã đánh tan quân xâm lược.
    • Được sự ủng hộ của nhân dân.
 
CHAT
  1. No shouts have been posted yet.

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top