Khóc Dương Khuê

ngan trang

New member
KHÓC DƯƠNG KHUÊ

Trong nền thơ ca của văn học Việt nam, nhà thơ Nguyễn Khuyến có một địa vị thật vẻ vang. ông là nhà thơ của những bài thơ Việt nam đích thực, những bài thơ mà ở đó, những tình cảm đẹp đẽ của con người Việt Nam được diễn tả bằng một thứ ngôn ngữ Việt Nam thuần khiết, giản dị và đẹp đẽ. Trong những bài thơ ấy, cần phải nó đến một bài thơ viết về tình bạn đẹp của ông với bạn tri kỉ của mình- bài thơ khóc Dương Khuê.

Dương Khuê và Nguyễn Khuyến vốn là hai người bạn đồng niên. Dương Khuê đỗ cử nhân cùng khoa thi với Nguyễn Khuyến, rồi đõ tiến sĩ,cùng làm quan cho triều Nguyễn nhưng sau năm 1884, năm đât nước thật sự mất vào tay thực dân Pháp, Nguyễn Khuyến cáo quan về quê ở ẩn. Còn Dương Khuê giữ đạo quân tử theo cách khác, ông nấn ná ở lại làm quan thêm sáu đời vua rối rem, không cơn biến nào sánh kịp cjo đến lúc qua đời ở tuổi 64 (1902).

Cái chết của Dương Khuê là một nỗi đau lớn trong lòng Nguyễn Khuyến. Lúc đấy, quên hết mọi điều, ông chỉ còn biết một điều duy nhất: ông đã mất đi một người bạn thân, mất đi một tình cảm quý giá không có gì thay thế được. Lúc đấy,tù tận đáy lòng, từ một tình bạn ma ông không thể đo đựoc chiều sâu của nó, Nguyễn Khuyến đã kêu lên những tiếng kêu thảng thốt:

“ Bác dương thôi đã thôi rồi
Nước mây man má ngậm ngùi lòng ta”

Hầu như không có một chút văn chương, chữ nghĩa nào trong hai câu thơ trên, đặc biệt là dòng thơ thứ nhất. Chỉ có nỗi đau, nỗi đau chân thành trọn vện tự mình thể hiện ra thành lời. Hai tiếng “ thôi” dân dã và tự nhiên. Đặt câu thơ vào trong hoàn cảnh xã hội mà sự “ cao nhã” luôn luôn được coi là một yêu cầu hàng đầu của văn chương, ta càng thấy đựoc ở đây sự chân thành đã được nhà thơ coi trọng đến nhường nào. Nỗi đau của Nguyễn Khuyến, ông không khoc thết lên, tiếng khóc của ông là tiếng khóc với lòng mình, cho tự mình nghe lắng vào sâu trong tim. Ông muốn ngồi một mình, ôn lại những kỉ niệm đẹp giữa hai người:

“ Nhớ từ thuở đăng khoa ngày trước
Vẫn sơm hôm tôi bác cùng nhau
..........
Bác già tôi cũng già rồi
Biết thôi, thôi thế, thì thôi mới là”

Mười sáu dong thơ, Nguyễn Khuyến nhắc lại thật cô đọng, đầy đủ về mối quan hệ bạn bè của Nguyễn Khuyến, Dương Khuê, đặc biệt là độ sâu, độ đậm bền của tình bạn đó. Những kỉ niệm đã được nhà thơ nói tới một cách giản dị nhưng đầy trân trọng. Nhắc lại những kỉ niệm ấy, ôn lại, suy ngẫm về tình bạn ấy, Nguyễn Khuyến viết nên những câu thơ nghe thật buồn bã, ngao ngán. Họ đã từng trải qua nhưng giây phút tú vị, tâm đầu , ý hợp, chia sẻ niềm vui thanh tao. Nhắc lại những kỉ niêm đó, tâm hông nhà thơ như còn rung cảm vì “ tiếng suối róc rách lưng đèo” nơi “ dặm khách xa xôi”, cảm giác thích thú với noi từng gác cheo leo, “ thú vui con hát”,” rượu ngon cùng nhấp”. Nguyễn Khuyến nói buổi dương cửu để nói thời kì loạn lạc khi thực dân Pháp xxam lược nước ta, trước tình cảnh như vậy, nhà thơ đã lựa chọn cách rời bỏ công danh. Nhà thơ nói như một người an phận mà nghe thật đau dớn. Vơi ba từ “ thôi” trùng điệp là tâm trạng của nhà thơ khi cáo quan về quê – đau buồn trước tình cảnh đất nước nhưng không thể làm gì được
.

“ Muốn đi lại tuổi già thêm nhác
................
Chợt nghe tôi bỗng chân tay rụng rời”

Nhưng câu thơ ấy không thực sự sắc sảo mà mang một vẻ đẹp nôm na bình thường bởi Nguyễn Khuyến không làm văn chương, mà bộc lộ nỗi niềm mình, nhà thơ tự lí sự với mình, nhưng đành chấp nhận nỗi đau đã là sự thật nhưng vẫn băn khoăn và cảm thấy vô lí:

“ Ai chẳng biết chán đời là phải
.................
Không mua không phải không tiền không mua”

Cái chết của người bạn đã đến một cách vội vã, đột ngột, cướp mất của ông một người bạn hiền và như thế, đã cướp mất của ông tất cả mọi niềm vui:

“Rượu ngon không có bạn hiền
....................
Viết đưa ai, ai biết mà đưa”

Năm lần xuất hiẹn từ “ không” với một cái lắc đầu buồn bã, không còn bạn, không còn thiết uống rượu, bởi không còn người chia sẻ vị ngon của rượu, không còn bạn, không còn hứng thú làm thơ. Nhà thơ nghĩ đến tình bạn mà sách vở xưa kia đã viết, đã ca ngợi, trong ông, tình bạn của ông với Dương Khuê cũng như thế, sự mất mát của ông sau cái chết của Dương Khuê cũng như thế:

“ Dường kia treo cũng hửng hờ
Đàn kia gãy cũng ngẩn ngơ tiếng đàn”

Nhà thơ khuyên mình không nên khóc, tuổi già của ông không thể ép nước mắt chảy thành hai hàng chứa chan được. Vẵn tự hiểu rằng lấy nhớ làm thương nhưng mỗi chữ trong thơ ông đều thấm đẫm nước mắt, những hạt lẹ từ nỗi đau,từ một tình bạn lớn.

Có thể nói rằng trong thơ Việt Nam đã có nhiều bài thơ hay thể hiện tình cảm đẹp đẽ, chân thành, nổi bật trong đó là “ Khóc Dương Khuê” của Nguyễn Khuyến. Cái hay ấy trước hết được xuất phát từ tình bạn đẹp và sự chân thành của một tâm hồn cao thượng. Cái hay ấy còn là từ nghệ thuật diễn đạt,giản dị,tự nhiên, đầy tính dân tộc, nhẹ nhàng, bình dị, sâu lắng đã góp phần làm nên sự thành công cho bài thơ
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top