rubi_mos2002
New member
- Xu
- 0
Theo quan điểm mới nhất về tính cách, những nét tính cách của chúng ta không còn được xem là nhị phân – bạn hoặc là người có ý thức, hoặc là không – mà nó tồn tại trên một miền liên tục (bạn là người có ý thức cao hoặc thấp). Không chỉ như vậy, mỗi nét tính cách còn có mặt xấu của riêng nó: Tính ngăn nắp, trật tự trở thành sự ám ảnh. Tính can đảm leo thang trở thành liều lĩnh. Tính khiêm tốn trượt đến sự bất an. Tính tự tin chuyển thành kiêu ngạo, tính cẩn thận chuyển thành lo lắng, tính thuyết phục chuyển thành thống trị, tính thân thiện chuyển thành để thu hút tình cảm, để lấy lòng.
7 tội lỗi chết người có thể bắt đầu từ tính tham vọng, sự nghỉ ngơi giải trí, ý thức về việc làm tốt của một người, sự tức giận chính đáng, một thái độ tình dục lành mạnh và thưởng thức một bữa ăn ngon. Tất cả chỉ là vấn đề mức độ.
Bản chất con người, những quy tắc xã hội và văn hóa nơi làm việc nhìn chung xem trọng những đức tính tốt. Nhưng trong một thế giới mà có nhiều sự thay đổi nhanh chóng thì chúng ta cần thường xuyên xem xét lại định nghĩa về đức tính tốt.
Tôi không nói bạn cần từ bỏ ngay lập tức những đức tính tốt nhất của bạn. Có thể những đức tính tốt mà bạn lưu giữ vì có những lý do cá nhân sâu xa. Mục tiêu của bài này là giúp bạn nhận ra, ngay cả những tính cách tốt nhất của bạn cũng có thể đang bị lạm dụng, hoặc dùng sai thời điểm, hoặc ở mức độ quá cao.
Hãy kiểm tra bản thân để nhận ra những đức tính tốt nào là có lợi cho cuộc sống của bạn, và tính tốt nào đang giữ bạn lại, làm bạn khốn khổ và ảnh hưởng đến công việc và các mối quan hệ. Và đừng bao giờ giả định rằng một đức tính tốt từng giúp ích cho bạn trong quá khứ thì sẽ luôn luôn có lợi cho bạn.
Tính ưu tú – hay là sự hoàn hảo làm bạn tê liệt?
Phấn đấu cho sự ưu tú có những phần thưởng của nó – điểm số cao, sự ủng hộ, phần thường, cảm giác hoàn thành tốt một công việc. Nhưng theo đuổi sự xuất sắc trong mọi việc phản ánh tính cứng nhắc và có thể dẫn đến sự hoàn hảo, một sự tận tụy không linh hoạt cho những tiêu chuẩn cao, và không có khả năng đặt ra những thứ ưu tiên.
Nhà tâm lý Simon Sherry và các cộng sự ở Canada's Dalhousie University kiểm tra những mức độ của tính hoàn hảo, tính ý thức và kết quả làm việc ở những giáo sư tâm lý học. Họ phát hiện thấy tính ý thức (conscientiousness) có liên quan rõ ràng với những bài nghiên cứu được công bố, nhưng tính hoàn hảo có liên quan tiêu cực với số lượng những bài nghiên cứu được công bố trên tạp chí. Nó làm hạn chế năng suất. Và những bài báo, bài nghiên cứu của những giáo sư theo chủ nghĩa hoàn hảo có xu hướng gây ra ít ảnh hưởng.
Có lẽ phần tai hại nhất của việc theo đuổi sự ưu tú bằng mọi giá là nó có thể hủy hoại tính sáng tạo, chấp nhận mạo hiểm và sự thử nghiệm. Clay Christensen (trường Harvard Business School) cho rằng, sự đổi mới đôi khi đòi hỏi sự thất bại.
Theo Breeden, theo đuổi sự xuất sắc trong mọi lĩnh vực tức là bỏ qua thực tế rằng cuộc sống thường lộn xộn. Và không phân biệt được điều gì quan trọng và điều gì không quan trọng. Và, bạn cần phân biệt được giữa quá trình xuất sắc và kết quả xuất sắc.
Chúng ta cần nhắm vào sự xuất sắc của kết quả hơn là sự xuất sắc của quá trình. Những sai lầm (và sửa sai) thường là một sự thúc đẩy cho sự xuất sắc trong mọi việc.
Công bằng với mọi người tức là không công bằng với bất kỳ người nào
Chúng ta muốn được đối xử công bằng, và chúng ta muốn làm việc cho những người và nơi đối xử công bằng với những người khác. “Những người lao động dường như có một mối quan tâm chung về sự công bằng vượt quá bản thân”, nhà tâm lý Deborah Rupp nói, người nghiên cứu về sự công bằng trong các tổ chức, quá trình tâm lý mà những nhân viên đi đến sự đánh giá về nơi làm việc của họ là công bằng hay bất công. Khi họ thấy sếp đối xử bất công với người khác, Rupp phát hiện thấy, nhân viên than phiền, cảnh báo người khác, tìm kiếm việc làm khác hoặc có những hành vi làm giảm hiệu quả công việc.
Breeden một lần nữa lại phân biệt giữa quá trình và kết quả. Trong trường hợp này, sự công bằng của quá trình thì quan trọng hơn rất nhiều so với sự công bằng của kết quả, ví dụ, mọi đứa trẻ đều được phần thưởng giống nhau hoặc mỗi nhân viên nhận được phần thưởng 1000$. Theo đuổi sự công bằng của kết quả dễ tạo ra cơn ác mộng của những yêu cầu. “Nhiệm vụ của một nhà lãnh đạo là đảm bảo rằng mọi người, kể cả bản thân cô ấy, có một cơ hội công bằng”, Breeden nói. Những nhân viên đặc biệt nên được đối xử đặc biệt. Nếu không thì động cơ làm việc bị dập tắt.
Cố gắng tạo ra sự công bằng của kết quả không chỉ nuôi dưỡng một nền văn hóa ám ảnh với việc giữ công bằng mà nó thực sự có đầy những cạm bẫy về mặt tâm lý. Nó giả định là tất cả mọi người đều đánh giá cao mọi phần thưởng giống nhau. Trong thực tế, một số người muốn có lương cao hơn; người khác muốn có nhiều thời gian nghỉ ngơi hơn; và người khác muốn được khen hoặc ghi nhận.
Sự công bằng còn cao hơn cả việc đối xử với mọi nhân viên và mọi đứa trẻ “chính xác giống nhau” – mà nó có nghĩa là tính đến những nhu cầu và động cơ của cá nhân.
Mục đích: Đam mê mà không ám ảnh
Những người sống theo đam mê thì thật quyến rũ. Họ là hiện thân của mục đích và ý nghĩa trong cuộc sống và công việc. Theo Tomas Chamorro-Premuzic (giáo sư tâm lý ở University College London) ”ranh giới giữa công việc và cuộc sống của bạn càng khó định nghĩa thì bạn càng thành công hơn ở cả hai”. Ông khuyến khích mọi người tìm thấy “sự hợp nhất cuộc sống-công việc.”
Đam mê về việc gì đó khiến bản cảm thấy vui. Nó tăng cường năng lượng, khả năng chịu đựng. Nó có nghĩa là bạn quan tâm sâu sắc về một điều gì đấy nằm ngoài bản thân bạn đến mức độ là bạn đắm chìm hoàn toàn.
Nhưng đam mê cũng có thể loại bỏ những điều khác cũng quan trọng không kém, đặt cảm xúc lên trên logic, và dẫn đến sự kiệt sức. Ở mức tồi tệ nhất, nó có thể chuyển thành sự ám ảnh, một sự theo đuổi thống trị tất cả những thứ khác và chiếm giữ tâm trí đến một mức độ đáng báo động.
Robert Vallerand, giáo sư tâm lý ở University of Quebec, nêu lên sự tương phản giữa đam mê lành mạnh (Breeden gọi là “đam mê hài hòa”) với đam mê ám ảnh. Vallerand nói, những người có đam mê hài hòa tham gia vào một hoạt động nào đó vì họ muốn tham gia. Những người có đam mê ám ảnh tham gia một hoạt động vì họ cảm thấy họ phải tham gia.
Trong khi những đam mê hài hòa cùng tồn tại với những khía cạnh khác của cuộc sống thì đam mê ám ảnh là một xung lực cưỡng bức làm con người mù quáng trước những nguy hiểm, rủi ro, và phớt lờ những nhu cầu của người khác (hoặc thậm chí bản thân). Các nhà nghiên cứu nghiên cứu về những nghệ sỹ múa chuyện nghiệp, phát hiện thấy những người đam mê ám ảnh với múa có nhiều khả năng chịu đựng những tổn thương cơ thể thường xuyên. Họ thúc đẩy bản thân quá hà khắc, không quan tâm đến sức khỏe và trạng thái cân bằng của họ.
Đam mê hài hòa nói về việc tìm thấy một mức độ đam mê có thể chịu đựng được.
Cái giá của tính dễ thương
Người dễ thương là người dễ đồng cảm, đáng tin và giúp đỡ. Họ có xu hướng trở nên khiêm tốn và tử tế, vị tha, sẵn sàng thỏa hiệp, hào phóng, rộng lượng. Hạnh phúc và sự lạc quan dễ dàng đến với họ, ngay cả khi hoàn cảnh đang khó khăn. Họ thường không gây ra những cuộc tranh cãi. Và vấn đề nằm ở đấy. Có những lúc mà mọi người sẽ tốt hơn nếu họ tranh cãi.
Xung đột là không thể tránh khỏi trong công việc và cuộc sống. Sẽ có những bất đồng, những hành động không làm hài lòng mọi người, những quyết định khó khăn cần bảo vệ. Tính quyết đoán là một phẩm chất cần thiết, và nó thường thiếu ở những người quá dễ tính, làm họ dễ trở thành con mồi cho những người sẽ lợi dụng sự tin tưởng hoặc hào phóng của họ. Nếu bạn không thể nói không, đưa ra những lời phê bình mang tính xây dựng hoặc giữ vững quyết định của bạn thì bạn sẽ không trở thành một nhân viên, một quản lý, một người yêu hoặc một người bố/mẹ hiệu quả.
Và trở thành một anh chàng tử tế ở nơi làm việc có thể làm giảm tiền lương và cơ hội thăng tiến của bạn. Tính dễ thương có một tác động rất mạnh mẽ đến tiền lương của đàn ông, theo phát hiện của Beth Livingston, Timothy Judge và Charlice Hurst. Trong một nghiên cứu được đăng trên tờ Journal of Personality and Social Psychology, họ khám phá 3 câu hỏi: Liệu trở nên dễ thương có ảnh hưởng đến sự thành công trong công việc của bạn? Trở nên dễ thương có ảnh hưởng đến hạnh phúc trong công việc của bạn? Và những ảnh hưởng của sự dễ thương có khác biệt đối với đàn ông và phụ nữ?
Họ phát hiện thấy đàn ông kiếm nhiều tiền hơn phụ nữ. Và những người đàn ông có số điểm ở “tính dễ thương”cao đã kiếm được ít tiền hơn (ít hơn 10,000$ mỗi năm) so với những người đàn ông có số điểm “tính dễ thương” thấp. Trong khi đó, xu hướng phụ nữ có “tính dễ thương” cao kiếm được ít tiền hơn phụ nữ có “tính dễ thương” thấp, thì sự khác biệt đó là nhỏ. Tuy nhiên, những nhân viên có tính dễ thương cao đánh giá bản thân họ là hạnh phúc hơn trong công việc so với những người ít dễ thương.
Nhà tâm lý Art Markman cho rằng, người dễ thương ít có khả năng thúc đẩy bản thân họ hướng đến sự ghi nhận hoặc sự thăng chức. Họ có xu hướng làm nhiều việc vô vụ lợi hơn trong công việc. Thật không may, làm nhiều điều tốt đẹp cho nhóm không phải lúc nào cũng làm họ được chú ý khi đến giai đoạn tăng lương và thưởng. Nhưng, một cuộc sống hạnh phúc có thể bù đắp cho mức thu nhập bị giảm.
Mặc cho thành kiến, những anh chàng dễ thương khá may mắn trong tình yêu. Trong 2 nghiên cứu với phụ nữ đại học, Geoffrey Urbaniak và Peter Kilmann (University of South Carolina) phát hiện thấy tính dễ thương và sự quyến rũ ngoại hình đều là những yếu tố tích cực trong sự lựa chọn của phụ nữ và họ xem là được khao khát ở những đàn ông là đối tác hẹn hò tiềm năng. Tính dễ thương là yếu tố quan trọng nhất khi một phụ nữ đang xem xét về một mối quan hệ nghiêm túc, lâu dài; trong khi sự quyến rũ ngoại hình là quan trọng hơn khi họ xem xét về một mối quan hệ tình dục, ngẫu nhiên.
Tuy nhiên, khi một mối quan hệ được thiết lập thì sự việc trở nên phức tạp hơn. Tính dễ thương và nhanh chóng thỏa hiệp có thể lôi cuốn lúc ban đầu nhưng có thể dẫn đến những hành vi phụ thuộc trở thành một gánh nặng cho người kia, người phải tự đưa ra nhiều quyết định hơn. Hoặc, người dễ thương có thể kìm nén những cảm xúc tiêu cực, bộc lộ nó trong hành vi thụ động-xung hấn hoặc cơn giận tràn ly và cuối cùng là kết thúc mối quan hệ.
Bộc lộ những cảm xúc chân thật và bảo vệ lập trường của bản thân là những kỹ năng quý giá trong tình yêu và công việc. Cả hai có thể cùng tồn tại trong tính dễ thương.
Sự cộng tác, với sự rõ ràng
Một số người bẩm sinh là những người thích cộng tác. Họ chào đón người khác và hướng đến sự nhất trí cho mọi quyết định từ nhỏ đến lớn. Đó là một phẩm chất tốt ở một nhà quản lý, và nó làm tăng tính phong phú, nuôi dưỡng những mối quan hệ và tạo ra sự tham gia từ mọi người.
Nhưng sự cộng tác cũng dẫn đến sự mờ nhạt về trách nhiệm. Những quyết định tốn nhiều thời gian hơn, và được làm chung. Mọi người cảm thấy cần cân nhắc, ngay cả khi không có bất kỳ điều gì để đóng góp. Và nếu mọi việc không ổn thì ai là người thực sự chịu trách nhiệm?
Thêm nữa, Breeden quan sát thấy, những người hướng ngoại có một xu hướng thích tham gia vào sự cộng tác lãng phí vì họ lấy năng lượng của họ từ những người khác (người hướng ngoại cảm thấy có nhiều năng lượng khi ở cạnh những người khác), và họ thường có nhu cầu nói ra suy nghĩ của họ với mọi người. Và những người hướng ngoại có thể trở thành những ma cà rồng nơi công sở, người lấy mất hiệu quả làm việc của đồng nghiệp của họ.
Chưa đề cập đến có một số người mà việc cộng tác với họ là hoàn toàn không hiệu quả. Nó làm giảm giá trị những người thích làm việc một mình, hoặc thậm chí cần chút thời gian một mình để suy nghĩ.
Sửa chữa như thế nào? Chỉ cộng tác với những ranh giới, kỳ vọng và ý định rõ ràng và hiểu rõ về những trách nhiệm cá nhân, dành nhiều thời gian cho việc suy nghĩ độc lập.
Điều hoang đường về một cuộc sống cân bằng
Dù bạn đang nói chuyện với bố mẹ, người tư vấn công việc hoặc thầy hướng dẫn yoga, không có đức tính nào dường như được xếp cao hơn sự cân bằng ở thời nay. Tạo ra sự cân bằng trong tất cả những yếu tố của cuộc sống – công việc và gia đình, bản thân và người khác, kiểm soát bản thân và hưởng thụ - dường như là mục tiêu.
Nhưng việc theo đuổi sự cân bằng tự bản thân nó gây ra nhiều sự mất cân bằng. Chúng ta đạt được nó trong cuộc sống thay đổi, theo nghĩa đen, từng giây từng phút. Sự cân bằng hoạt động thông qua một dòng những sự lựa chọn liên tục. Rất thường xuyên, nó dẫn đến sự thỏa hiệp liên tục và sự xoàng xĩnh trong mọi việc.
Mối bận tâm của thời nay, cân bằng giữa cuộc sống-công việc có lẽ là ảo tưởng lớn nhất. Nó có thể đạt được, ở hầu hết các lĩnh vực, chỉ đạt được trong phép cộng, chứ không phải trong cuộc sống hằng ngày, nơi mà các kế hoạch và các thời hạn chót yêu cầu những sự chiến đấu của sự cam kết tập trung. Khi đó, sự cân bằng là một mục tiêu lâu dài.
Nguy hiểm của việc đạt được trạng thái cân bằng “hoàn hảo” là gì? Đó là một cuộc sống như ở tu viện, bị kiểm soát quá mức. Sự cân bằng không phải là một hệ thống tĩnh, mà nó đòi hỏi sự chú ý và ý thức liên tục.
Tìm thấy sự cân bằng
Bạn cần biết điều gì quan trọng nhất với bạn ngay bây giờ, bạn cần điều gì để xây dựng cho tương lai, những công việc và thói quen nào đang làm cạn kiệt thời gian và sự chú ý của bạn, và bạn cần bao nhiêu thời gian để phục hồi. Có lẽ những đứa tính quan trọng nhất ngày nay đó là nhanh trí, linh hoạt và khả năng thích nghi.
Nguồn
When Virtue Becomes Vice
By Mary Loftus, published on September 02, 2013 - last reviewed on September 02, 2013
PsychologyToday
7 tội lỗi chết người có thể bắt đầu từ tính tham vọng, sự nghỉ ngơi giải trí, ý thức về việc làm tốt của một người, sự tức giận chính đáng, một thái độ tình dục lành mạnh và thưởng thức một bữa ăn ngon. Tất cả chỉ là vấn đề mức độ.
Bản chất con người, những quy tắc xã hội và văn hóa nơi làm việc nhìn chung xem trọng những đức tính tốt. Nhưng trong một thế giới mà có nhiều sự thay đổi nhanh chóng thì chúng ta cần thường xuyên xem xét lại định nghĩa về đức tính tốt.
Tôi không nói bạn cần từ bỏ ngay lập tức những đức tính tốt nhất của bạn. Có thể những đức tính tốt mà bạn lưu giữ vì có những lý do cá nhân sâu xa. Mục tiêu của bài này là giúp bạn nhận ra, ngay cả những tính cách tốt nhất của bạn cũng có thể đang bị lạm dụng, hoặc dùng sai thời điểm, hoặc ở mức độ quá cao.
Hãy kiểm tra bản thân để nhận ra những đức tính tốt nào là có lợi cho cuộc sống của bạn, và tính tốt nào đang giữ bạn lại, làm bạn khốn khổ và ảnh hưởng đến công việc và các mối quan hệ. Và đừng bao giờ giả định rằng một đức tính tốt từng giúp ích cho bạn trong quá khứ thì sẽ luôn luôn có lợi cho bạn.
Tính ưu tú – hay là sự hoàn hảo làm bạn tê liệt?
Phấn đấu cho sự ưu tú có những phần thưởng của nó – điểm số cao, sự ủng hộ, phần thường, cảm giác hoàn thành tốt một công việc. Nhưng theo đuổi sự xuất sắc trong mọi việc phản ánh tính cứng nhắc và có thể dẫn đến sự hoàn hảo, một sự tận tụy không linh hoạt cho những tiêu chuẩn cao, và không có khả năng đặt ra những thứ ưu tiên.
Nhà tâm lý Simon Sherry và các cộng sự ở Canada's Dalhousie University kiểm tra những mức độ của tính hoàn hảo, tính ý thức và kết quả làm việc ở những giáo sư tâm lý học. Họ phát hiện thấy tính ý thức (conscientiousness) có liên quan rõ ràng với những bài nghiên cứu được công bố, nhưng tính hoàn hảo có liên quan tiêu cực với số lượng những bài nghiên cứu được công bố trên tạp chí. Nó làm hạn chế năng suất. Và những bài báo, bài nghiên cứu của những giáo sư theo chủ nghĩa hoàn hảo có xu hướng gây ra ít ảnh hưởng.
Có lẽ phần tai hại nhất của việc theo đuổi sự ưu tú bằng mọi giá là nó có thể hủy hoại tính sáng tạo, chấp nhận mạo hiểm và sự thử nghiệm. Clay Christensen (trường Harvard Business School) cho rằng, sự đổi mới đôi khi đòi hỏi sự thất bại.
Theo Breeden, theo đuổi sự xuất sắc trong mọi lĩnh vực tức là bỏ qua thực tế rằng cuộc sống thường lộn xộn. Và không phân biệt được điều gì quan trọng và điều gì không quan trọng. Và, bạn cần phân biệt được giữa quá trình xuất sắc và kết quả xuất sắc.
Chúng ta cần nhắm vào sự xuất sắc của kết quả hơn là sự xuất sắc của quá trình. Những sai lầm (và sửa sai) thường là một sự thúc đẩy cho sự xuất sắc trong mọi việc.
Công bằng với mọi người tức là không công bằng với bất kỳ người nào
Chúng ta muốn được đối xử công bằng, và chúng ta muốn làm việc cho những người và nơi đối xử công bằng với những người khác. “Những người lao động dường như có một mối quan tâm chung về sự công bằng vượt quá bản thân”, nhà tâm lý Deborah Rupp nói, người nghiên cứu về sự công bằng trong các tổ chức, quá trình tâm lý mà những nhân viên đi đến sự đánh giá về nơi làm việc của họ là công bằng hay bất công. Khi họ thấy sếp đối xử bất công với người khác, Rupp phát hiện thấy, nhân viên than phiền, cảnh báo người khác, tìm kiếm việc làm khác hoặc có những hành vi làm giảm hiệu quả công việc.
Breeden một lần nữa lại phân biệt giữa quá trình và kết quả. Trong trường hợp này, sự công bằng của quá trình thì quan trọng hơn rất nhiều so với sự công bằng của kết quả, ví dụ, mọi đứa trẻ đều được phần thưởng giống nhau hoặc mỗi nhân viên nhận được phần thưởng 1000$. Theo đuổi sự công bằng của kết quả dễ tạo ra cơn ác mộng của những yêu cầu. “Nhiệm vụ của một nhà lãnh đạo là đảm bảo rằng mọi người, kể cả bản thân cô ấy, có một cơ hội công bằng”, Breeden nói. Những nhân viên đặc biệt nên được đối xử đặc biệt. Nếu không thì động cơ làm việc bị dập tắt.
Cố gắng tạo ra sự công bằng của kết quả không chỉ nuôi dưỡng một nền văn hóa ám ảnh với việc giữ công bằng mà nó thực sự có đầy những cạm bẫy về mặt tâm lý. Nó giả định là tất cả mọi người đều đánh giá cao mọi phần thưởng giống nhau. Trong thực tế, một số người muốn có lương cao hơn; người khác muốn có nhiều thời gian nghỉ ngơi hơn; và người khác muốn được khen hoặc ghi nhận.
Sự công bằng còn cao hơn cả việc đối xử với mọi nhân viên và mọi đứa trẻ “chính xác giống nhau” – mà nó có nghĩa là tính đến những nhu cầu và động cơ của cá nhân.
Mục đích: Đam mê mà không ám ảnh
Những người sống theo đam mê thì thật quyến rũ. Họ là hiện thân của mục đích và ý nghĩa trong cuộc sống và công việc. Theo Tomas Chamorro-Premuzic (giáo sư tâm lý ở University College London) ”ranh giới giữa công việc và cuộc sống của bạn càng khó định nghĩa thì bạn càng thành công hơn ở cả hai”. Ông khuyến khích mọi người tìm thấy “sự hợp nhất cuộc sống-công việc.”
Đam mê về việc gì đó khiến bản cảm thấy vui. Nó tăng cường năng lượng, khả năng chịu đựng. Nó có nghĩa là bạn quan tâm sâu sắc về một điều gì đấy nằm ngoài bản thân bạn đến mức độ là bạn đắm chìm hoàn toàn.
Nhưng đam mê cũng có thể loại bỏ những điều khác cũng quan trọng không kém, đặt cảm xúc lên trên logic, và dẫn đến sự kiệt sức. Ở mức tồi tệ nhất, nó có thể chuyển thành sự ám ảnh, một sự theo đuổi thống trị tất cả những thứ khác và chiếm giữ tâm trí đến một mức độ đáng báo động.
Robert Vallerand, giáo sư tâm lý ở University of Quebec, nêu lên sự tương phản giữa đam mê lành mạnh (Breeden gọi là “đam mê hài hòa”) với đam mê ám ảnh. Vallerand nói, những người có đam mê hài hòa tham gia vào một hoạt động nào đó vì họ muốn tham gia. Những người có đam mê ám ảnh tham gia một hoạt động vì họ cảm thấy họ phải tham gia.
Trong khi những đam mê hài hòa cùng tồn tại với những khía cạnh khác của cuộc sống thì đam mê ám ảnh là một xung lực cưỡng bức làm con người mù quáng trước những nguy hiểm, rủi ro, và phớt lờ những nhu cầu của người khác (hoặc thậm chí bản thân). Các nhà nghiên cứu nghiên cứu về những nghệ sỹ múa chuyện nghiệp, phát hiện thấy những người đam mê ám ảnh với múa có nhiều khả năng chịu đựng những tổn thương cơ thể thường xuyên. Họ thúc đẩy bản thân quá hà khắc, không quan tâm đến sức khỏe và trạng thái cân bằng của họ.
Đam mê hài hòa nói về việc tìm thấy một mức độ đam mê có thể chịu đựng được.
Cái giá của tính dễ thương
Người dễ thương là người dễ đồng cảm, đáng tin và giúp đỡ. Họ có xu hướng trở nên khiêm tốn và tử tế, vị tha, sẵn sàng thỏa hiệp, hào phóng, rộng lượng. Hạnh phúc và sự lạc quan dễ dàng đến với họ, ngay cả khi hoàn cảnh đang khó khăn. Họ thường không gây ra những cuộc tranh cãi. Và vấn đề nằm ở đấy. Có những lúc mà mọi người sẽ tốt hơn nếu họ tranh cãi.
Xung đột là không thể tránh khỏi trong công việc và cuộc sống. Sẽ có những bất đồng, những hành động không làm hài lòng mọi người, những quyết định khó khăn cần bảo vệ. Tính quyết đoán là một phẩm chất cần thiết, và nó thường thiếu ở những người quá dễ tính, làm họ dễ trở thành con mồi cho những người sẽ lợi dụng sự tin tưởng hoặc hào phóng của họ. Nếu bạn không thể nói không, đưa ra những lời phê bình mang tính xây dựng hoặc giữ vững quyết định của bạn thì bạn sẽ không trở thành một nhân viên, một quản lý, một người yêu hoặc một người bố/mẹ hiệu quả.
Và trở thành một anh chàng tử tế ở nơi làm việc có thể làm giảm tiền lương và cơ hội thăng tiến của bạn. Tính dễ thương có một tác động rất mạnh mẽ đến tiền lương của đàn ông, theo phát hiện của Beth Livingston, Timothy Judge và Charlice Hurst. Trong một nghiên cứu được đăng trên tờ Journal of Personality and Social Psychology, họ khám phá 3 câu hỏi: Liệu trở nên dễ thương có ảnh hưởng đến sự thành công trong công việc của bạn? Trở nên dễ thương có ảnh hưởng đến hạnh phúc trong công việc của bạn? Và những ảnh hưởng của sự dễ thương có khác biệt đối với đàn ông và phụ nữ?
Họ phát hiện thấy đàn ông kiếm nhiều tiền hơn phụ nữ. Và những người đàn ông có số điểm ở “tính dễ thương”cao đã kiếm được ít tiền hơn (ít hơn 10,000$ mỗi năm) so với những người đàn ông có số điểm “tính dễ thương” thấp. Trong khi đó, xu hướng phụ nữ có “tính dễ thương” cao kiếm được ít tiền hơn phụ nữ có “tính dễ thương” thấp, thì sự khác biệt đó là nhỏ. Tuy nhiên, những nhân viên có tính dễ thương cao đánh giá bản thân họ là hạnh phúc hơn trong công việc so với những người ít dễ thương.
Nhà tâm lý Art Markman cho rằng, người dễ thương ít có khả năng thúc đẩy bản thân họ hướng đến sự ghi nhận hoặc sự thăng chức. Họ có xu hướng làm nhiều việc vô vụ lợi hơn trong công việc. Thật không may, làm nhiều điều tốt đẹp cho nhóm không phải lúc nào cũng làm họ được chú ý khi đến giai đoạn tăng lương và thưởng. Nhưng, một cuộc sống hạnh phúc có thể bù đắp cho mức thu nhập bị giảm.
Mặc cho thành kiến, những anh chàng dễ thương khá may mắn trong tình yêu. Trong 2 nghiên cứu với phụ nữ đại học, Geoffrey Urbaniak và Peter Kilmann (University of South Carolina) phát hiện thấy tính dễ thương và sự quyến rũ ngoại hình đều là những yếu tố tích cực trong sự lựa chọn của phụ nữ và họ xem là được khao khát ở những đàn ông là đối tác hẹn hò tiềm năng. Tính dễ thương là yếu tố quan trọng nhất khi một phụ nữ đang xem xét về một mối quan hệ nghiêm túc, lâu dài; trong khi sự quyến rũ ngoại hình là quan trọng hơn khi họ xem xét về một mối quan hệ tình dục, ngẫu nhiên.
Tuy nhiên, khi một mối quan hệ được thiết lập thì sự việc trở nên phức tạp hơn. Tính dễ thương và nhanh chóng thỏa hiệp có thể lôi cuốn lúc ban đầu nhưng có thể dẫn đến những hành vi phụ thuộc trở thành một gánh nặng cho người kia, người phải tự đưa ra nhiều quyết định hơn. Hoặc, người dễ thương có thể kìm nén những cảm xúc tiêu cực, bộc lộ nó trong hành vi thụ động-xung hấn hoặc cơn giận tràn ly và cuối cùng là kết thúc mối quan hệ.
Bộc lộ những cảm xúc chân thật và bảo vệ lập trường của bản thân là những kỹ năng quý giá trong tình yêu và công việc. Cả hai có thể cùng tồn tại trong tính dễ thương.
Sự cộng tác, với sự rõ ràng
Một số người bẩm sinh là những người thích cộng tác. Họ chào đón người khác và hướng đến sự nhất trí cho mọi quyết định từ nhỏ đến lớn. Đó là một phẩm chất tốt ở một nhà quản lý, và nó làm tăng tính phong phú, nuôi dưỡng những mối quan hệ và tạo ra sự tham gia từ mọi người.
Nhưng sự cộng tác cũng dẫn đến sự mờ nhạt về trách nhiệm. Những quyết định tốn nhiều thời gian hơn, và được làm chung. Mọi người cảm thấy cần cân nhắc, ngay cả khi không có bất kỳ điều gì để đóng góp. Và nếu mọi việc không ổn thì ai là người thực sự chịu trách nhiệm?
Thêm nữa, Breeden quan sát thấy, những người hướng ngoại có một xu hướng thích tham gia vào sự cộng tác lãng phí vì họ lấy năng lượng của họ từ những người khác (người hướng ngoại cảm thấy có nhiều năng lượng khi ở cạnh những người khác), và họ thường có nhu cầu nói ra suy nghĩ của họ với mọi người. Và những người hướng ngoại có thể trở thành những ma cà rồng nơi công sở, người lấy mất hiệu quả làm việc của đồng nghiệp của họ.
Chưa đề cập đến có một số người mà việc cộng tác với họ là hoàn toàn không hiệu quả. Nó làm giảm giá trị những người thích làm việc một mình, hoặc thậm chí cần chút thời gian một mình để suy nghĩ.
Sửa chữa như thế nào? Chỉ cộng tác với những ranh giới, kỳ vọng và ý định rõ ràng và hiểu rõ về những trách nhiệm cá nhân, dành nhiều thời gian cho việc suy nghĩ độc lập.
Điều hoang đường về một cuộc sống cân bằng
Dù bạn đang nói chuyện với bố mẹ, người tư vấn công việc hoặc thầy hướng dẫn yoga, không có đức tính nào dường như được xếp cao hơn sự cân bằng ở thời nay. Tạo ra sự cân bằng trong tất cả những yếu tố của cuộc sống – công việc và gia đình, bản thân và người khác, kiểm soát bản thân và hưởng thụ - dường như là mục tiêu.
Nhưng việc theo đuổi sự cân bằng tự bản thân nó gây ra nhiều sự mất cân bằng. Chúng ta đạt được nó trong cuộc sống thay đổi, theo nghĩa đen, từng giây từng phút. Sự cân bằng hoạt động thông qua một dòng những sự lựa chọn liên tục. Rất thường xuyên, nó dẫn đến sự thỏa hiệp liên tục và sự xoàng xĩnh trong mọi việc.
Mối bận tâm của thời nay, cân bằng giữa cuộc sống-công việc có lẽ là ảo tưởng lớn nhất. Nó có thể đạt được, ở hầu hết các lĩnh vực, chỉ đạt được trong phép cộng, chứ không phải trong cuộc sống hằng ngày, nơi mà các kế hoạch và các thời hạn chót yêu cầu những sự chiến đấu của sự cam kết tập trung. Khi đó, sự cân bằng là một mục tiêu lâu dài.
Nguy hiểm của việc đạt được trạng thái cân bằng “hoàn hảo” là gì? Đó là một cuộc sống như ở tu viện, bị kiểm soát quá mức. Sự cân bằng không phải là một hệ thống tĩnh, mà nó đòi hỏi sự chú ý và ý thức liên tục.
Tìm thấy sự cân bằng
Bạn cần biết điều gì quan trọng nhất với bạn ngay bây giờ, bạn cần điều gì để xây dựng cho tương lai, những công việc và thói quen nào đang làm cạn kiệt thời gian và sự chú ý của bạn, và bạn cần bao nhiêu thời gian để phục hồi. Có lẽ những đứa tính quan trọng nhất ngày nay đó là nhanh trí, linh hoạt và khả năng thích nghi.
Nguồn
When Virtue Becomes Vice
By Mary Loftus, published on September 02, 2013 - last reviewed on September 02, 2013
PsychologyToday