Vui Học Văn
Cộng tác viên
- Xu
- 487
Khi người khác đọc tác phẩm, họ sẽ khám phá chân dung tinh thần, "cái tôi" của người nghệ sĩ, đồng thời cũng là khám phá chân dung tinh thần, "cái tôi" của chính mình (đi tìm chính bản thân mình).
Vấn đề gợi ra từ nhận định là ý nghĩa, giá trị của hoạt động đọc; thông qua việc khám phá tác giả trong tác phẩm, người đọc khám phá chính mình.
Bàn luận: Đọc truyện cũng là đi tìm tác giả, bởi vì tác phẩm nào cũng thể hiện cái nhìn chủ quan của người viết về hiện thực khách quan. Vì vậy đọc tác phẩm cũng là khám phá bức chân dung tinh thần của nhà văn thể hiện qua cách nhìn,cách cảm, cách nghĩ… trong tác phẩm.
Nghệ thuật là lĩnh vực của cái độc đáo, vì vậy người viết luôn mong muốn thể hiện được "cái tôi" của mình trong tác phẩm. Cái tôi ấy khao khát tìm tri âm tri kỉ, tha thiết mời gọi người đọc khám phá.
Việc đọc tác phẩm còn giúp người đọc khám phá ra "chân dung nghệ thuật" riêng biệt, "dấu vân tay nghệ thuật" đặc trưng của tác giả (phong cách sáng tác).
Chân dung tinh thần, "cái tôi" người viết thể hiện rõ hơn cả thông qua hệ thống tác phẩm (truyện Nguyễn Huy Thiệp).
Đi tìm tác giả cũng là đi tìm bản thân mình: Tác phẩm nào cũng phản ánh hiện thực khách quan và hướng đến những giá trị nhân sinh phổ quát. Chính vì vậy, tác giả và người đọc có thể kết nối, đồng điệu cùng nhau. Qua quá trình kết nối đó, người đọc tìm hiểu thêm về tác giả cũng là hiểu hơn về chính mình.
Mỗi tác phẩm là một kết cấu vẫy gọi người đọc tạo nghĩa, giúp người đọc kiến tạo chân dung tinh thần, "cái tôi" của mình. Khi người đọc hình dung về tác phẩm trong tâm trí cũng là lúc họ thấy rõ nhận thức, suy nghĩ, tâm tư, tình cảm… của chính mình thông qua quá trình trải nghiệm, nhập thân trong thế giới hình tượng.
Học sinh lấy tác phẩm để chỉ ra những biểu hiện của việc người đọc "đi tìm" tác giả trong tác phẩm; "đi tìm chính mình" trong tác giả, tác phẩm.
Đánh giá: Vấn đề được gợi ra từ ý kiến của Đỗ Đức Hiểu đã gặp gỡ với những quy luật trong tiếp nhận văn học: Đọc tác phẩm là bắt đầu hành trình tìm kiếm chân dung của tác giả và chân dung của chính mình.
Chỉ những tác phẩm có giá trị đặc sắc ở nội dung và hình thức biểu hiện và những tác giả có phong cách nghệ thuật độc đáo mới thôi thúc người đọc tìm hiểu và khám phá. Người đọc tác phẩm không chỉ là đề đi tìm tác giả, đi tìm chính mình mà còn tìm được những giá trị khác: bức tranh hiện thực, khoái cảm thẩm mĩ…
Để người đọc có thể tìm được chính mình trong tác giả, tác giả cần được kiến tạo bản sắc của mình trong hệ thống tác phẩm. Đồng thời, biết đào sâu hiện thực, biết thể hiện những tìm tòi đó trong hình thức nghệ thuật độc đáo.
Để có thể tìm được tác trong tác phẩm, tìm được chính mình trong quá trình tiếp nhận, bạn đọc cần nâng cao năng lực thẩm mĩ, đồng thời cần kinh nghiệm thẩm mĩ, lập trường vững chắc để đối thoại, chất vấn, sàng lọc được tác phẩm có giá trị, nhận diện được những tác giả có lương tâm, tài năng.
Sưu tầm
Vấn đề gợi ra từ nhận định là ý nghĩa, giá trị của hoạt động đọc; thông qua việc khám phá tác giả trong tác phẩm, người đọc khám phá chính mình.
Bàn luận: Đọc truyện cũng là đi tìm tác giả, bởi vì tác phẩm nào cũng thể hiện cái nhìn chủ quan của người viết về hiện thực khách quan. Vì vậy đọc tác phẩm cũng là khám phá bức chân dung tinh thần của nhà văn thể hiện qua cách nhìn,cách cảm, cách nghĩ… trong tác phẩm.
Nghệ thuật là lĩnh vực của cái độc đáo, vì vậy người viết luôn mong muốn thể hiện được "cái tôi" của mình trong tác phẩm. Cái tôi ấy khao khát tìm tri âm tri kỉ, tha thiết mời gọi người đọc khám phá.
Việc đọc tác phẩm còn giúp người đọc khám phá ra "chân dung nghệ thuật" riêng biệt, "dấu vân tay nghệ thuật" đặc trưng của tác giả (phong cách sáng tác).
Chân dung tinh thần, "cái tôi" người viết thể hiện rõ hơn cả thông qua hệ thống tác phẩm (truyện Nguyễn Huy Thiệp).
Đi tìm tác giả cũng là đi tìm bản thân mình: Tác phẩm nào cũng phản ánh hiện thực khách quan và hướng đến những giá trị nhân sinh phổ quát. Chính vì vậy, tác giả và người đọc có thể kết nối, đồng điệu cùng nhau. Qua quá trình kết nối đó, người đọc tìm hiểu thêm về tác giả cũng là hiểu hơn về chính mình.
Mỗi tác phẩm là một kết cấu vẫy gọi người đọc tạo nghĩa, giúp người đọc kiến tạo chân dung tinh thần, "cái tôi" của mình. Khi người đọc hình dung về tác phẩm trong tâm trí cũng là lúc họ thấy rõ nhận thức, suy nghĩ, tâm tư, tình cảm… của chính mình thông qua quá trình trải nghiệm, nhập thân trong thế giới hình tượng.
Học sinh lấy tác phẩm để chỉ ra những biểu hiện của việc người đọc "đi tìm" tác giả trong tác phẩm; "đi tìm chính mình" trong tác giả, tác phẩm.
Đánh giá: Vấn đề được gợi ra từ ý kiến của Đỗ Đức Hiểu đã gặp gỡ với những quy luật trong tiếp nhận văn học: Đọc tác phẩm là bắt đầu hành trình tìm kiếm chân dung của tác giả và chân dung của chính mình.
Chỉ những tác phẩm có giá trị đặc sắc ở nội dung và hình thức biểu hiện và những tác giả có phong cách nghệ thuật độc đáo mới thôi thúc người đọc tìm hiểu và khám phá. Người đọc tác phẩm không chỉ là đề đi tìm tác giả, đi tìm chính mình mà còn tìm được những giá trị khác: bức tranh hiện thực, khoái cảm thẩm mĩ…
Để người đọc có thể tìm được chính mình trong tác giả, tác giả cần được kiến tạo bản sắc của mình trong hệ thống tác phẩm. Đồng thời, biết đào sâu hiện thực, biết thể hiện những tìm tòi đó trong hình thức nghệ thuật độc đáo.
Để có thể tìm được tác trong tác phẩm, tìm được chính mình trong quá trình tiếp nhận, bạn đọc cần nâng cao năng lực thẩm mĩ, đồng thời cần kinh nghiệm thẩm mĩ, lập trường vững chắc để đối thoại, chất vấn, sàng lọc được tác phẩm có giá trị, nhận diện được những tác giả có lương tâm, tài năng.
Sưu tầm