Trang Dimple
New member
- Xu
- 38
Khi nào mẹ bầu cần đi siêu âm?
Theo các bác sĩ sản khoa, trong suốt quá trình thai nghén có 3 thời điểm bắt buộc mẹ bầu phải đi siêu âm thai:
- Từ tuần 12 -14 của thai kỳ: thời điểm tốt nhất để xác định tuổi thai và đo độ mờ da gáy nhằm dự đoán một số bất thường nhiễm sắc thể (những bất thường này có thể là nguyên nhân gây bệnh Down, dị dạng tim, chi, thoát vị cơ hoành…).
- Từ tuần 21 - 24 của thai kỳ: thời điểm khảo sát hình thể thai nhi bao gồm cột sống, hộp sọ, não, tim, phổi, thận, cánh tay và chân của thai nhi… nhằm phát hiện những dấu hiệu bất thường của thai nhi như sứt môi, hở hàm ếch, dị dạng ở các cơ quan nội tạng. Bên cạnh đó còn có thể khảo sát về bánh nhau và nước ối qua siêu âm.
- Từ tuần 30 - 32 của thai kỳ: thời điểm này siêu âm nhằm phát hiện một số bất thường về hình thể thai nhi xảy ra muộn như ở tim, mạch máu và các bất thường ở não như giãn não thất..., đồng thời để chẩn đoán ngôi thai, cân nặng thai nhi, khảo sát bánh nhau, dây rốn, nước ối… Từ đó bác sĩ lâm sàng có thể đánh giá và tiên lượng được cuộc sinh sắp tới, nhất là những thai kỳ có nguy cơ cao để có thể cho nhập viện sớm trước ngày dự sinh.
Chỉ với những thai kỳ nguy cơ cao như tim sản, cao huyết áp… số lần khám thai và siêu âm sẽ nhiều hơn với nhịp độ dày hơn vì các lý do y học.
Những lưu ý nào với mẹ bầu trước khi đi siêu âm?
- Thời gian siêu âm thường kéo dài từ 5-15 phút.
- Trước khi siêu âm, mẹ nên uống nhiều nước và nhịn tiểu.
- Bác sĩ siêu âm sẽ quét một lớp dầu hoặc kem chuyên dụng lên bụng mẹ bầu với mục đích giúp quá trình truyền sóng âm tốt hơn.
- Hãy chuẩn bị các câu hỏi mẹ thắc mắc về quá trình mang thai và những dấu hiệu bất thường để hỏi bác sĩ và có những lời khuyên thích hợp.
Đó là khi thai dưới 8 tuần tuổi, tức là trong 2 tháng đầu của thai kỳ. Đây là thời điểm vàng để thai nhi các tổ chức thai đang hình thành các bộ phận, đặc biệt là cơ quan sinh dục, các hệ thần kinh trung ương. Không ai dám chắc chắn rằng bất kỳ loại tia nào (trong đó có sóng siêu âm) không ảnh hưởng đến sự hình thành của thai.
Siêu âm có hại cho mẹ bầu không?
Nhiều mẹ bầu khi mang thai, vì nôn nóng thấy con đã không ngần ngại tốn kém đi siêu âm nhiều lần. Thực tế, không ít mẹ còn in ảnh, in đĩa về cho cả gia đình cùng xem và giữ làm kỷ niệm. Tuy nhiên, theo các bác sĩ chuyên khoa, việc siêu âm nhiều lần khi mang thai là điều không cần thiết, thậm chí gây hại cho cả mẹ và con. Việc siêu âm thai quá nhiều chắc chắn gây tốn kém cho thai phụ khi chi phí cho mỗi lần siêu âm tối thiểu 200 ngàn . Chưa kể, việc siêu âm giới tính hay lưu hình ảnh thai nhi vào VCD có thể khiến bà mẹ phải nằm lâu trong quá trình siêu âm, tia bức xạ có thể nhiều đến mức gây hại cho cả mẹ và con.
Siêu âm cũng chỉ có thời điểm
Tại sao lại cần đúng ở những tuần 12 – 14; 21 – 24; hay 30 – 32 mà không phải ở thời điểm khác?
TS Trần Danh Cường – Phó Giám đốc Trung tâm chẩn đoán trước sinh (Bệnh viện Phụ sản Trung Ương) cho hay, siêu âm là một phương pháp chẩn đoán an toàn, đã được tổ chức thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) cho phép ứng dụng trong y học thực hành. Tuy nhiên, việc siêu âm cần được chỉ định đúng vào những thời điểm quan trọng trên để giúp cho việc chẩn đoán đạt sự chính xác cao nhất. Ví dụ dấu hiệu độ mờ da gáy dày chỉ xuất hiện trong thời điểm 11 – 14 tuần, sau thời điểm này tất cả đều trở về bình thường.
Siêu âm khảo sát hình thái học thai nhi nếu ở thời điểm sớm hơn thì chưa nhìn rõ các cấu trúc hoặc ở thời điểm muộn hơn thì thai kỳ lại quá lớn, nước ối giảm sẽ khó khảo sát và nếu có bất thường thì việc chấm dứt thai kỳ cũng phải cân nhắc vì thai có thể sống sau sinh.
Siêu âm màu cho phép phát hiện được nhiều dị tật: thần kinh, não, gan, tim, thận, cột sống, chân tay, hàm mặt… Với một số bệnh lý di truyền, các dị tật bẩm sinh quá nặng nề không thể khắc phục, đình thai (bỏ thai) có thể là một biện pháp được thực hiện. Bởi trẻ sinh ra không thể phát triển bình thường, tàn phế suốt đời.
Siêu âm có gây hại gì cho thai nhi
Chưa có nghiên cứu nào khẳng định việc siêu âm có ảnh hưởng không tốt tới thai nhi. Tuy nhiên mẹ bầu cũng không vì thế mà lạm dụng vì có những vụng rất nhạy cảm với sóng siêu âm như mắt hoặc tuyến sinh dục. Vì chiều theo tâm lý của các bà mẹ mà những vùng này thường bị bác sĩ chụp nhiều nhất nhưng lại không vì mục đích khoa học.
Siêu âm 2D không tốt bằng 3D, 4D
Nhiều người cho rằng siêu âm 3D rõ ràng hơn, dễ nhìn hơn… nên tốt hơn siêu âm 2D. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, siêu âm 3D chỉ thường dùng trong các trường hợp phát hiện dị tật thai nhi, chứ không đưa ra những chỉ số về kích thước, trọng lượng, tuổi thai nhi chính xác bằng siêu âm 2D.
Siêu âm thai 4D là gì?
Siêu âm 4D là siêu âm 4 chiều (gồm 3 chiều không gian và 1 chiều thời gian). Siêu âm 4D thường được sử dụng trong siêu âm thai nhi, nhờ 3 chiều không gian và chiều thời gian giúp cho chúng ta quan sát được không gian 3 chiều của thai nhi cùng với những cử động ngộ nghĩnh đáng yêu của em bé trong bụng mẹ.
Siêu âm 4D – Hình thái thai nhi là sự kết hợp giữa siêu âm 4D (kiểm tra hình thể bên ngoài cùng với sự chuyển động của thai nhi) với siêu âm 2D (Kiểm tra cấu trúc bên trong của thai nhi). Siêu âm 4D-Hình thái thai nhi còn gọi tắt là siêu âm thai 4D.
Siêu âm đo độ mờ gáy
Quá trình này thường được tiến hành vào tuần 10-13 (hoặc 11-13 tuần 6 ngày) để kiểm tra xem bé có mắc Down không. Kết quả sẽ được xem xét kết hợp với xét nghiệm máu của mẹ và tuổi của mẹ trước khi đưa ra chẩn đoán nguy cơ bé bị Down và những bất thường khác. Tỷ lệ có nguy cơ khoảng 1/300. Khi đó, thai phụ được chỉ định làm thêm những xét nghiệm khác là CVS (lấy mẫu nhung màng đệm)là hoặc chọc dò ối (kiểm tra mẫu nước ối).
Siêu âm sẽ phát hiện dị tật thai nhi?
Điều này đúng nhưng không phải trong mọi trường hợp bởi không phải lúc nào các bác sĩ cũng có thể phát hiện ra dị tật thai nhi. Có những trường hợp phải đến khi bé chào đời thì bác sĩ mới phát hiện ra dị tật đó.
Mục đích chính của siêu âm
Xác định giới tính thai nhi:
Thời điểm xác định tương đối chính xác nhất giới tính của thai nhi là từ tuần thứ 14 trở đi. Trong 3 tháng đầu, dương vật của các bé trai sẽ hình thành. Tuy nhiên, vì thai còn nhỏ nên việc phân biệt dương vật và âm vật sẽ rất khó. Việc phân biệt rõ ràng giới tính của thai nhi chỉ có thể được thực hiện khi thai đã lớn hơn.
Nếu bác sĩ kết luận con bạn là con trai thì tỷ lệ sẽ chính xác hơn là kết luận về con gái. Trong nhiều trường hợp, khi thai nhi đã được 28 tuần mà tinh hoàn vẫn chưa di chuyển xuống bìu thì bác sĩ sẽ dễ nhầm con trai với con gái.
Xác định tuổi thai qua siêu âm:
Qua kích thước và hình dạng của thai nhi, bác sĩ có thể tính toán được tuổi thai dựa vào một bảng đối chiếu. Tuy nhiên, việc xác định này vẫn có sai số, do bảng đối chiếu chỉ cho biết thai tương ứng với các thai bình thường ở độ tuổi bao nhiêu.
Vì vậy, tốt nhất bạn nên nhớ được ngày đầu tiên của lần hành kinh cuối và xác định tuổi thai bắt đầu từ ngày này.
Xác định tình trạng sức khỏe của thai nhi:
Siêu âm không cho bạn biết được tình trạng con bạn khỏe hay yếu.
Dựa vào siêu âm, bác sĩ cho bạn biết các chỉ số về kích thước, đường kính lưỡng đỉnh, chiều dài xương đùi… của thai nhi. Qua đó có thể khẳng định rằng, tại thời điểm siêu âm, tỷ lệ cơ thể thai nhi có cân đối và tương xứng với tuổi thai hay không, đồng thời thai nhi có tiềm ẩn một căn bệnh nào không.
Những kết quả siêu âm bất thường
Đừng quá lo lắng khi kết quả siêu âm ghi là “ối đục”: Trong trường hợp này, đáng lẽ bác sĩ phải ghi là “sự cản âm của dịch ối không đều”. Việc khẳng định ối đục hay không chỉ có thể xác định khi ối đã vỡ (phải nhìn thấy tận mắt).
Bác sĩ xác định ối có bình thường không dựa trên số lượng và độ cản âm của dịch ối; trong đó yếu tố cản âm ít quan trọng hơn. Lượng dịch ối nhiều hay ít đều gợi ý những bất thường. Tuy nhiên, kết luận bất thường phải do các bác sĩ chuyên ngành sản đưa ra.
- Thai ngoài tử cung.
- Đa thai.
- Thai chết lưu.
- Bất thường về ngôi thai.
- Dị tật bẩm sinh.
- Các vấn đề về nước ối như thiểu ối, đa ối.
- Bất thường ở nhau thai: nhau tiền đạo, nhau bị bong ra.
- Chậm phát triển trong tử cung.
- Các khối u trong tử cung (lá phôi, thai trứng…)
- Những bất thường khác ở tử cung, buồng trứng và cấu trúc trong vùng chậu.
Theo các chuyên gia hiện nay, tác hại lâu dài của siêu âm trong tiền sản đối với thai nhi chưa được chứng minh nhưng không ai dám khẳng định rằng siêu âm là hoàn toàn vô hại đối với thai nhi. Nhất là đối với những thai dưới 8 tuần tuổi – thời điểm mà các tổ chức thai đang được sắp xếp thì không ai dám chắc chắn rằng bất kỳ loại tia nào (trong đó có tia siêu âm) không ảnh hưởng đến sự hình thành của thai.
Các nghiên cứu khoa học cho thấy siêu âm không gây ra ảnh hưởng gì đáng kể đối với cả cơ thể người mẹ và thai nhi. Khi bạn siêu âm, bạn cũng không hề cảm thấy đau hay khó chịu gì đặc biệt.
Tuy nhiên, bạn không nên vì thế mà quá lạm dụng siêu âm. Việc siêu âm thai quá nhiều không chỉ gây tốn kém cho thai phụ mà nó còn có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Thai nhi được siêu âm bừa bãi (không hạn chế số lần), trọng lượng sau khi sinh ra thấp hơn hẳn những trường hợp siêu âm theo đúng quy định. Ngoài ra, đã có những nghiên cứu nêu ảnh hưởng lâu dài của siêu âm như nghe kém… (song cũng có những nghiên cứu ngược lại cho thấy siêu âm không có hại cho bé và mẹ vì cường độ sóng âm rất thấp).
Không nên quá lạm dụng siêu âm nếu không sẽ gây tăng tỉ lệ dị tật cho thai nhi cũng như biết giới tính thật của con sẽ bỏ, ở 1 số nước còn cấm siêu âm vì tỷ lê nạo thai quá cao sau khi siêu âm.