VnKienThuc
Xã hội học tập
- Xu
- 19
Hôm trước, phía Trung Quốc có công bố phát hiện về khả năng lây nhiễm virus Corona mới qua khí dung. Mình đã hiểu nhầm là "không khí" song đã tìm hiểu sớm, cẩn trọng thông tin khi chia sẻ lên mạng xã hội. Xin chia sẻ cùng mọi người một số kiến thức liên quan. Trước tiên, 1 bài viết có chuyên môn giải đáp về khí dung và không khí.
nCoV LÂY LAN QUA “BỤI KHÍ” HAY “KHÍ DUNG”?
Phát biểu tại một cuộc họp báo ở Thượng Hải (Trung Quốc) ngày 8-2, ông Tăng Quần (Zeng Qun), phó cục trưởng Cục Dân chính thành phố Thượng Hải, cho biết các chuyên gia y tế và phòng ngừa dịch đã xác định virus corona chủng mới (nCoV) có thể lây qua aerosol, theo Tân Hoa xã.
Vậy aerosol là gì? Có phải là bụi khí như báo chí dịch hay không?
Aerosol là một phương pháp chữa bệnh, tên tiếng Việt là “khí dung".
Khí dung là gì?
Khí dung là phương pháp sử dụng máy khuếch tán thuốc theo dạng sương mù, tác động vào hệ thống niêm mạc đường hô hấp trên hoặc dưới. Đây là phương pháp điều trị tại chỗ cho các bệnh lý thuộc niêm mạc đường hô hấp như viêm thanh quản, viêm mũi họng, viêm khí – phế quản, viêm mũi xoang,... Khi xông hơi, thuốc dưới dạng sương do máy tạo ra sẽ được đẩy bám dính vào lớp lông chuyển trên niêm mạc đường hô hấp. Nhờ đó, thuốc sẽ tác động trực tiếp lên những vị trí bị viêm nhiễm.
Như vậy virus nCoV có thể lây lan qua khí dung - phương pháp chữa bệnh, chứ không phải “bụi khí” như báo chí dịch và không phải qua “không khí” như công chúng hiểu.
Vậy, khí dung sử dụng như thế nào?
Những bệnh lý mà trẻ mắc phải 80% là do virut nên thường chỉ dùng các thuốc chữa triệu chứng như hạ sốt, giảm ho nhóm long đờm, chống ngạt tắc mũi… để cơ thể trẻ có khả năng tự sản sinh ra kháng thể chống lại các bệnh lý này. Chỉ sử dụng kháng sinh khi có bội nhiễm vi khuẩn. Việc dùng kháng sinh bằng đường khí dung so với dùng thuốc kháng sinh đường uống sẽ có lợi là thuốc tác động trực tiếp tại chỗ, trẻ không bị nôn như dùng đường uống…
Tốt nhất mỗi khi trẻ bị bệnh cần đưa đi khám bác sĩ chuyên khoa để được kê đơn dùng thuốc phù hợp và phải tuyệt đối làm theo đúng hướng dẫn của bác sĩ điều trị. theo BS. Trần Kim Anh
Điều trị bằng khí dung thế nào? Và cách sử dụng ?
Phương pháp sử dụng điều trị bệnh bằng khí dung khá đơn giản, cho thuốc đã pha cốc đựng, lắp ráp vào máy và bật công tắc! Có một số lưu ý:
Thuốc sử dụng cho khí dung, hay còn gọi là công thức thuốc là khác nhau tuỳ theo bệnh ở mũi, họng, thanh quản hay phế quản phổi
- Khí dung mũi: Điều trị các bệnh viêm mũi, viêm xoang. Các thuốc thường được dùng gồm thuốc co mạch, kháng viêm, kháng sinh pha trộn với nhau theo tỷ lệ nhất định, tỷ lệ này thay đổi tuỳ theo lứa tuổi, tình trạng bệnh. Điều quan trọng trong khí dung mũi là phải làm sạch mũi trước khi khí dung thì mới có hiệu quả. Khí dung mũi thường từ 5-7 ngày
- Khí dung trong họng: Điều trị các bệnh viêm họng cấp hoặc mạn tính, các thuốc được dụng là kháng sinh, kháng viêm và giảm đau. Khí dung từ 5-7 ngày
- Khí dung trong viêm thanh quản: Điều trị các bệnh viêm thanh quản cấp và mạn tính, các thuốc được dùng là kháng sinh và kháng viêm. Khí dung 5-7 ngày
- Khí dung trong điều trị bệnh đường hô hấp dưới như Viêm phế quản co thắt, Hen phế quản, Tâm phế mãn, COPD. Đặc điểm các bệnh này là có hiện tượng co thắt phế quản. Các thuốc được dùng là kháng viêm và giãn phế quản. Trong trường hợp cấp cứu có thể khí dung lặp lại mỗi 15 – 30 phút. Khi qua giai đoạn cấp cứu khí dung từ 2-3 lần/ ngày và luôn đánh giá lại tình trạng hô hấp để tăng giảm số lần khí dung và điều chỉnh sử dụng các thuốc toàn thân phối hợp.
Thời gian khí dung: Mỗi đợt khí dung thông thường từ 5-7 ngày, khí dung mũi họng thường 1-2 lần/ ngày. Với điều trị chống co thắt phế quản cần tăng số lần khí dung cho đến khi thấy cải thiện tình trạng khò khè khó thở.
Vệ sinh máy móc:
Vệ sinh máy móc khí dung không tốt sẽ dẫn đến tình trạng máy bẩn, nhiễm vi khuẩn hoặc nhiễm nấm, khi đó khi sử dụng sẽ làm tăng nguy cơ bội nhiễm cho người dùng, và có thể là nguồn lây nhiễm từ người này sang người khác khi dùng chung máy. Để tránh tình trạng này, cần vệ sinh máy đúng quy trình sau mỗi lần sử dụng: Tháo rời dây khí dung, cốc khí dung và vòi khí dung rửa sạch bằng nước xà phòng, phơi khô hoặc nhúng vào nước sôi nếu các cốc nhựa chịu được nhiệt. Nếu các phần nhựa không chịu được nhiệt thì phải làm sạch bằng cồn 90 độ. Phơi khô trước khi sử dụng cho lần sau. Nếu có thể, cốc và vòi khí dung nên dùng riêng cho mỗi người 1 bộ không nên dùng lại của nhau tránh lây chéo.
Tuy nhiên, việc dùng khí dung điều trị các bệnh tai mũi họng cần được các bác sĩ chuyên khoa hướng dẫn và giám sát chặt chẽ. Không được tự ý dùng khi chưa có chỉ định của thầy thuốc để tránh những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra.
Tổng hợp
nCoV LÂY LAN QUA “BỤI KHÍ” HAY “KHÍ DUNG”?
Phát biểu tại một cuộc họp báo ở Thượng Hải (Trung Quốc) ngày 8-2, ông Tăng Quần (Zeng Qun), phó cục trưởng Cục Dân chính thành phố Thượng Hải, cho biết các chuyên gia y tế và phòng ngừa dịch đã xác định virus corona chủng mới (nCoV) có thể lây qua aerosol, theo Tân Hoa xã.
Vậy aerosol là gì? Có phải là bụi khí như báo chí dịch hay không?
Aerosol là một phương pháp chữa bệnh, tên tiếng Việt là “khí dung".
Khí dung là gì?
Khí dung là phương pháp sử dụng máy khuếch tán thuốc theo dạng sương mù, tác động vào hệ thống niêm mạc đường hô hấp trên hoặc dưới. Đây là phương pháp điều trị tại chỗ cho các bệnh lý thuộc niêm mạc đường hô hấp như viêm thanh quản, viêm mũi họng, viêm khí – phế quản, viêm mũi xoang,... Khi xông hơi, thuốc dưới dạng sương do máy tạo ra sẽ được đẩy bám dính vào lớp lông chuyển trên niêm mạc đường hô hấp. Nhờ đó, thuốc sẽ tác động trực tiếp lên những vị trí bị viêm nhiễm.
Như vậy virus nCoV có thể lây lan qua khí dung - phương pháp chữa bệnh, chứ không phải “bụi khí” như báo chí dịch và không phải qua “không khí” như công chúng hiểu.
Vậy, khí dung sử dụng như thế nào?
Những bệnh lý mà trẻ mắc phải 80% là do virut nên thường chỉ dùng các thuốc chữa triệu chứng như hạ sốt, giảm ho nhóm long đờm, chống ngạt tắc mũi… để cơ thể trẻ có khả năng tự sản sinh ra kháng thể chống lại các bệnh lý này. Chỉ sử dụng kháng sinh khi có bội nhiễm vi khuẩn. Việc dùng kháng sinh bằng đường khí dung so với dùng thuốc kháng sinh đường uống sẽ có lợi là thuốc tác động trực tiếp tại chỗ, trẻ không bị nôn như dùng đường uống…
Tốt nhất mỗi khi trẻ bị bệnh cần đưa đi khám bác sĩ chuyên khoa để được kê đơn dùng thuốc phù hợp và phải tuyệt đối làm theo đúng hướng dẫn của bác sĩ điều trị. theo BS. Trần Kim Anh
Điều trị bằng khí dung thế nào? Và cách sử dụng ?
Phương pháp sử dụng điều trị bệnh bằng khí dung khá đơn giản, cho thuốc đã pha cốc đựng, lắp ráp vào máy và bật công tắc! Có một số lưu ý:
Thuốc sử dụng cho khí dung, hay còn gọi là công thức thuốc là khác nhau tuỳ theo bệnh ở mũi, họng, thanh quản hay phế quản phổi
- Khí dung mũi: Điều trị các bệnh viêm mũi, viêm xoang. Các thuốc thường được dùng gồm thuốc co mạch, kháng viêm, kháng sinh pha trộn với nhau theo tỷ lệ nhất định, tỷ lệ này thay đổi tuỳ theo lứa tuổi, tình trạng bệnh. Điều quan trọng trong khí dung mũi là phải làm sạch mũi trước khi khí dung thì mới có hiệu quả. Khí dung mũi thường từ 5-7 ngày
- Khí dung trong họng: Điều trị các bệnh viêm họng cấp hoặc mạn tính, các thuốc được dụng là kháng sinh, kháng viêm và giảm đau. Khí dung từ 5-7 ngày
- Khí dung trong viêm thanh quản: Điều trị các bệnh viêm thanh quản cấp và mạn tính, các thuốc được dùng là kháng sinh và kháng viêm. Khí dung 5-7 ngày
- Khí dung trong điều trị bệnh đường hô hấp dưới như Viêm phế quản co thắt, Hen phế quản, Tâm phế mãn, COPD. Đặc điểm các bệnh này là có hiện tượng co thắt phế quản. Các thuốc được dùng là kháng viêm và giãn phế quản. Trong trường hợp cấp cứu có thể khí dung lặp lại mỗi 15 – 30 phút. Khi qua giai đoạn cấp cứu khí dung từ 2-3 lần/ ngày và luôn đánh giá lại tình trạng hô hấp để tăng giảm số lần khí dung và điều chỉnh sử dụng các thuốc toàn thân phối hợp.
Thời gian khí dung: Mỗi đợt khí dung thông thường từ 5-7 ngày, khí dung mũi họng thường 1-2 lần/ ngày. Với điều trị chống co thắt phế quản cần tăng số lần khí dung cho đến khi thấy cải thiện tình trạng khò khè khó thở.
Vệ sinh máy móc:
Vệ sinh máy móc khí dung không tốt sẽ dẫn đến tình trạng máy bẩn, nhiễm vi khuẩn hoặc nhiễm nấm, khi đó khi sử dụng sẽ làm tăng nguy cơ bội nhiễm cho người dùng, và có thể là nguồn lây nhiễm từ người này sang người khác khi dùng chung máy. Để tránh tình trạng này, cần vệ sinh máy đúng quy trình sau mỗi lần sử dụng: Tháo rời dây khí dung, cốc khí dung và vòi khí dung rửa sạch bằng nước xà phòng, phơi khô hoặc nhúng vào nước sôi nếu các cốc nhựa chịu được nhiệt. Nếu các phần nhựa không chịu được nhiệt thì phải làm sạch bằng cồn 90 độ. Phơi khô trước khi sử dụng cho lần sau. Nếu có thể, cốc và vòi khí dung nên dùng riêng cho mỗi người 1 bộ không nên dùng lại của nhau tránh lây chéo.
Tuy nhiên, việc dùng khí dung điều trị các bệnh tai mũi họng cần được các bác sĩ chuyên khoa hướng dẫn và giám sát chặt chẽ. Không được tự ý dùng khi chưa có chỉ định của thầy thuốc để tránh những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra.
Tổng hợp
Sửa lần cuối bởi điều hành viên: