Hôn mê là một tình trạng mất ý thức (Awareness) và mất sự thức tỉnh
(Wakefulness) nói lên tính chất nguy kịch của một bệnh thần kinh hay một biến
chứng não của một bệnh toàn thể
- Mất ý thức là mất sự nhận biết bản thân và thế giới bên ngoài, có nghĩa là
mất sự toàn vẹn nhân cách, mất định hướng, mất trí nhớ, mất tư duy logic.
- Mất sự thức tỉnh có nghĩa là mất tỉnh táo phản ứng với các kích thích như
tiếng động, ánh sáng.
Trong hôn mê, mất thức tỉnh là tiên phát còn mất ý thức là hậu quả của mất
thức tỉnh.
Hôn mê là vấn đề thường gặp trong y học nói chung, ước tính có khoảng 3%
các trường hợp vào cấp cứu ở các bệnh viện thuộc các thành phổ lớn là do các bệnh
gây rối loạn ý thức.
Dấu hiệu lảm sàng của hôn mê
Rối loạn ý thức
Để đánh giá tình trạng ý thức ta cần khám xét các phản ứng với kích thích (gọi
tên, lay lắc, gây đau... ), sự giảm phản ứng với các kích thích cho biết tình trạng của
hôn mê và cho phép đánh giá tình trạng nặng của bệnh.
Rối loạn ý thức ở mức độ từ giảm đến mất hoàn toàn. Một vài dạng rôi loạn ý
thức trước khi đến mất ý thức:
- Lơ mơ (Drowsiness) diễn tả một tình trạng kém về ý thức kèm với khuynh
hướng buồn ngủ.
- Trì trệ (Stupor) là một tình trạng mà bệnh nhân chỉ phản ứng với những kích
thích mạnh và rơi ngay vào trạng thái ngủ li bì.
Rối loạn thần kinh thực vật
Trong hôn mê có thể gặp rối loạn nhẹ đến trầm trọng kể cả ngìmg mọi chức
năng thực vật.
* Rổi loạn hô hấp: biểu hiện bằng rối loạn nhịp thở.
- Nhịp thở Cheyne - Stockes: do trung tâm hô hấp ở hành não bị ức chế nặng.
- Nhịp thở Kussmaul: thường gặp trong nhiễm toan đái tháo đường.
- Ngừng thở.
* Rối loạn tuần hoàn:
- Huyết áp tụt hoặc tăng vọt.
- Nhịp tim chậm 45 - 50 lần/phút hoặc có các cơn nhịp nhanh. Rối loạn nhịp
tim, thậm chí ngừng tim.
* Rối loạn thân nhiệt: thân nhiệt tăng vọt 40 - 41°c hoặc tụt xuống < 35°c.
* Rối loạn bài tiết:
- Mồ hôi vã như tắm.
- Rối loạn các cơ vòng gây bí đái, bí ỉa hoặc đái ỉa dầm dề.
- Tăng tiết dịch ở đường hô hấp và đường tiêu hoá.
* Các phản xạ nuốt và phản xạ đồng từ roi loạn hoặc mất.
Các biểu hiện thần kinh khu trú
* Đồng từ:
- Đồng tử co nhưng vẫn phản ứng với ánh sáng gặp trong bệnh não chuyển
hoá, tổn thương hạ não hay cầu não, ngộ độc thuốc ngủ. Trong ngộ độc morphin
đồng tử co nhỏ như đầu đinh ghim.
- Đồng từ giãn 2 bên và cố định gặp trong thiếu ôxy não, ngộ độc atropin,
scopolamin.
- Đồng tử giãn một bên thường do khối phát triển trong não cùng bên.
* Phản ứng của đồng tử với ánh sáng:
- Mất cả 2 bên: tổn thương cuống não.
- Mất một bên: do tổn thương dây II hoặc III ở bên đó.
* Vận động nhãn cầu:
- Mất vận động nhãn cầu gặp trong tổn thương cầu não 2 bên hay ngộ độc
thuốc ngủ.
- Nhãn cầu một bên không đưa được vào trong: tổn thương cầu não bên đó.
- Trắc nghiệm mắt - đầu (dấu hiệu mắt búp bê): trong hôn mê, quay nhanh đầu
bệnh nhân sang một bên, nếu nhãn cầu vận động ngược hướng với động tác quay
đầu chứng tỏ cầu não và não giữa không bị tổn thương.
- Trắc nghiệm mắt - tiền đình: ở bệnh nhân hôn mê, nếu các đường dẫn truyền
trong cầu não và não giữa không bị tổn thương thì hai nhãn cầu sẽ cùng chuyển
động về phía tai bị bơm nước.
* Vận động: khám xem bệnh nhân có bị liệt chi hay liệt mặt không.
Liệt nửa người, giảm hay mất vận động hữu ý kèm theo giảm phản ứng với
kích thích đau, giảm trương lực cơ một bên, mất cân xứng phản xạ một bên, mất
phản xạ da bìu một bên, nghiệm pháp Pierre Marie - Foix (+).
* Dấu hiệu màng não:
- Đau đầu, nôn mửa.
- Gáy cứng, Kemig (+), Brudzinski (+)
Các xét nghiệm cần làm
Các xét nghiệm cần làm ngay
Có thể coi đây là các xét nghiệm cơ bản đối với bệnh nhân hôn mê. Các xét
nghiệm này rất quan trọng nếu là hôn mê không có triệu chứng thần kinh khu trú.
- Xét nghiệm tế bào máu: hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu, công thức bạch cầu.
- Sinh hoá máu: đường máu, urê máu, chức năng gan, điện giải đồ, dự trữ kiềm.
- Ghi điện tim: cần phải làm một cách có hệ thống để phát hiện các loạn nhịp tim.
Các xét nghiệm làm tiếp theo
Tuỳ từng trường hợp để xác định nguyên nhân hôn mê.
- Tìm ký sinh trùng sốt rét.
- Soi đáy mẳt: dấu hiệu quan trọng nhất khi soi đáy mắt ở người hôn mê là dấu
hiệu phù gai, xuất huyết và xuất tiết võng mạc.
- Chọc dò tuỷ sống, xét nghiệm dịch não tuỷ. Chỉ định chủ yếu trong nhiễm
trùng hệ thần kinh trung ương. Chống chỉ định tuyệt đối khi có phù gai.
- Chụp Xquang sọ não, CT Scanner... (nếu nghi u não, tụ máu nội sọ sau chấn
thương..Ể)
- Chụp động mạch não: giúp chẩn đoán các dị dạng mạch máu não...
” Ghi điện não' rất có giá trị chân đoán hôn mê sau đọng kinh, theo doi hon me
do ngộ độc barbituric giúp phân biệt bệnh não do chuyển hoá với các trường hợp
tổn thương thần kinh khu trú.
- Xét nghiệm nước tiểu tìm albumin, glucose, thể ceton, tỷ trọng (tỷ trọng tăng
trong đái tháo đường, giảm trong ure máu cao).
- Xét nghiệm máu, dịch dạ dày để tìm độc chất.
- Cấy máu tìm vi khuẩn
- Chẩn đoán huyết thanh.
- Chụp Xquang tim phổi.
Nguồn: https://vnkienthuc.com/threads/giao-trinh-noi-khoa-co-so.87403/
(Wakefulness) nói lên tính chất nguy kịch của một bệnh thần kinh hay một biến
chứng não của một bệnh toàn thể
- Mất ý thức là mất sự nhận biết bản thân và thế giới bên ngoài, có nghĩa là
mất sự toàn vẹn nhân cách, mất định hướng, mất trí nhớ, mất tư duy logic.
- Mất sự thức tỉnh có nghĩa là mất tỉnh táo phản ứng với các kích thích như
tiếng động, ánh sáng.
Trong hôn mê, mất thức tỉnh là tiên phát còn mất ý thức là hậu quả của mất
thức tỉnh.
Hôn mê là vấn đề thường gặp trong y học nói chung, ước tính có khoảng 3%
các trường hợp vào cấp cứu ở các bệnh viện thuộc các thành phổ lớn là do các bệnh
gây rối loạn ý thức.
Dấu hiệu lảm sàng của hôn mê
Rối loạn ý thức
Để đánh giá tình trạng ý thức ta cần khám xét các phản ứng với kích thích (gọi
tên, lay lắc, gây đau... ), sự giảm phản ứng với các kích thích cho biết tình trạng của
hôn mê và cho phép đánh giá tình trạng nặng của bệnh.
Rối loạn ý thức ở mức độ từ giảm đến mất hoàn toàn. Một vài dạng rôi loạn ý
thức trước khi đến mất ý thức:
- Lơ mơ (Drowsiness) diễn tả một tình trạng kém về ý thức kèm với khuynh
hướng buồn ngủ.
- Trì trệ (Stupor) là một tình trạng mà bệnh nhân chỉ phản ứng với những kích
thích mạnh và rơi ngay vào trạng thái ngủ li bì.
Rối loạn thần kinh thực vật
Trong hôn mê có thể gặp rối loạn nhẹ đến trầm trọng kể cả ngìmg mọi chức
năng thực vật.
* Rổi loạn hô hấp: biểu hiện bằng rối loạn nhịp thở.
- Nhịp thở Cheyne - Stockes: do trung tâm hô hấp ở hành não bị ức chế nặng.
- Nhịp thở Kussmaul: thường gặp trong nhiễm toan đái tháo đường.
- Ngừng thở.
* Rối loạn tuần hoàn:
- Huyết áp tụt hoặc tăng vọt.
- Nhịp tim chậm 45 - 50 lần/phút hoặc có các cơn nhịp nhanh. Rối loạn nhịp
tim, thậm chí ngừng tim.
* Rối loạn thân nhiệt: thân nhiệt tăng vọt 40 - 41°c hoặc tụt xuống < 35°c.
* Rối loạn bài tiết:
- Mồ hôi vã như tắm.
- Rối loạn các cơ vòng gây bí đái, bí ỉa hoặc đái ỉa dầm dề.
- Tăng tiết dịch ở đường hô hấp và đường tiêu hoá.
* Các phản xạ nuốt và phản xạ đồng từ roi loạn hoặc mất.
Các biểu hiện thần kinh khu trú
* Đồng từ:
- Đồng tử co nhưng vẫn phản ứng với ánh sáng gặp trong bệnh não chuyển
hoá, tổn thương hạ não hay cầu não, ngộ độc thuốc ngủ. Trong ngộ độc morphin
đồng tử co nhỏ như đầu đinh ghim.
- Đồng từ giãn 2 bên và cố định gặp trong thiếu ôxy não, ngộ độc atropin,
scopolamin.
- Đồng tử giãn một bên thường do khối phát triển trong não cùng bên.
* Phản ứng của đồng tử với ánh sáng:
- Mất cả 2 bên: tổn thương cuống não.
- Mất một bên: do tổn thương dây II hoặc III ở bên đó.
* Vận động nhãn cầu:
- Mất vận động nhãn cầu gặp trong tổn thương cầu não 2 bên hay ngộ độc
thuốc ngủ.
- Nhãn cầu một bên không đưa được vào trong: tổn thương cầu não bên đó.
- Trắc nghiệm mắt - đầu (dấu hiệu mắt búp bê): trong hôn mê, quay nhanh đầu
bệnh nhân sang một bên, nếu nhãn cầu vận động ngược hướng với động tác quay
đầu chứng tỏ cầu não và não giữa không bị tổn thương.
- Trắc nghiệm mắt - tiền đình: ở bệnh nhân hôn mê, nếu các đường dẫn truyền
trong cầu não và não giữa không bị tổn thương thì hai nhãn cầu sẽ cùng chuyển
động về phía tai bị bơm nước.
* Vận động: khám xem bệnh nhân có bị liệt chi hay liệt mặt không.
Liệt nửa người, giảm hay mất vận động hữu ý kèm theo giảm phản ứng với
kích thích đau, giảm trương lực cơ một bên, mất cân xứng phản xạ một bên, mất
phản xạ da bìu một bên, nghiệm pháp Pierre Marie - Foix (+).
* Dấu hiệu màng não:
- Đau đầu, nôn mửa.
- Gáy cứng, Kemig (+), Brudzinski (+)
Các xét nghiệm cần làm
Các xét nghiệm cần làm ngay
Có thể coi đây là các xét nghiệm cơ bản đối với bệnh nhân hôn mê. Các xét
nghiệm này rất quan trọng nếu là hôn mê không có triệu chứng thần kinh khu trú.
- Xét nghiệm tế bào máu: hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu, công thức bạch cầu.
- Sinh hoá máu: đường máu, urê máu, chức năng gan, điện giải đồ, dự trữ kiềm.
- Ghi điện tim: cần phải làm một cách có hệ thống để phát hiện các loạn nhịp tim.
Các xét nghiệm làm tiếp theo
Tuỳ từng trường hợp để xác định nguyên nhân hôn mê.
- Tìm ký sinh trùng sốt rét.
- Soi đáy mẳt: dấu hiệu quan trọng nhất khi soi đáy mắt ở người hôn mê là dấu
hiệu phù gai, xuất huyết và xuất tiết võng mạc.
- Chọc dò tuỷ sống, xét nghiệm dịch não tuỷ. Chỉ định chủ yếu trong nhiễm
trùng hệ thần kinh trung ương. Chống chỉ định tuyệt đối khi có phù gai.
- Chụp Xquang sọ não, CT Scanner... (nếu nghi u não, tụ máu nội sọ sau chấn
thương..Ể)
- Chụp động mạch não: giúp chẩn đoán các dị dạng mạch máu não...
” Ghi điện não' rất có giá trị chân đoán hôn mê sau đọng kinh, theo doi hon me
do ngộ độc barbituric giúp phân biệt bệnh não do chuyển hoá với các trường hợp
tổn thương thần kinh khu trú.
- Xét nghiệm nước tiểu tìm albumin, glucose, thể ceton, tỷ trọng (tỷ trọng tăng
trong đái tháo đường, giảm trong ure máu cao).
- Xét nghiệm máu, dịch dạ dày để tìm độc chất.
- Cấy máu tìm vi khuẩn
- Chẩn đoán huyết thanh.
- Chụp Xquang tim phổi.
Nguồn: https://vnkienthuc.com/threads/giao-trinh-noi-khoa-co-so.87403/