• Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn Kiến Thức tổng hợp No.1 VNKienThuc.com - Định hướng VN Kiến Thức
    -
    HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN

Khái quát về dạng câu hỏi 3 điểm (Câu 1)

Phong Cầm

Yêu!
Thành viên BQT
PHẦN I: ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN
I. HỆ THỐNG CÁC DẠNG CÂU HỎI
1. Dạng câu hỏi kiểm tra kiến thức đọc – hiểu văn bản:
- Xác định nội dung chính của đoạn văn hoặc đoạn thơ: đọc kĩ đoạn văn hoặc đoạn thơ, xác định ý chính từng câu, từng dòng, từ đó xác định nội dung chính. (Trình bày ngắn gọn)
- Đặt nhan đề cho đoạn văn hoặc đoạn thơ: lựa chọn nhan đề phù hợp với nội dung đoạn văn hoặc đoạn thơ.
- Giaỉ thích một số từ ngữ, hình ảnh trong văn bản (đoạn văn hoặc đoạn thơ)
2. Dạng câu hỏi kiểm tra kiến thức về thể loại văn bản:
- Văn xuôi: Truyện, kí (bút kí, tùy bút), văn chính luận,….
- Thơ: + Các thể thơ dân tộc: lục bát (6-8), song thất lục bát (7-7-6-8)
+ Các thể thơ Đường luật:
Ngũ ngôn tứ tuyệt : Một bài thơ có 4 dòng thơ, mỗi dòng thơ có 5 tiếng
Ngũ ngôn bát cú: Một bài thơ có 8 dòng thơ, mỗi dòng thơ có 5 tiếng
Thất ngôn tứ tuyệt: Một bài thơ có 4 dòng thơ, mỗi dòng thơ có 7 tiếng
Thất ngôn bát cú: Một bài thơ có 8 dòng thơ, mỗi dòng thơ có 7 tiếng
+ Các thể thơ hiện đại: Thơ năm tiếng (mỗi dòng thơ có năm tiếng, không giới hạn số dòng), thơ bảy tiếng (mỗi dòng thơ có bảy tiếng, không giới hạn số dòng), thơ tám tiếng (mỗi dòng thơ có 8 tiếng, không giới hạn số dòng), thơ tự do (mỗi dòng thơ có số tiếng dài ngắn khác nhau, không giới hạn số dòng), thơ văn xuôi (mỗi dòng thơ dài như câu văn xuôi).
- Một số thể loại văn học trung đại: chiếu, hịch, cáo (đối với những thể loại này tên tác phẩm thường gắn với thể loại, vd: Chiếu dời đô, Hịch tướng sĩ, Bình Ngô đại cáo)
3. Dạng câu kiểm tra kiến thức về các biện pháp nghệ thuật và phân tích tác dụng:
Biện pháp tu từ từ vựng
Giải thích
Ví dụ
So sánh
Đối chiếu sự vật này với sự vật khác dựa trên nét tương đồng hoặc khác biệt nhằm tăng sức gợi hình, biểu cảm.
Bác sống như trời đất của ta
Yêu từng ngọn lúa mỗi nhành hoa

Ẩn dụ
Gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác dựa trên những nét tương đồng nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm.
-Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lí chói qua tim

Hoán dụ
Gọi tên sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác có quan hệ gần gũi với nó (bộ phận để chỉ toàn thể hoặc ngược lại)
- Bàn tay ta làm nên tất cả
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm
- Áo chàm đưa buổi phân li
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay

Nhân hóa
Cách gọi tả vật, đồ vật bằng những từ ngữ vốn dung cho con người làm cho thế giới vật, đồ vật trở nên gần gũi biểu thị được những suy nghĩ, tình cảm của con người
Kiều càng sắc sảo mặn mà
So bề tài sắc lại là phần hơn
Làng thu thủy nét xuân sơn
Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh

Nói quá, phóng đại
Dùng từ ngữ, cách diễn đạt nhân lên gấp nhiều lần thuộc tính của sự vật, hiện tượng nhằm làm nổi bật, gây ấn tượng mạnh.
- Dân công đỏ đuốc từng đoàn
Bước chân nát đá muôn tàn lửa bay
- Tiếng đồn cha mẹ anh hiền
Cắn cơm không vỡ, cắn tiền vỡ đôi

Nói giảm, nói tránh
Dùng cách diễn đạt tế nhị uyển chuyển tránh gây cảm giác đau buồn, phản cảm hoặc tránh thô tục, thiếu lịch sự

Anh bạn dãi dầu không bước nữa
Gục lên súng mũ bỏ quên đời

Điệp từ, điệp ngữ
Lặp lại từ, cụm từ để làm nỗi bật ý, gây cảm xúc mạnh
Nhớ sao lớp học i tờ
Đồng khuya đuốc sáng những giờ liên hoan
Nhớ sao ngày tháng cơ quan
Gian nan đời vẫn ca vang núi đèo

Tương phản, đối lập
Dùng những từ ngữ hoặc hình ảnh có tình chất tương phản để nhấn mạnh làm nỗi bật một ý nghĩa nào đó.
Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi

Liệt kê
Đưa ra hang loạt những sự vật, sự việc, hiện tượng
Tre giữ làng giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chin
Lặp cấu trúc cú pháp

Cấu trúc cú pháp của câu được lặp lại nhiều lần trong một đoạn văn nhằm khẳng định và nhấn mạnh một điều gì đó có ý nghĩa lớn
Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của P hơn 80 năm nay. Một dân tộc đã gan góc đứng về phe đồng minh chống phát xít mấy năm nay. Dân tộc đó phải được tự do. Dân tộc đó phải được độc lập.


Câu hỏi tu từ
Là câu hỏi mà người hỏi đã có lời đáp nhằm để khẳng định, tăng tính biểu cảm
Sóng bắt đầu từ gió
Gió bắt đầu từ đâu?
Em cũng không biết nữa
Khi nào ta yêu nhau

4. Dạng câu hỏi kiểm tra kiến thức về phong cách ngôn ngữ
Cần nắm vững 6 phong cách ngôn ngữ và đặc trưng từng phong cách

PCNN
sinh hoạt
PCNN nghệ thuật
PCNN
báo chí
PCNN chính luận
PCNN khoa học
PCNN hành chính

*Thể loại văn bản tiêu biểu
- Ngôn ngữ nói trong giao tiếp hằng ngày
- Dạng viết: thư từ, nhật kí, tin nhắn
Các thề loại văn học: thơ, ca dao, vè, truyện, tiểu thuyết, kí, kịch bản văn học,… (trừ văn chính luận)
Bản tin, phóng sự, tiểu phẩm, phỏng vấn
- Cương lĩnh, tuyên ngôn, tuyên bố, bình luận, xã luận,
- Các tác phẩm văn học thuộc thể loại văn chính luận
- Chuyên luận, luận án, luận văn
- Sách giáo khoa, sách giáo viên,…
-Sách báo khoa học thường thức

- Quyết định, báo cáo, chỉ thị, nghị quyết
- Các loại văn bằng, chứng chỉ
- Đơn từ, hợp đồng

*Các đặc trưng cơ bản
- Tính cụ thể
- Tính cảm xúc
- Tính cá thể
-Tính hình tượng
- Tính truyền cảm
- Tính cá thể hóa
- Tính thông tin thời sự
-Tính ngắn gọn
-Tính sinh động, hấp dẫn
- Tính công khai về quan điểm chính trị
- Tính chặt chẽ trong diễn đạt và suy luận
- Tính truyền cảm, thuyết phục
- Tính khái quát, trừu tượng
- Tính lí trí, logic
- Tính khách quan, phi cá thể
- Tính khuôn mẫu
- Tính minh xác
- Tính công vụ

5. Dạng câu hỏi yêu cầu phát hiện lỗi và chữa lỗi:
Đối với dạng câu hỏi này, các em cần đọc kỹ ngữ liệu và chú ý:
- Những lỗi chính tả trong văn bản
- Những lỗi dùng từ: những từ khoa trương sáo rỗng, những từ sai phong cách ngôn ngữ.,..
- Những lỗi diễn đạt, lập luận: Viết câu sai cấu trúc cú pháp, các câu trong đoạn văn chưa liên kết với nhau,…

6. Dạng câu hỏi kiểm tra kĩ năng tạo lập văn bản (viết đoạn văn)
Với dạng câu hỏi này, đề thi có thể yêu cầu các em xác định phương thức biểu đạt, kiểu diễn đạt trong đoạn văn hoặc yêu cầu các em viết một đoạn văn.
a. Các phương thức biểu đạt: Miêu tả, biểu cảm, tự sự, nghị luận, thuyết minh, hành chính – công vụ
b. Các phương thức diễn đạt (hình thức lập luận, kiểu diễn đạt):
- Diễn dịch (Câu chủ đề nằm ở đầu đoạn văn)
- Quy nạp (Câu chủ đề nằm ở cuối đoạn văn)
- Song hành (Vừa diễn dịch vừa quy nạp)
c. Các phương thức trần thuật:
- Trần thuật từ ngôi thứ nhất do nhân vật tự kể chuyện (vd: Số phận con người)
- Trần thuật từ ngôi thứ ba do người kể chuyện tự giấu mình (vd: Vợ nhặt)
- Trần thuật từ ngôi thứ ba của người kể chuyện tự giấu mình, nhưng điểm nhìn và lời kể lại theo giọng điệu của nhân vật trong tác phẩm. (vd: Rừng xà nu)
d. Các phép liên kết :
- Phép nối: Dùng những từ ngữ chỉ quan hệ để nối ý của các câu lại với nhau.
Có 2 nhóm từ ngữ liên kết
+ Quan hệ từ: và, hay, hoặc là, còn, thì, nhưng
+ Từ ngữ chuyển tiếp: vậy, thế, do đó, tuy vậy, ngoài ra, vả lại, hơn nữa
- Phép thế: Dùng đại từ hoặc những từ ngữ tương đương với đại từ thay thế để nối các ý với nhau.
VD: Điền nghĩ đến cái tính bủn xỉn của đàn bà. Họ may áo để cất đi.
- Phép tỉnh lược: Lược bỏ một số từ ngữ nhưng người đọc vẫn có thể hiểu hết ý cả câu.
VD: Chị tôi rất thích ăn khoai lang luộc. Ngày nào má tôi cũng mua về cho chị.
- Phép lặp: Dùng trong 2 câu khác nhau những từ ngữ về cơ bản không khác nhau về nghĩa để liên kết 2 câu với nhau
+ Lặp lại y nguyên: Tre, anh hùng lao động. Tre, anh hùng chiến đấu
+ Lặp bằng từ đồng nghĩa, gần nghĩa: Bệnh ung thư có mặt khắp nơi trên thế giới. Căn bệnh này đã lấy đi sinh mạng của khá nhiều người.
Lưu ý: Để viết tốt một đoạn văn các em cần lựa chọn cách diễn đạt phù hợp (khuyến khích chọn cách diễn dịch, câu chủ đề đặt ở đầu đoạn văn). Tùy vào yêu cầu của đề mà lựa chọn kết hợp các phương thức biểu đạt phù hợp. Chú ý các phép liên kết để liên kết các câu chặt chẽ.
II. Bài tập thực hành

(sưu tầm)
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top