Khái niệm khoa học - kĩ thuật

Trang Dimple

New member
Xu
38
Khái niệm khoa học - kĩ thuật


Trong bất kỳ giai đoạn lịch sử nào, xã hội loài người cũng là một hệ thống hết sức phức tạp, cấu thành bởi nhiều lĩnh vực như: kinh tế, văn hoá, tư tưởng,....Tất cả những lĩnh vực đó đều tác động đến hoạt động của con người và thông qua các hoạt động của con người, mà hoạt động của con người thì bao giờ cũng có ý thức, do ý chí chỉ đạo. Trên quan điểm duy vật biện chứng, xuất phát từ đời sống hiện thực của con người là sản xuất ra của cải vật chất, C.Mác đã phát hiện ra hai mặt không tách rời nhau: một là quan hệ giữa người với tự nhiên, mặt khác là quan hệ giữa người với người trong sản xuất. “Trong sản xuất, người ta không chỉ quan hệ với giới tự nhiên. Người ta không thể sản xuất được nếu không kết hợp với nhau theo cách nào đó để hoạt động chung và để trao đổi hoạt động với nhau”

Quan hệ giữa người với tự nhiên trong sản xuất chớnh là lực lượng sản xuất. Lực lượng sản xuất thể hiện năng lực hoạt động thực tiễn của con người trong quá trình sản xuất ra của cải vật chất. Lực lượng sản xuất là toàn bộ các lực lượng được con người sử dụng trong quá trình sản xuất ra của cải vật chất, bao gồm: người lao động (với thể lực, tri thức và kỹ năng lao động nhất định) và tư liệu sản xuất (công cụ lao động).

Trong các yếu tố của lực lượng sản xuất, người lao động là chủ thể của quá trình lao động sản xuất. Bằng thể lực, tri thức và kỹ năng lao động của mình, người lao động sử dụng tư liệu lao động, trước hết là công cụ lao động, tác động vào đối tượng lao động để tạo ra của cải vật chất. Cùng với quá trình phát triển của sản xuất, sức mạnh và kỹ năng lao động của con người nhất là trí tuệ ngày càng được nõng cao và dần dần lao động trí tuệ trở thành nhõn tố chớnh, “lực lượng sản xuất trực tiếp”.

Khoa học - kĩ thuật là sản phẩm của hoạt động nhận thức và phát triển trí tuệ của con người. Con người sử dụng khoa học - kĩ thuật để cải tạo đối tượng lao động, bảo vệ thiên nhiên làm ra của cải vật chất, tinh thần phục vụ nhu cầu cuộc sống. Khoa học - kĩ thuật đồng thời cũng là phương tiện để con người hoàn thiện bản thõn mình với tư cách là một lực lượng sản xuất đặc biệt.

Để duy trì sự tồn tại và phát triển của mình, ngay từ khi xuất hiện, con người đã phải lao động, phải sản xuất ra của cải vật chất.

Khoa học là “Lĩnh vực hoạt động nghiên cứu nhằm mục đích sản xuất ra những tri thức mới về tự nhiên, xã hội và tư duy” . Khoa học bao gồm tất cả những điều kiện và những yếu tố của sự sản xuất này là: những nhà khoa học với những tri thức và những nhân lực, trình độ và kinh nghiệm của họ với sự phân công và hợp tác lao động khoa học; những cơ quan khoa học, những trang bị thực nghiệm và thí nghiệm; những phương pháp của công tác nghiên cứu khoa học, hệ thống khái niệm và phạm trù; hệ thống thông tin khoa học cũng như toàn bộ tổng số những tri thức hiện có với tư cách hoặc là tiền đề, hoặc là phương tiện, hoặc là kết quả của sản xuất khoa học. Những kết quả này cũng có thể là một trong những hình thái ý thức xã hội.

Theo quan điểm của những nhà tư tưởng theo chủ nghĩa thực chứng nhận định thì khoa học chỉ bó hẹp vào những ngành khoa học tự nhiên hay nói cách khác khoa học chỉ có ở những ngành “khoa học chính xác”. Thực tế, trên quan điểm duy vật biện chứng, khoa học được coi là một hệ thống hoàn chỉnh bao gồm một tương quan cơ động trong lịch sử giữa các bộ môn khác nhau: tự nhiên học và khoa học nghiên cứu xã hội, giữa phương pháp và lý luận và nghiên cứu ứng dụng. Khoa học là kết quả tất yếu của phõn công lao động xã hội; nó xuất hiện tiếp theo việc tách lao động trí óc khỏi lao động chõn tay, cùng với việc biến hoạt động nhận thức thành một loại công việc đặc thù của một nhúm người đặc biệt, số người này ban đầu có số lượng rất ít.

Các nhà nước phương Đông cổ đại (Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ, Trung Quốc), đã tạo tiền đề cho sự ra đời của khoa học. Các quốc gia này đã tích luỹ và lý giải được những tri thức kinh nghiệm về tự nhiên và xã hội, xuất hiện những mầm mống của thiên văn học, toán học, đạo đức học, logớc học. Những thành tựu này của nền văn minh phương Đông đã được lĩnh hội và xõy dựng lại thành một hệ thống lý luận hoàn chỉnh ở Hy Lạp cổ đại, nơi mà từ đầu thế kỷ IV TCN đã xuất hiện những nhà tư tưởng chuyên nghiên cứu khoa học, đoạn tuyệt với hệ thống tôn giáo và thần thoại. Từ đó đến trước cách mạng công nghiệp thế kỷ XVIII, XIX, chức năng chớnh của khoa học là giải thích, nhiệm vụ cơ bản của khoa học là nhận thức nhằm mở rộng nhón quan về thế giới, về tự nhiên mà con người là một bộ phận trong đó. Chỉ khi sản xuất bằng máy móc trên quy mô lớn ra đời mới có điều kiện biến khoa học từ chỗ là một nhõn tố mang tính chất tư biện là chủ yếu thành một nhõn tố tích cực của bản thõn sản xuất. Giờ đõy, nhiệm vụ nhận thức với mục đích sửa đổi cải tạo tự nhiên được nêu lên như là nhiệm vụ cơ bản của khoa học.

Kĩ thuật (hay kỹ thuật) được định nghĩa trong từ điển tiếng Việt thông dụng là Tổng thể nói chung những phương tiện và tư liệu hoạt động của con người, được tạo ra để thực hiện quá trình sản xuất và phục vụ các nhu cầu phi sản xuất của xã hội.

Kĩ thuật, technology (tiếng Anh) hoặc technologie (tiếng Pháp) với ý nghĩa khoa học về các kĩ thuật, hoặc sự nghiên cứu có hệ thống về các kĩ thuật. Cũn thuật ngữ kĩ thuật (technic hoặc technique) thì đã có từ thời Hy Lạp cổ đại (techne[SUP]’ [/SUP]). Thông thường, người ta sử dụng thuật ngữ technology để chỉ các kĩ thuật cụ thể bắt nguồn từ những thành tựu khoa học như là một sự phát triển của khoa học trong các ứng dụng thực tiễn, nhằm đưa lại hiệu quả thực tế cho hoạt động của con người. Trong thời đại hiện nay tiến bộ kĩ thuật cũn được phát biểu một cách hết sức nhõn văn là “chỗ gặp nhau giữa cái có thể được thực hiện được về mặt kĩ thuật và cái đáng được mong muốn về mặt xã hội” .

Trong điều kiện của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại, khoa học với tư cách là một hệ thống đang được xõy dựng lại một cách mới về cơ bản. Muốn khoa học có thể đáp ứng được nhu cầu của sản xuất hiện đại, các tri thức khoa học phải trở thành tài sản của một đội ngũ đông đảo những chuyên gia, kỹ sư, những người tổ chức sản xuất và công nhõn. Khoa học thời hiện đại mang những nét đặc trưng mới. Nó không chỉ đơn thuần đi theo sự phát triển của kĩ thuật mà cũn vượt qua kĩ thuật, trở thành lực lượng chủ chốt của tiến bộ sản xuất. Toàn bộ các lĩnh vực nghiên cứu khoa học (trong khoa học tự nhiên cũng như khoa học xã hội) đã có tác dụng thúc đẩy sản xuất xã hội. Nếu như trước kia khoa học phát triển như một thể chế xã hội bị cô lập hoá, thì ngày nay, khoa học xõm nhập vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Tri thức khoa học và quan điểm khoa học là cần thiết trong sản xuất vật chất, trong kinh tế, trong chớnh trị, trong lĩnh vực quản lý, trong hệ thống giáo dục ... Cho nên, khoa học đang phát triển với một nhịp độ nhanh hơn mọi lĩnh vực hoạt động khác.

Sự phát triển của khoa học - kĩ thuật đến một mức độ nhất định biến thành cách mạng. Nửa sau thế kỷ XX được lịch sử ghi nhận là thời kỳ nhõn loại đang trải qua một cuộc cách mạng to lớn trong sản xuất: Cách mạng khoa học - kĩ thuật. “Cách mạng khoa học kĩ thuật là sự biến đổi về chất diễn ra trong hệ thống lực lượng sản xuất hiện đại, bảo quản mọi khía cạnh của những quan hệ công nghệ và tiêu biểu ở chỗ kĩ thuật bước vào giai đoạn phát triển mới của mình là giai đoạn tự động hoá”.[41,134] Nếu như trước kia, sản xuất bằng máy móc bắt buộc con người phải trực tiếp tham dự vào quy trình công nghệ, phải thực hiện những chức năng cơ giới, kĩ thuật thì nay sản xuất hoàn toàn tự động hoá. Ở đó, đối tượng lao động hoàn toàn là do chớnh hệ thống kĩ thuật gia công, hệ thống này hoạt động không cần có sự tham gia trực tiếp của công nhõn. Bản chất xã hội của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật là ở sự biến đổi vị trí vai trò của con người trong sản xuất. Tự động hoá, về nguyên tắc không những không hạ thấp mà cũn nõng cao vai trò của con người trong quá trình sản xuất. Con người, được giải phóng khỏi việc thực hiện những chức năng máy móc, kĩ thuật, có khả năng để tõm vào lao đông sáng tạo, trình độ văn hoá kĩ thuật của con người được nõng cao. Chính sự phát triển mạnh mẽ của khoa học - kĩ thuật đã cho phép lực lượng sản xuất tiến những bước khổng lồ. Với những tiến bộ vượt bậc, sức mạnh to lớn của mình, khoa học - kĩ thuật giúp con người có điều kiện tốt hơn để học tập, nghiên cứu phát triển trí tuệ và con người, với những hoạt động của mình tác động ngược lại sự phát triển của khoa học - kĩ thuật, thúc đẩy những tiến bộ xã hội.
nguồn : diendankienthuc.net*
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top