Kể một cuộc gặp gỡ của em với một vài nhân vật chuyện cổ tích mà em có ấn tượng sâu sắc

cucphuong

New member
Xu
0
Kể một cuộc gặp gỡ của em với một vài nhân vật chuyện cổ tích mà em có ấn tượng sâu sắc
Bài làm

Tết năm nào nhà em cũng gói và nấu bánh chưng. Dù bận rộn đến đâu, nhà em cũng không đổi thay lệ đó, bởi nó đem lại một không khí rộn ràng, bận bịu của ngày Tết. Năm ấy, vào đêm 29 tháng chạp, em cùng mấy đứa bạn thức canh nồi bánh chưng. Đêm đã khuya, mọi người đã ngủ cả. Mọi vật đều chìm vào im lặng, chỉ còn nghe thấy tiếng nồi bánh chưng sôi đều, củi cháy đượm, thỉnh thoảng vang lên tiếng nổ nhỏ lép bép. Em ngồi nhìn bếp lửa đỏ hồng, thả hồn theo những đốm sao từ đó bay lên.
Bỗng một tiếng nói rất lạ vang lên sau lưng: “Chà, vất vả quá nhỉ?” Em quay lại nhìn,một chàng trai trẻ trạc ngoài hai mươi tuổi, tóc búi củ hành, ăn mặc sang trọng nhưng xưa cũ, chân đi guốc tre, nhìn em mỉm cười. Em tỏ ý ngạc nhiên, định hỏi “Anh là ai?”, thì chàng đó đã tự giới thiệu: “Ta là Lang Liêu, người sáng tạo ra bánh chưng cổ truyền, đi tìm hiểu xem dân tình ngày nay còn nấu bánh chưng để cúng giỗ tổ tiên ngày Tết nữa không?” Em chớp mắt hỏi: “Lang Liêu nào? Lang Liêu thời vua Hùng phải
không?”. Thấy em còn nhớ, chàng tươi cười đáp: “Đúng đó! Chú em còn nhớ tên ta, giỏi quá!”. Nói rồi, chàng thân mật ngồi xuống cạnh em, trên chiếc ghế con bằng nhựa. Em lấy làm lạ, thời vua Hùng cách đây đã mấy nghìn năm, sao Lang Liêu còn sống mà đến được nhỉ? Em chưa suy nghĩ xong thì đã thấy chàng bảo: “Ta vừa ở chỗ các vua Hùng đến đây. Nghe nói dân tình ngày nay việc nhiều, thời gian ít, lại thêm có nhiều công nghệ mới làm ra các thức “ăn liền”, ta sợ bánh chưng không có người làm, bàn thờ gia tiên vắng vẻ nên mới đi xem xét. Thấy nhà chú em đang nấu, ta vui quá mới ghé xuống thăm. Thế nào, chú em vẫn thích bánh chưng chứ?”. Em bối rối quá. Đích thị là Lang Liêu thời Hùng Vương rồi, liền nói: “Thưa ngài, thích lắm ạ! Em có thể ăn liền mấy ngày Tết không biết chán ạ!”. “Đúng lắm — Lang Liêu tiếp lời — điều này ta đã nói từ mấy nghìn năm trước. Trên đời này không có gì quý bằng gạo nuôi sống người. Sơn hào hải vị dù có ngon mấy, ăn rồi cũng chán, duy chỉ có gạo là ăn mãi không chán mà thôi! Có đúng thế không?”. Em nói: “Thưa ngài, đúng lắm. Nhân ngài đến, xin
cho em hỏi: Làm sao mà ngài nghĩ ra được thứ bánh ngon thế?

Người ta bảo do ngài nghèo không có điều kiện nên mới nghĩ ra bánh chưng có phải không?”. Lang Liêu chau mày, nghĩ ngợi, rồi bảo: “Sự thực ta có nghèo hơn các anh ta, nhưng không phải chỉ vì nghèo đâu. Ta nghèo tiền của thật, nhưng giàu lòng với thóc gạo. Nhiều người chuộng lạ bỏ quen, tham xa bỏ gần, mà không biết biến cái quen thành cái lạ, cái ngon, lại có ý nghĩa nữa”. Thấy Lang Liêu tỏ ra cởi mở, dễ gần, em mới đánh bạo hỏi thêm: “Thấy sách chép rằng bánh này cũng không phải do ngài nghĩ ra, mà do thần mách bảo, có phải không?” Lang Liêu hơi đỏ mặt, nhưng rồi chàng bình tĩnh trả lời: “Đúng là thần có mách bảo. Nhưng ta cũng phải suy nghĩ lao tâm khổ tứ quên ăn mất ngủ suốt nửa năm trời thì thần mới mách cho. Chứ như những kẻ lười biếng, động một tí là vung tiền ra mua, cho gia nhân đi tìm kiếm, thì thần có mách bảo cho gì đâu!”. Đúng thật! Em nghĩ thầm. Em đang định hỏi thêm câu nữa, thì bỗng có ai nói to: “Thêm nước vào đi, nước cạn hết rồi!”. Em mở mắt. Thì ra là một giấc mơ, một giấc mơ thật thú vị quá.

Nhìn nồi bánh chưng sôi sùng sục, bốc hơi thơm phức, em lại nghĩ đến Lang Liêu. Tai em còn văng vẳng lời trò chuyện vừa rồi. Em nghĩ, Lang Liêu sâu sắc thật. Phải có tình cảm sâu nặng với sản vật nước nhà mới tạo ra được món ăn có giá trị lâu dài như thế chứ. Cả dân tộc Việt Nam sẽ mãi mãi biết ơn vua Hùng và những người con của ngài.
 
Tưởng tượng và kể lại cuộc gặp gỡ với một nhân vật trong truyền thuyết mà em đã học.

Bài làm

Năm nay tôi học lớp 6 và môn học tôi thích nhất là môn văn vì ở đó tôi được đọc nhiều câu chuyện cổ tích, truyền thuyết, truyện cười vô cùng thú vị. Nhắc đến truyện truyền thuyết tôi lại nhớ ra một lần như thế này…

Lần ấy, tôi mải mê đọc những truyện truyền thuyết và đến lúc mệt quá rồi tôi vẫn không chịu đi ngủ. Đến khi vừa đọc đến những dòng chữ cuối cùng của truyện Thánh Gióng thì tôi bỗng thấy mình lạc đến một nơi rất xa lạ, xung quanh mây phủ trắng, một mùi thơm như của các loài hoa tỏa ra ngào ngạt. Khung cảnh rất giống thiên đình, nơi có các vị thần tiên mà tôi thường thấy trong các câu chuyện cổ. Tôi đang ngơ ngác, bỗng trước mắt một tráng sĩ vóc dáng to cao lừng lững tiến về phía tôi. Tôi vô cùng ngạc nhiên vì đây là lần đầu tiên tôi nhìn thấy một người to lớn đến như vậy. Tôi vẫn chưa hết ngỡ ngàng thì người đó đã đứng ngay trước mặt tôi và nở một nụ cười thân thiện:

– Chào cháu bé. Cháu từ đâu đến vậy?

Tôi càng ngạc nhiên hơn khi người đứng trước mặt tôi lúc này chính là ông Gióng, vị anh hùng đã đánh tan lũ giặc Ân tàn bạo. Tôi sung sướng hỏi:

– Ông có phải là ông Gióng không ạ.

Tráng sĩ nhìn tôi, mỉm cười đáp:

– Ta đúng là Thánh Gióng đây! Sao cháu biết ta?

– Chúng cháu đang học về truyền thuyết Thánh Gióng đấy ông ạ. May quá hôm nay cháu được gặp ông ở đây, cháu có thể hỏi ông vài điều mà cháu đang thắc mắc được không ạ?

Ông Gióng nhìn tôi mỉm cười:

– Được cháu bé cứ hỏi đi.

– Ông ơi vì sao khi đánh thắng giặc Ân xong ông không trở về quê nhà mà lại bay lên trời? Hay ông chê quê cháu nghèo không bằng xứ thần tiên này?

– Không! Ta muốn được ở cùng họ, nhưng vì ta là con trưởng của Ngọc Hoàng nên phải trở về thiên đình sau khi đã hoàn thành sứ mệnh.

– Thế ông nhớ cha mẹ ông ở dưới kia không?

– Có chứ, họ đã từng mang nặng đẻ đau ra ta, ta rất biết ơn họ, nhất là những ngày tháng ta không biết đi, biết nói, họ vẫn yêu thương mà không hề ghét bỏ ta. Ta rất muốn có ngày nào đó trở về đền ơn đáp nghĩa mẹ cha ta. Cũng chính vì lẽ đó mà ta đã cố gắng đánh tan quân xâm lược để cha mẹ ta được sống trong tự do thanh bình.

– Ồ, giờ thì cháu hiểu rồi, ông đã báo đáp công nuôi dưỡng của cha mẹ mình bằng chính sự cố gắng chiến thắng quân xâm lược.

– Ừ, đó là một trong những cách thể hiện lòng hiếu thảo của con cái đối với cha mẹ đấy cháu ạ.

– Cháu hiểu rồi, có nghĩa là khi cháu còn nhỏ thì phải học tập thật tốt để cho cha mẹ vui lòng, đó cũng chính là tỏ lòng biết ơn cha mẹ phải không ông?

– Đúng rồi, cháu ngoan và thông minh lắm. Ông chúc cháu học thật giỏi nhé! Thôi hẹn cháu lần khác nhé, ta phải vào cung gặp Ngọc Hoàng đây.

Vừa nói, bóng ông Gióng đã khuất dần sau đám mây trắng. Vừa lúc đó tôi nghe có tiếng mẹ gọi:

– Lan! Dậy vào giường ngủ đi con.

Tôi bừng tỉnh, hóa ra là một giấc mơ! Nhưng quả thật giấc mơ này đã cho tôi biết được nhiều điều bổ ích. Và đó có thể là một giấc mơ mà tôi nhớ nhất.
 
Tết năm nào nhà em cũng gói và nấu bánh chưng. Dù bận rộn đến đâu, nhà em cũng không đổi thay lệ đó, bởi nó đem lại một không khí rộn ràng, bận bịu của ngày Tết. Năm ấy, vào đêm 29 tháng chạp, em cùng mấy đứa bạn thức canh nồi bánh chưng. Đêm đã khuya, mọi người đã ngủ cả. Mọi vật đều chìm vào im lặng, chỉ còn nghe thấy tiếng nồi bánh chưng sôi đều, củi cháy đượm, thỉnh thoảng vang lên tiếng nổ nhỏ lép bép. Em ngồi nhìn bếp lửa đỏ hồng, thả hồn theo những đốm sao từ đó bay lên.

Bỗng một tiếng nói rất lạ vang lên sau lưng: “Chà, vất vả quá nhỉ?” Em quay lại nhìn,một chàng trai trẻ trạc ngoài hai mươi tuổi, tóc búi củ hành, ăn mặc sang trọng nhưng xưa cũ, chân đi guốc tre, nhìn em mỉm cười. Em tỏ ý ngạc nhiên, định hỏi “Anh là ai?”, thì chàng đó đã tự giới thiệu: “Ta là Lang Liêu, người sáng tạo ra bánh chưng cổ truyền, đi tìm hiểu xem dân tình ngày nay còn nấu bánh chưng để cúng giỗ tổ tiên ngày Tết nữa không?” Em chớp mắt hỏi: “Lang Liêu nào? Lang Liêu thời vua Hùng phải

không?”. Thấy em còn nhớ, chàng tươi cười đáp: “Đúng đó! Chú em còn nhớ tên ta, giỏi quá!”. Nói rồi, chàng thân mật ngồi xuống cạnh em, trên chiếc ghế con bằng nhựa. Em lấy làm lạ, thời vua Hùng cách đây đã mấy nghìn năm, sao Lang Liêu còn sống mà đến được nhỉ? Em chưa suy nghĩ xong thì đã thấy chàng bảo: “Ta vừa ở chỗ các vua Hùng đến đây. Nghe nói dân tình ngày nay việc nhiều, thời gian ít, lại thêm có nhiều công nghệ mới làm ra các thức “ăn liền”, ta sợ bánh chưng không có người làm, bàn thờ gia tiên vắng vẻ nên mới đi xem xét. Thấy nhà chú em đang nấu, ta vui quá mới ghé xuống thăm. Thế nào, chú em vẫn thích bánh chưng chứ?”. Em bối rối quá. Đích thị là Lang Liêu thời Hùng Vương rồi, liền nói: “Thưa ngài, thích lắm ạ! Em có thể ăn liền mấy ngày Tết không biết chán ạ!”. “Đúng lắm — Lang Liêu tiếp lời — điều này ta đã nói từ mấy nghìn năm trước. Trên đời này không có gì quý bằng gạo nuôi sống người. Sơn hào hải vị dù có ngon mấy, ăn rồi cũng chán, duy chỉ có gạo là ăn mãi không chán mà thôi! Có đúng thế không?”. Em nói: “Thưa ngài, đúng lắm. Nhân ngài đến, xin
cho em hỏi: Làm sao mà ngài nghĩ ra được thứ bánh ngon thế?

Người ta bảo do ngài nghèo không có điều kiện nên mới nghĩ ra bánh chưng có phải không?”. Lang Liêu chau mày, nghĩ ngợi, rồi bảo: “Sự thực ta có nghèo hơn các anh ta, nhưng không phải chỉ vì nghèo đâu. Ta nghèo tiền của thật, nhưng giàu lòng với thóc gạo. Nhiều người chuộng lạ bỏ quen, tham xa bỏ gần, mà không biết biến cái quen thành cái lạ, cái ngon, lại có ý nghĩa nữa”. Thấy Lang Liêu tỏ ra cởi mở, dễ gần, em mới đánh bạo hỏi thêm: “Thấy sách chép rằng bánh này cũng không phải do ngài nghĩ ra, mà do thần mách bảo, có phải không?” Lang Liêu hơi đỏ mặt, nhưng rồi chàng bình tĩnh trả lời: “Đúng là thần có mách bảo. Nhưng ta cũng phải suy nghĩ lao tâm khổ tứ quên ăn mất ngủ suốt nửa năm trời thì thần mới mách cho. Chứ như những kẻ lười biếng, động một tí là vung tiền ra mua, cho gia nhân đi tìm kiếm, thì thần có mách bảo cho gì đâu!”. Đúng thật! Em nghĩ thầm. Em đang định hỏi thêm câu nữa, thì bỗng có ai nói to: “Thêm nước vào đi, nước cạn hết rồi!”. Em mở mắt. Thì ra là một giấc mơ, một giấc mơ thật thú vị quá.


 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top