• Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn Kiến Thức tổng hợp No.1 VNKienThuc.com - Định hướng VN Kiến Thức
    -
    HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN

Kế hoạch Macsan

lamlaitue

New member
Xu
0
KẾ HOẠCH MACSAN:

Kế hoạch viện trợ của Hoa Kì nhằm khôi phục Châu Âu sau Chiến tranh thế giới II (1939 - 45), do ngoại trưởng Hoa Kì Macsan (G. C. Marshall) (xt. Macsan G. C.) đưa ra trong bài diễn văn tại Trường đại học Havơt (Harvard; 5.6.1947).

Hội nghị 16 nước tư bản Châu Âu và các vùng do Anh, Hoa Kì chiếm đóng tại Đức họp ở Pari (12.7.1947), đã thành lập Uỷ ban Hợp tác Kinh tế Châu Âu, yêu cầu Hoa Kì viện trợ 21 tỉ đôla (kể cả viện trợ không hoàn lại) cho thời kì 1948 - 52. Các nước nhận viện trợ theo KHM: Anh, Pháp, Italia, Áo, Bỉ, Hà Lan, Luxembua, Đan Mạch, Na Uy, Thuỵ Điển, Ailen, Thuỵ Sĩ, Hi Lạp, Thổ Nhĩ Kì, Bồ Đào Nha, Tây Đức, Aixlen

Liên Xô và các nước Đông Âu không tham gia kế hoạch này.

Ngày 3.4.1948, Quốc hội Hoa Kì đã thông qua "Đạo luật về giúp đỡ các quốc gia khác" theo KHM. Theo đạo luật, chính phủ Hoa Kì cho các nước Tây Âu vay, nhưng Hoa Kì sẽ giám sát việc sử dụng các khoản cho vay; các nước nhận viện trợ, khi sử dụng các khoản tiền vay phải được Hoa Kì phê chuẩn; các nước nhận viện trợ không được sản xuất những hàng hoá có tính chất cạnh tranh với Hoa Kì, phải dùng tiền viện trợ để mua hàng của Hoa Kì; 50% hàng hoá Hoa Kì viện trợ phải do tàu bè của Hoa Kì chuyên chở; các nước nhận viện trợ phải nhận cung cấp cho Hoa Kì các vật tư chiến lược, phải bảo hộ quyền lợi khai thác và đầu tư của các nhà kinh doanh Hoa Kì, đồng thời lần lượt kí hiệp định tay đôi với Hoa Kì, vv. Tổng số viện trợ theo KHM khoảng 15 tỉ đôla. KHM thực chất là kế hoạch nhà nước xuất khẩu hàng hoá và tư bản cho vay của Hoa Kì, nhằm giành thị trường tiêu thụ mới, nguồn nguyên liệu và nơi đầu tư trong các nước Tây Âu và thuộc địa của các nước đó. Là công cụ của Hoa Kì dùng để buộc kinh tế và chính trị của các nước Tây Âu phụ thuộc vào các tổ chức độc quyền Hoa Kì, thực hành quân sự hoá kinh tế và lập ra các khối quân sự, chính trị nhằm chống lại Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên, KHM cũng giúp các nước Châu Âu vượt qua khó khăn sau Chiến tranh thế giới II và từ những năm 60, đã vươn lên thành đối thủ của Hoa Kì.

KHM thực hiện đến 31.12.1951 thì được thay thế bằng "Đạo luật về an ninh chung", một đạo luật về viện trợ quân sự và kinh tế cho các nước ngoài, với sự nhấn mạnh vào viện trợ quân sự.

<Sưu tầm>
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top