Hai Trieu Kr
Moderator
- Xu
- 28,899
Jacques Derrida làm hai điều, ông “tái cấu trúc” lý thuyết ngôn ngữ được phát triển bởi nhà triết học – ngôn ngữ học Ferdinand de Saussure, và ông cố gắng chứng tỏ rằng sự đối lập giữa nói và viết tự phủ định chính mình ngay cả trong các văn bản của các nhà triết học trung thành với logocentrism nhất - nghĩa là ông giải cấu trúc văn bản của họ.
1. Đôi nét về Jacques Derrida
Jacques Derrida (1930 - 2004)
Derrida sinh ngày 15 tháng 7 năm 1930 tại El-Biar (ngoại ô Algiers), Algeria (khi đó là một phần của Pháp), trong một gia đình Do Thái theo phái Sephardic. Bởi vì bài viết của Derrida liên quan đến auto-bio-graphy (viết về cuộc sống của một người như một dạng liên hệ với bản thân), nhiều bài viết của ông là tự truyện.
Ngay sau Thế chiến thứ hai, Derrida bắt đầu nghiên cứu triết học. Năm 1949, ông chuyển đến Paris, nơi ông chuẩn bị cho kỳ thi đầu vào ngành triết học của École Normale Supérieure danh giá. Derrida đã thất bại trong lần thử đầu tiên trong kỳ thi này, nhưng đã vượt qua nó trong lần thử thứ hai vào năm 1952.
Jacques Derrida giảng dạy tại Ecole Normale Supérieur từ năm 1965 đến năm 1984, chia phần lớn thời gian của mình cho các trường đại học của Paris và Hoa Kỳ như Johns Hopkins và Yale. Ông hiện là giám đốc tại École des Hautes Études en Science Sociales ở Paris. Kể từ năm 1986, ông cũng là Giáo sư Triết học, Pháp văn và Văn học So sánh tại Đại học California, Irvine và tiếp tục giảng dạy tại các cơ sở học thuật ở cả hai bờ Đại Tây Dương.
2. Triết học giải cấu trúc của Derrida
Jacques Derrida là một trong những nhà triết học nổi tiếng nhất thế kỷ XX. Tách mình ra khỏi các trào lưu và truyền thống triết học khác nhau đi trước ông trong bối cảnh trí thức Pháp (hiện tượng học, chủ nghĩa hiện sinh và chủ nghĩa cấu trúc), ông đã phát triển một chiến lược gọi là “giải cấu trúc” vào giữa những năm 1960. Mặc dù không hoàn toàn là phủ định, giải cấu trúc chủ yếu liên quan đến một cái gì đó tương đương với một sự phê phán truyền thống triết học phương Tây. Giải cấu trúc thường được trình bày thông qua phân tích các văn bản cụ thể.
Giải cấu trúc có ít nhất hai khía cạnh: văn học và triết học. Khía cạnh văn học liên quan đến việc giải thích văn bản, trong đó sự phát minh là điều cần thiết để tìm ra các ý nghĩa thay thế ẩn trong văn bản. Khía cạnh triết học liên quan đến mục tiêu chính của giải cấu trúc: “siêu hình học của sự hiện diện,” hay đơn giản là siêu hình học. Bắt đầu từ quan điểm Heideggerian, Derrida cho rằng siêu hình học ảnh hưởng đến toàn bộ triết học từ Plato trở đi. Siêu hình học tạo ra sự đối lập nhị nguyên và cài đặt một hệ thống phân cấp không may lại ưu tiên cho một thuật ngữ của mỗi phép phân đôi (hiện diện trước khi vắng mặt, lời nói trước khi viết, v.v.).
Chiến lược giải cấu trúc là lột trần mặt nạ của các cách thức quá cặn lắng của tư duy, và nó chủ yếu vận hành thông qua hai bước – đảo ngược các phân đôi và cố gắng làm rã hủy bản thân các phân đôi đó. Chiến lược ấy còn chỉ rõ là có những yếu tố không thể quyết định được, có nghĩa là có một cái gì đó không thể tương thích với mặt này hoặc mặt kia của một phân đôi hoặc đối lập. Tính chất không thể quyết định được phản hồi vào giai đoạn sau của phản ánh Derrida, khi nó được áp dụng để vén mở các nghịch lý gia nhập vào các quan niệm chẳng hạn như quà biểu hoặc lòng hiếu khách, mà các điều kiện của chúng về tính khả thể đồng thời cũng chính là các điều kiện của chúng về tính bất khả thể. Vì vậy nó không thể quyết định được liệu hành động biếu tặng đích thực hoặc lòng hiếu khách là khả thể hay bất khả thể.
Trong thời kỳ này, người sáng lập giải cấu trúc chuyển sự chú ý của mình sang các chủ đề đạo đức. Đặc biệt, chủ đề về trách nhiệm đối với người khác khiến Derrida rời bỏ ý tưởng rằng trách nhiệm gắn liền với một hành vi công khai và hợp lý có thể biện minh theo các nguyên tắc chung. Giải cấu trúc đã có một ảnh hưởng to lớn trong tâm lý học, lý thuyết văn học, nghiên cứu văn hóa, ngôn ngữ học, nữ quyền, xã hội học và nhân chủng học. Được ngâm cứu trong sự giao thoa giữa triết học và phi triết học (hay triết học và văn học), không khó để hiểu tại sao lại như vậy.
Tư tưởng “giải cấu trúc các văn bản” đã có một ảnh hưởng rất rộng rãi. Với giả định rằng ngôn ngữ cấu trúc nên mọi suy nghĩ và hành động của ta - không chỉ thể hiện trong lời nói và văn chương, mà còn trong cả các thể chế xã hội và cấu trúc chính trị - khái niệm “văn bản” dường như có thể áp dụng được ở mọi nơi. Nếu tất cả những hiểu biết của chúng ta được cấu trúc bởi ngôn ngữ cụ thể mà chúng ta nói, và nếu không có cấu trúc đó sẽ là điều không thể, thì tất cả loại hình văn hóa hóa ra là một loại văn bản để đọc, giải thích, hiểu (hoặc hiểu sai) – và hơn hết là “giải cấu trúc”. Có thể thấy là, trong “chân trời” này, triết gia Jacques Derrida (1930–2004) hiển nhiên là người có tầm vóc to lớn nhất.
Nhìn chung, giải cấu trúc (còn được gọi là giải kiến tạo, hủy kiến tạo) là sự diễn giải, chứng minh về tính không đầy đủ hoặc không thống nhất của một tư tưởng hay hệ thống triết học bằng cách sử dụng các khái niệm và nguyên tắc lập luận mà ý nghĩa và cách sử dụng của chúng chỉ được xác định bởi chính những tư tưởng hay hệ thống triết học ấy. Do đó, giải cấu trúc là một loại phê phán khái niệm nội tại và ở trong đó thì nhà phê phán dường như tự đặt mình vào vị trí “bị phê phán”. Derrida đôi khi nói rằng giải cấu trúc không phải là một phương pháp và cũng không phải là một kỹ thuật, theo đó ông dường như muốn nói rằng không nguyên tắc hay quy luật nào chi phối nó. Giải cấu trúc trên hết là nghi ngờ - nghi ngờ rằng mọi thứ không vững chắc như nó được tạo ra và tìm kiếm các dấu vết bất ổn định và ít được chú ý. Và hơn hết, giải cấu trúc không phải là một sự loại bỏ các học thuyết bị phê phán, mà là một mối quan hệ tự quy chiếu, “tự rọi sáng bản chất” vô cùng phức tạp.
Derrida quan tâm đến điều gì đó đóng vai trò “trung tâm” trong truyền thống triết học phương Tây. Đó là giả định rằng tại một thời điểm nào đó chúng ta sẽ với tới chân lý không thể phủ nhận, rõ ràng, hiển nhiên bởi vì đối tượng của chân lý đó ngay lập tức hiện diện trong ý thức của chúng ta. Tại thời điểm đó chúng ta có thể nghĩ về chân lý, bày tỏ chân lý và áp dụng chân lý. Đối tượng sẽ tự bộc lộ như nó vốn có và tất cả những gì chúng ta phải làm là biểu thị bản chất của nó bằng ngôn ngữ. Derrida gọi sự mặc định này là logocentrism (tạm dịch là ngôn ngữ trung tâm luận, hay duy ngôn trung tâm luận). Logocentrism, Derrida nghĩ, đã lan rộng khắp triết học. Chúng ta có thể nói theo cách này: Sự hiện diện có thể đảm bảo tính chân lý của các mệnh đề cơ bản, do đó nó cung cấp những nền tảng đảm bảo sự vững chắc của tòa nhà tri thức được xây trên nó. Nói một cách văn vẻ, logocentrism “phong tước” cho lý tính danh hiệu “kim chỉ nam đưa con người đến với chân lý và cái thiện”. Tất nhiên là những chân lý nói trên phải được diễn đạt bằng ngôn ngữ, và đây là điểm mấu chốt. Derrida lưu ý rằng ngôn ngữ có hai dạng, nói và viết. Phần lớn chúng ta ưu tiên nói hơn là viết, và nhiều triết gia cũng nghĩ như vậy.
Tuy thế, viết thì khác. Viết khiến cho liên kết với sự hiện diện bị phá vỡ. Viết nằm ngoài tầm kiểm soát của ta. Nó là một tập hợp các ký hiệu thuần túy - các ký hiệu nhân tạo, vô hồn – được thể hiện trên một chất liệu nào đó. Hơn thế, viết chỉ là biểu trưng của nói. Người đọc không có hiện diện trực tiếp với những gì ta định truyền đạt, mà luôn vắng mặt. Sự vắng mặt này được nhấn mạnh bởi khả năng tái tạo của chữ viết. Chẳng hạn, những gì Plato viết đã được trích dẫn, sao chép lặp đi lặp lại, và bây giờ được đọc bởi vô số độc giả mà ông chưa từng biết tới, trong những bối cảnh mà ông không thể tưởng tượng nổi. Sự vắng mặt của độc giả đối với những gì Plato nói là đặc trưng căn bản của viết.
Sự đối lập giữa nói và viết này cũng chính là một trong những mặt đối lập nhị nguyên mà Derrida cho rằng đã thống trị truyền thống triết học phương Tây (những mặt đối lập khác là hiện diện/ vắng mặt, linh hồn/ thể xác, hình thức/ nội dung, cá biệt/ đa số, bản chất/ hiện tượng, nghĩa đen/ ẩn dụ, tự nhiên/ văn hóa, nam/ nữ, ánh sáng/ bóng tối, thiện/ ác, v.v). Một mặt của các cặp đối lập sẽ chiếm ưu thế, còn cái kia sẽ là “cái bóng” của cái chiếm ưu và lệ thuộc vào nó. Logocentrism ưu tiên nói (logo), trong khi coi viết như một dạng ngôn ngữ thứ cấp, không chắc chắn, một hình thái “tồi”. Nói gắn liền với sự chắc chắn, với chân lý; vì khi chúng ta nói, chúng ta đưa ra bên ngoài những gì chúng ta biết, và hơn hết chúng ta biểu thị ngay lập tức chân lý bằng ngôn ngữ. Viết thiếu sự chứng nhận ngay lập tức này trong ý thức. Derrida cho rằng tất cả các triết gia được trích dẫn trong danh sách nêu trên đều “trung thành” với logocentrism theo nghĩa này.
Sưu tầm
1. Đôi nét về Jacques Derrida
Jacques Derrida (1930 - 2004)
Derrida sinh ngày 15 tháng 7 năm 1930 tại El-Biar (ngoại ô Algiers), Algeria (khi đó là một phần của Pháp), trong một gia đình Do Thái theo phái Sephardic. Bởi vì bài viết của Derrida liên quan đến auto-bio-graphy (viết về cuộc sống của một người như một dạng liên hệ với bản thân), nhiều bài viết của ông là tự truyện.
Ngay sau Thế chiến thứ hai, Derrida bắt đầu nghiên cứu triết học. Năm 1949, ông chuyển đến Paris, nơi ông chuẩn bị cho kỳ thi đầu vào ngành triết học của École Normale Supérieure danh giá. Derrida đã thất bại trong lần thử đầu tiên trong kỳ thi này, nhưng đã vượt qua nó trong lần thử thứ hai vào năm 1952.
Jacques Derrida giảng dạy tại Ecole Normale Supérieur từ năm 1965 đến năm 1984, chia phần lớn thời gian của mình cho các trường đại học của Paris và Hoa Kỳ như Johns Hopkins và Yale. Ông hiện là giám đốc tại École des Hautes Études en Science Sociales ở Paris. Kể từ năm 1986, ông cũng là Giáo sư Triết học, Pháp văn và Văn học So sánh tại Đại học California, Irvine và tiếp tục giảng dạy tại các cơ sở học thuật ở cả hai bờ Đại Tây Dương.
2. Triết học giải cấu trúc của Derrida
Jacques Derrida là một trong những nhà triết học nổi tiếng nhất thế kỷ XX. Tách mình ra khỏi các trào lưu và truyền thống triết học khác nhau đi trước ông trong bối cảnh trí thức Pháp (hiện tượng học, chủ nghĩa hiện sinh và chủ nghĩa cấu trúc), ông đã phát triển một chiến lược gọi là “giải cấu trúc” vào giữa những năm 1960. Mặc dù không hoàn toàn là phủ định, giải cấu trúc chủ yếu liên quan đến một cái gì đó tương đương với một sự phê phán truyền thống triết học phương Tây. Giải cấu trúc thường được trình bày thông qua phân tích các văn bản cụ thể.
Giải cấu trúc có ít nhất hai khía cạnh: văn học và triết học. Khía cạnh văn học liên quan đến việc giải thích văn bản, trong đó sự phát minh là điều cần thiết để tìm ra các ý nghĩa thay thế ẩn trong văn bản. Khía cạnh triết học liên quan đến mục tiêu chính của giải cấu trúc: “siêu hình học của sự hiện diện,” hay đơn giản là siêu hình học. Bắt đầu từ quan điểm Heideggerian, Derrida cho rằng siêu hình học ảnh hưởng đến toàn bộ triết học từ Plato trở đi. Siêu hình học tạo ra sự đối lập nhị nguyên và cài đặt một hệ thống phân cấp không may lại ưu tiên cho một thuật ngữ của mỗi phép phân đôi (hiện diện trước khi vắng mặt, lời nói trước khi viết, v.v.).
Chiến lược giải cấu trúc là lột trần mặt nạ của các cách thức quá cặn lắng của tư duy, và nó chủ yếu vận hành thông qua hai bước – đảo ngược các phân đôi và cố gắng làm rã hủy bản thân các phân đôi đó. Chiến lược ấy còn chỉ rõ là có những yếu tố không thể quyết định được, có nghĩa là có một cái gì đó không thể tương thích với mặt này hoặc mặt kia của một phân đôi hoặc đối lập. Tính chất không thể quyết định được phản hồi vào giai đoạn sau của phản ánh Derrida, khi nó được áp dụng để vén mở các nghịch lý gia nhập vào các quan niệm chẳng hạn như quà biểu hoặc lòng hiếu khách, mà các điều kiện của chúng về tính khả thể đồng thời cũng chính là các điều kiện của chúng về tính bất khả thể. Vì vậy nó không thể quyết định được liệu hành động biếu tặng đích thực hoặc lòng hiếu khách là khả thể hay bất khả thể.
Trong thời kỳ này, người sáng lập giải cấu trúc chuyển sự chú ý của mình sang các chủ đề đạo đức. Đặc biệt, chủ đề về trách nhiệm đối với người khác khiến Derrida rời bỏ ý tưởng rằng trách nhiệm gắn liền với một hành vi công khai và hợp lý có thể biện minh theo các nguyên tắc chung. Giải cấu trúc đã có một ảnh hưởng to lớn trong tâm lý học, lý thuyết văn học, nghiên cứu văn hóa, ngôn ngữ học, nữ quyền, xã hội học và nhân chủng học. Được ngâm cứu trong sự giao thoa giữa triết học và phi triết học (hay triết học và văn học), không khó để hiểu tại sao lại như vậy.
Tư tưởng “giải cấu trúc các văn bản” đã có một ảnh hưởng rất rộng rãi. Với giả định rằng ngôn ngữ cấu trúc nên mọi suy nghĩ và hành động của ta - không chỉ thể hiện trong lời nói và văn chương, mà còn trong cả các thể chế xã hội và cấu trúc chính trị - khái niệm “văn bản” dường như có thể áp dụng được ở mọi nơi. Nếu tất cả những hiểu biết của chúng ta được cấu trúc bởi ngôn ngữ cụ thể mà chúng ta nói, và nếu không có cấu trúc đó sẽ là điều không thể, thì tất cả loại hình văn hóa hóa ra là một loại văn bản để đọc, giải thích, hiểu (hoặc hiểu sai) – và hơn hết là “giải cấu trúc”. Có thể thấy là, trong “chân trời” này, triết gia Jacques Derrida (1930–2004) hiển nhiên là người có tầm vóc to lớn nhất.
Nhìn chung, giải cấu trúc (còn được gọi là giải kiến tạo, hủy kiến tạo) là sự diễn giải, chứng minh về tính không đầy đủ hoặc không thống nhất của một tư tưởng hay hệ thống triết học bằng cách sử dụng các khái niệm và nguyên tắc lập luận mà ý nghĩa và cách sử dụng của chúng chỉ được xác định bởi chính những tư tưởng hay hệ thống triết học ấy. Do đó, giải cấu trúc là một loại phê phán khái niệm nội tại và ở trong đó thì nhà phê phán dường như tự đặt mình vào vị trí “bị phê phán”. Derrida đôi khi nói rằng giải cấu trúc không phải là một phương pháp và cũng không phải là một kỹ thuật, theo đó ông dường như muốn nói rằng không nguyên tắc hay quy luật nào chi phối nó. Giải cấu trúc trên hết là nghi ngờ - nghi ngờ rằng mọi thứ không vững chắc như nó được tạo ra và tìm kiếm các dấu vết bất ổn định và ít được chú ý. Và hơn hết, giải cấu trúc không phải là một sự loại bỏ các học thuyết bị phê phán, mà là một mối quan hệ tự quy chiếu, “tự rọi sáng bản chất” vô cùng phức tạp.
Derrida quan tâm đến điều gì đó đóng vai trò “trung tâm” trong truyền thống triết học phương Tây. Đó là giả định rằng tại một thời điểm nào đó chúng ta sẽ với tới chân lý không thể phủ nhận, rõ ràng, hiển nhiên bởi vì đối tượng của chân lý đó ngay lập tức hiện diện trong ý thức của chúng ta. Tại thời điểm đó chúng ta có thể nghĩ về chân lý, bày tỏ chân lý và áp dụng chân lý. Đối tượng sẽ tự bộc lộ như nó vốn có và tất cả những gì chúng ta phải làm là biểu thị bản chất của nó bằng ngôn ngữ. Derrida gọi sự mặc định này là logocentrism (tạm dịch là ngôn ngữ trung tâm luận, hay duy ngôn trung tâm luận). Logocentrism, Derrida nghĩ, đã lan rộng khắp triết học. Chúng ta có thể nói theo cách này: Sự hiện diện có thể đảm bảo tính chân lý của các mệnh đề cơ bản, do đó nó cung cấp những nền tảng đảm bảo sự vững chắc của tòa nhà tri thức được xây trên nó. Nói một cách văn vẻ, logocentrism “phong tước” cho lý tính danh hiệu “kim chỉ nam đưa con người đến với chân lý và cái thiện”. Tất nhiên là những chân lý nói trên phải được diễn đạt bằng ngôn ngữ, và đây là điểm mấu chốt. Derrida lưu ý rằng ngôn ngữ có hai dạng, nói và viết. Phần lớn chúng ta ưu tiên nói hơn là viết, và nhiều triết gia cũng nghĩ như vậy.
Tuy thế, viết thì khác. Viết khiến cho liên kết với sự hiện diện bị phá vỡ. Viết nằm ngoài tầm kiểm soát của ta. Nó là một tập hợp các ký hiệu thuần túy - các ký hiệu nhân tạo, vô hồn – được thể hiện trên một chất liệu nào đó. Hơn thế, viết chỉ là biểu trưng của nói. Người đọc không có hiện diện trực tiếp với những gì ta định truyền đạt, mà luôn vắng mặt. Sự vắng mặt này được nhấn mạnh bởi khả năng tái tạo của chữ viết. Chẳng hạn, những gì Plato viết đã được trích dẫn, sao chép lặp đi lặp lại, và bây giờ được đọc bởi vô số độc giả mà ông chưa từng biết tới, trong những bối cảnh mà ông không thể tưởng tượng nổi. Sự vắng mặt của độc giả đối với những gì Plato nói là đặc trưng căn bản của viết.
Sự đối lập giữa nói và viết này cũng chính là một trong những mặt đối lập nhị nguyên mà Derrida cho rằng đã thống trị truyền thống triết học phương Tây (những mặt đối lập khác là hiện diện/ vắng mặt, linh hồn/ thể xác, hình thức/ nội dung, cá biệt/ đa số, bản chất/ hiện tượng, nghĩa đen/ ẩn dụ, tự nhiên/ văn hóa, nam/ nữ, ánh sáng/ bóng tối, thiện/ ác, v.v). Một mặt của các cặp đối lập sẽ chiếm ưu thế, còn cái kia sẽ là “cái bóng” của cái chiếm ưu và lệ thuộc vào nó. Logocentrism ưu tiên nói (logo), trong khi coi viết như một dạng ngôn ngữ thứ cấp, không chắc chắn, một hình thái “tồi”. Nói gắn liền với sự chắc chắn, với chân lý; vì khi chúng ta nói, chúng ta đưa ra bên ngoài những gì chúng ta biết, và hơn hết chúng ta biểu thị ngay lập tức chân lý bằng ngôn ngữ. Viết thiếu sự chứng nhận ngay lập tức này trong ý thức. Derrida cho rằng tất cả các triết gia được trích dẫn trong danh sách nêu trên đều “trung thành” với logocentrism theo nghĩa này.
Sưu tầm