Internet và giáo dục việc làm của xã hội thế giới đang diễn ra như thế nào ?

Hide Nguyễn

Du mục số
Ngày nay dân số thế giới đã tăng từ 1.5 tỉ người năm 1950 tới 5 tỉ người năm 2012 và có thể tăng trưởng tới 6 tỉ người trước năm 2040. Vấn đề chính trong mọi chính phủ là làm sao tìm việc làm cho mọi người, đặc biệt ở châu Á và châu Phi nơi dân số tăng nhanh nhất. Mối lo ngại chính là không có hành động thích hợp, sẽ có hỗn loạn vì điều đó đã xảy ra ở một số nước châu Phi và Trung Đông. Thanh niên không có việc làm, không phương hướng, và không hi vọng dễ dàng tham gia vào những hành vi bất hợp pháp, các hoạt động chống xã hội, ma tuý, rượu chè, hay thậm chí tham gia khủng bố.

Với Internet, toàn thế giới bây giờ được kết nối đầy đủ và nền kinh tế toàn cầu đã nổi lên. Vì thị trường việc làm không còn có tính địa phương mà là toàn cầu. Mọi người không cạnh tranh với người trong nước của họ mà với mọi nước. Ngày nay công việc được phân phối hay khoán từ chỗ này sang chỗ khác một cách nhanh chóng và công nhân có thể đi làm việc ở các nước khác dễ dàng. Với hàng trăm triệu công nhân lao động ở Ấn Độ và Trung Quốc sẵn lòng đi bất kì chỗ nào để tìm việc làm, thị trường việc làm lao động đang trở sôi động.

Khi dạy học ở Dubai, tôi đã thấy hàng nghìn công nhân lao động Trung Quốc và Ấn Độ làm việc trong các dự án xây cất. Một người quản lí bảo tôi: “Họ rẻ hơn nhiều so với công nhân địa phương nên vài năm qua chúng tôi đã thuê nhiều người ngoại quốc vào công việc xây dựng.” Tôi hỏi: “Điều gì xảy ra cho công nhân địa phương?” Ông ấy lắc đầu: “Họ không thể cạnh tranh được nên họ không có việc làm.” Tôi đã đi qua một khu vực hầm mỏ ở châu Phi nơi phần lớn công nhân là người Trung Quốc. Tôi hỏi người quản lí: “Tại sao ông không thuê công nhân địa phương? Tôi nghĩ lương của họ cũng thấp.” Ông ấy trả lời: “Tuy lương họ thấp nhưng Trung Quốc mua đã mua khu vực này nên họ có thể đem công nhân riêng của họ vào.” Tôi hỏi: “Điều gì xảy ra cho công nhân địa phương?” Ông ấy nói: “Không có việc làm cho họ.” Khi ngày càng ít việc làm lao động, nạn thất nghiệp đang gia tăng nhanh chóng ở nhiều nước.

Trong vài năm nữa toàn thế giới sẽ thấy một cơn “sóng thần” của những thay đổi lớn chưa từng thấy vì nhiều công nhân sẽ phải đổi nghề, nếu không họ sẽ không có việc làm. Không ai biết chuyện gì sẽ xảy ra khi công nghệ và tự động hoá được dùng ngày càng nhiều trong công nghiệp. Trong quá khứ, công nhân có thể điều chỉnh dần dần qua nhiều năm nhưng lần này nó xảy ra nhanh hơn nhiều do tốc độ công nghệ nên phần lớn mọi người sẽ không thể nào thay đổi đủ nhanh. Theo một nhà kinh tế nổi tiếng “Toàn thế giới đang ngồi trên một quả bom và không ai biết khi nào nó sẽ nổ.”

RFID-anhngoc.jpg


Không có chiến lược thích hợp, nhiều nước không thể cạnh tranh được trong nền kinh tế toàn cầu này. Vì công nghệ tiếp tục tiến bộ, sẽ có ít công việc lao động hơn nhưng sẽ có nhiều công việc công nghệ. Giải pháp hiển nhiên là phát triển nhiều công nhân công nghệ bằng việc thay đổi nhanh chóng hệ thống giáo dục hội tụ vào Khoa học, Công nghệ, Kĩ nghệ và Toán học (STEM).

Ngày nay robots đang được dùng trong mọi công nghiệp và chẳng bao lâu nhiều việc vận tải và hậu cần sẽ được “tự động hoá” đầy đủ bằng các “xe tự lái” và trực thăng không người lái giao hàng, điều này sẽ làm người lái xe bus, xe tải, và taxi không còn việc. Tự động hoá cũng mở rộng sang các công việc văn phòng nữa. Chẳng bao lâu xấp xỉ 75% công việc văn phòng sẽ được tự động hoá. Nhiều công việc văn phòng và hành chính: tiếp tân, thư kí, bán hàng sẽ được thực hiện bởi robots.

Với các thanh niên đang chuẩn bị vào đại học, các bạn phải thu tập các thông tin cần thiết về nhu cầu thị trường ngay từ lúc này để định hướng cho tương lai. Dù một số các bạn có thể chưa chắc sẽ học ngành gì nhưng điều quan trọng là phải có đủ thông tin cần thiết TRƯỚC KHI quyết định. Thay vì vẩn vơ học gì cũng được, bạn phải lập kế hoạch cho tương lai bằng việc đọc nhiều hơn về những thay đổi đang xảy ra trên khắp thế giới và đặt mục đích giáo dục của bạn tương ứng. Giáo dục đại học có thể đưa bạn vào nghề nghiệp tốt như bác sĩ y tế, người lập trình máy tính, kĩ sư phần mềm, nhà doanh nghiệp, nhà toán học, chuyên gia hệ thống thông tin v.v. Chọn lựa là của bạn, và điều quan trọng là quyết định chọn lĩnh vực nào.

Tất nhiên giáo dục đại học đòi hỏi nhiều nỗ lực và quyết tâm vì bạn vào đại học là để được giáo dục. Bạn không nên chọn các môn dễ vì bạn không bao giờ nhận ra tiềm năng đầy đủ của bạn chừng nào bạn chưa bị thách thức. Người thành công vì họ phấn đấu để vượt qua thách thức. Họ thành công vì họ có tri thức, kĩ năng và quyết thành công. Nhiều người vào đại học nhưng không thành công vì họ không đưa nỗ lực vào. Khi đối diện với cái gì khó, họ cuộc ngay mà thậm chí không hề bỏ ra một nỗ lực nào; họ chọn môn dễ để có nhiều thời gian hơn để tận hưởng. Họ thường sao lãng bởi những điều tầm thường và không ý thức vì họ chỉ bận rộn từ việc này sang việc khác. Trong thế giới cạnh tranh cao này, một sai lầm nhỏ trong trường có thể có hậu quả lớn trong đời.

Trong nhiều năm dạy học, tôi có thể đảm bảo với bạn rằng bất kì ai đưa nỗ lực vào đều có thể thành công ở đại học. Tất nhiên có những lúc bạn không nghĩ bạn có thể làm được, có những khoảnh khắc bạn hoài nghi khả năng của bạn nhưng đừng để những điều này làm choáng ngợp bạn, chúng tới và chúng sẽ đi. Qui tắc chung trong đại học là bạn phải dành quãng hai giờ để học với mọi giờ trên lớp. Phần lớn sinh viên thành công đều bảo tôi rằng họ dành tối thiểu quãng 35 tới 40 giờ một tuần để học. Năm ngoái một sinh viên cãi rằng anh ta cần dành nhiều thời gian hơn với bạn gái nếu không cô ấy sẽ bỏ anh ta. Tôi bảo rằng anh ta có thể dành thời gian với cô ấy bây giờ nhưng cô ấy sẽ bỏ anh ta khi anh trượt đại học và thất nghiệp. Tôi nói: “Em cần đặt ưu tiên của em vì em vào đại học để được giáo dục, không phải để có bạn gái.” Sinh viên thường than: “Nhưng khoa học và công nghệ là khó.” Tôi hỏi họ: “Làm sao em biết rằng chúng khó nếu em chưa học chúng?.”

Hiện thời chúng ta đang chứng kiến nhiều phát kiến công nghệ mà mấy năm trước không ai ngờ được và điều đó đang ảnh hưởng tới mọi người, mọi nơi và mọi nước. Nếu bạn nhìn lại, Internet mới chỉ 25 tuổi; iPhone đầu tiên được tạo ra năm 2007; và việc in 3D mới chỉ 4 tuổi. Trong vài năm tới, bạn sẽ thấy xe tự lái, điện thoại thông minh trở thành “Bác sĩ trong túi”; và in 3D mà có thể in ra hầu hết bất kì cái gì, kể cả nội tạng và thớ thịt con người.

Hiện nay chúng ta đang đối diện với cơn “sóng thần” công nghệ, được dẫn lái bởi cách mạng công nghệ thông tin. Là sinh viên bạn có thể tham gia như một kĩ sư, một nhà khoa học hay bạn có thể đứng nhìn như một khán giả, và đó là chọn lựa của bạn.


Tác giả, GS John Vu
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top