Chia Sẻ Định nghĩa triệu chứng nấc

Chien Tong

New member
Xu
33
riệu chứng nấc: Giống ợ hơi, nấc là triệu chứng thông thường và xảy ra một cách tình cờ. Khi nấc nhiều hay cơn nấc kéo dài có thể được xem là bệnh lý. Thuật ngữ y khoa của nấc là “singultus”.
Nc_ct.jpg

Nấc xảy ra do dự co thắt thụ động của các cơ hô hấp

Nấc xảy ra do dự co thắt thụ động của các cơ hô hấp. Thông thường chỉ có sự co nửa cơ hoành bên trái là có thể gây ra các cơn nấc nhưng thỉnh thoảng cả hai bên hoành và các cơ liên sườn tham gia vào quá trình này.

Nấc có thể được phân loại theo thời gian. Cơn nấc kéo dài trên 48 giờ được coi là nấc dai dẳng (persistent) còn nếu kéo dài trên 1 tháng gọi là nấc khó chữa (intractable).

Cung phản xạ nấc bao gồm dây thần kinh lang thang, thần kinh hoành, thần kinh giao cảm; trung tâm nằm ở thân não; tín hiệu ly tâm chuyển đến cơ hoành và các cơ liên sườn. Nếu tổn thương hay kích thích nào đó tác động lên một trong những thành phần của cung phản xạ có thể gây ra hiện tượng nấc.
 
Nguyên nhân ợ hơi và nấc
Có nhiều nguyên nhân gây nấc, tuy việc hiểu rõ các nguyên nhân này gặp nhiều khó khăn nhưng một vài nguyên nhân đã được ghi nhận một cách rõ ràng, bao gồm cả việc đáp ứng với điều trị. Ví dụ như nấc gây ra bởi đột quỵ sẽ biến mất sau khi điều trị với thuốc kháng đông, hoặc sau khi điều trị viêm màng não cũng có thể làm chúng biến mất.

Không chỉ những tác động đến thần kinh mới gây nấc mà những kích thích trên mức bình thường như sự căng ra của thực quản hoặc dạ dày do khí, thức ăn; uống đồ nóng; bệnh trào ngược dạ dày thực quản; đau thắt ngực cũng có thể gây nấc.

Ngoài ra nó cũng gặp trong những bệnh nhân đặt đường truyền tĩnh mạch trung tâm, đặt stent thực quản do ung thư, nội soi phế quản hay có tình trạng tăng ure huyết.
 
Chẩn đoán và điều trị nấc
Hầu hết các cơn nấc chỉ xuất hiện thoáng qua và tự khỏi không cần điều trị. Khi nấc xảy ra khi tiến hành các thủ thuật, tiêm thuốc mê hay hóa trị, đây là những nguyên nhân được xác định rõ, tuy nhiên trong nhiều trường hợp lại không thể tìm nguyên nhân ngay lập tức được, khi đó việc thăm khám lâm sàng sẽ hữu ích.

Nên hỏi bệnh sử về sử dụng thuốc đặc biệt là các thuốc không được phép lưu hành, các triệu chứng kèm theo nếu có. Thăm khám các cơ quan như tai, mũi, họng, đánh giá chức năng thần kinh. Các xét nghiệm bao gồm công thức máu, điện giải, ure, cortisol, amylase, lipase, chức năng gan, CRP.

MRI thân não hay những xét nghiệm đánh giá pH thực quản thường không nhất thiết phải tiến hành trừ trường hợp có những dấu hiệu gợi ý nguyên nhân thần kinh hay từ thực quản. Thỉnh thoảng nguyên nhân không được tìm thấy và nếu nấc do ung thư thì việc điều trị theo triệu chứng là điều phải làm.

Có nhiều nghiên cứu khác nhau về điều trị triệu chứng nấc nhưng lại có ít loại thuốc sẵn có được kiểm định trong các nghiên cứu có quy mô. Việc chọn thuốc chủ yếu dựa vào kinh nghiệm hay từ những nghiên cứu nhỏ, mặc dù hiệu quả của các loại thuốc không được khẳng định.

Thuốc được biết đến nhiều nhất trong điều trị nấc khó chữa là Chlorpromazine. Ở Mỹ, đây là loại thuốc duy nhất được chấp thuận trong chỉ định này, nghĩa là tất cả loại thuốc khác là sử dụng ngoài hướng dẫn (off-label). Chlorpromazine được bắt đầu ở liều thấp (25mg dùng 3-4 lần/ngày) và liều có thể tăng lên khi không có tác dụng phụ.

Ảnh hưởng phụ chủ yếu là hoa mắt chóng mặt, buồn ngủ hay hiếm hơn nhưng nguy hiểm hơn là rối loạn vận động muộn. GABA-agonists như Baclofen và Gabapentin có thể hiệu quả nhưng những ảnh hưởng phụ như chóng mặt, buồn ngủ có thể giới hạn việc sử dụng lâu dài. Baclofen được bắt đầu với liều 5mg dùng 4 lần/ngày và có thể tăng chậm liều dùng.

Trong trường hợp triệu chứng nấc khó chữa, không thuyên giảm với liệu pháp điều trị thì người ta có thể phải dùng đến phương pháp chẹn thần kinh dưới hướng dẫn của siêu âm hay phẫu thuật cắt thần kinh hoành.
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top