Trang Dimple
New member
- Xu
- 38
Nói đến cách mạng công nghiệp là nói đến sự thay đổi lớn lao mà nó mang lại trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, và xã hội . Với sự ra đời của cách mạng công nghiệp dẫn đến sự ra đời của nền văn minh công nghiệp.Điều kiện ra đời của nền văn minh công nghiệp là gì? Có 2 điều kiện dẫn đến sự ra đời của nền văn minh công nghiệp đó là :Những kết quả của công cuộc phát kiến địa lý (thế kỷ XV) và sự Thắng lợi của phong trào cách mạng tư sản (thế kỷ XVI - thế kỷ XVIII)
1. Những kết quả của công cuộc phát kiến địa lý (thế kỷ XV)
Do nhu cầu mở rộng hoạt động thương mại và nhờ vào những tiến bộ kỹ thuật của ngành hàng hải, từ cuối thế kỷ XV, nhiều nhà thám hiểm Âu châu đã tìm ra những con đường biển đi sang phương Đông - nơi họ hi vọng sẽ kiếm được nhiều vàng bạc và của cải.
Có thể kể đến 3 phát kiến địa lý lớn sau đây:
- Cuộc hành trình của Vaxcô đơ Gama men theo bờ biển châu Phi đến điểm cực nam (Mũi Hy Vọng) rồi vượt qua Ấn Độ Dương, cập bến Ấn Độ. Những chuyến đi tiếp theo về phía Đông đã đến các quần đảo Đông Nam Á rồi đi vào biển Đông, tới các cảng Trung Hoa và Nhật Bản.
- Những chuyến vượt Đại Tây Dương của Crixtôp Côlông và Vêxpuxơ Amêrigô đã phát hiện ra lục địa châu Mỹ, khi đó được gọi là Tân Thế giới hoặc nhầm lẫn là “Tây Ấn Độ”.
- Cuộc thám hiểm của Magienlan chẳng những đã đến châu Mỹ mà còn vượt qua Thái Bình Dương để tới quần đảo vùng Đông Nam Á, được đặt tên là Philippin. Từ đây, đoàn thủy thủ trở về châu Âu theo đường đi của Vaxcô đơ Gama khi trước.
Những chuyến vượt biển trên cùng nhiều cuộc thám hiểm tiếp theo của các nhà hàng hải Âu châu thời đó đã đem lại nhiều kết quả to lớn vượt xa mục đích ban đầu, có ý nghĩa trọng đại trong lịch sử loài người.
- Những phát kiến địa lý lớn diễn ra vào cuối thế kỷ XV - đầu thế kỷ XVI đã tìm ra một lục địa mới là châu Mỹ, một đại dương mà người Âu chưa biết, được đặt tên là Thái Bình Dương, mở ra những con đường biển đến các châu lục, thúc đẩy công cuộc thám hiểm và kiếm tìm các vùng đất mới. Nó đem lại những khả năng mới cho sự giao lưu kinh tế và văn hóa, tạo điều kiện cho sự tiếp xúc giữa các nền văn minh thế giới. Đó là thành tựu của ý chí con người và những tiến bộ khoa học kỹ thuật. Cuộc hành trình vòng quanh thế giới đã bác bỏ những lý lẽ sai trái của giáo hội đã từng đưa ra trong các vụ xét xử các nhà khoa học như Brunô, Galilê... và khẳng định giả thuyết về trái đất hình cầu là hoàn toàn đúng đắn. Chân lý khoa học được sáng tỏ, sự kiên trì khám phá bí ẩn của hành tinh và tinh thần sẵn sàng hi sinh của các nhà khoa học để bảo vệ chân lý được loài người ngưỡng mộ.
Các nhà khoa học, các nhà thám hiểm đã có cống hiến lớn cho sự phát triển các ngành địa lý, thiên văn, hàng hải và từ đó mở ra nhiều lĩnh vực nghiên cứu mới trong các ngành khoa học như dân tộc học, nhân học, địa chất học, sinh học...
- Sau những phát kiến địa lý, đã diễn ra những cuộc di chuyển cư dân trên quy mô lớn. Thương nhân vội vã giành giật thị trường và các nguồn nguyên liệu ở các địa bàn mới. Quân đội và quan chức được phái đi xâm chiếm thuộc địa và thiết lập chế độ cai trị thực dân. Dân di thực kéo nhau đến những vùng mới chinh phục để khai phá, tìm vàng và lập nghiệp. Người da đen bị đưa sang châu Mỹ, biến thành nô lệ trong các đồn điền và hầm mỏ. Các nhà truyền giáo mang Kinh Thánh tới mọi nẻo để mở rộng phạm vi truyền bá của đạo Kitô.
Như vậy, những cuộc đi lại của các thương nhân, các nhà truyền giáo, dân di thực, quân lính, nô lệ... đã tạo nên sự tiếp xúc giữa các nền văn minh của các châu lục. Người châu Âu tiếp nhận văn minh truyền thống của phương Đông, người châu Á và châu Phi tiếp cận với trình độ công nghệ cao hơn của người châu Âu. Ở Âu Mỹ dần dần hình thành nền văn minh rất đa dạng do sự hòa hợp giữa các yếu tố văn hóa của người Âu, người Phi và người bản địa. Đặc biệt là sự phát hiện ra nền văn minh vốn có từ lâu đời ở châu Mỹ được gọi là văn minh tiền Côlông mà trước đây châu Âu chưa biết đến. Ở đó có 3 tộc người chính là Maya, Aztếch và Inca.
Người Maya và Aztếch là chủ nhân của lãnh thổ Mêhicô ngày nay, có nền văn minh lâu đời ở trình độ cao. Họ đã sớm có nhà nước, xây dựng nhiều thành thị và lâu đài bằng đá, nhiều lễ đường nguy nga. Người dân biết làm ruộng bậc thang với hệ thống tưới nước khá hoàn chỉnh. Họ chế tạo nhiều đồ mỹ nghệ tinh xảo, nhiều đồ thêu, đồ dệt. Họ có nền văn hóa độc đáo, chữ viết riêng và tôn giáo riêng.
Người Inca là chủ nhân của lãnh thổ Pêru ngày nay. Kinh tế căn bản là nông nghiệp, tổ chức xã hội thành những công xã nông thôn. Nhiều công trình kiến trúc bằng đá đồ sộ có dáng hình và cấu tạo giống Kim tự tháp Ai Cập. Họ có chữ viết và tôn giáo riêng.
Kết quả tất nhiên của những cuộc di dân là sự tăng cường giao lưu văn hóa giữa cư dân các châu lục, giữa các dân tộc: trao đổi về giống cây trồng (cacao, thuốc lá, cà phê, chè, khoai tây...), kỹ thuật sản xuất (nông nghiệp, thủ công nghiệp), các hình thức sinh hoạt văn hóa (lễ hội, phong tục, các điệu múa, nhạc...).
Một số ngôn ngữ châu Âu được sử dụng trong các thuộc địa như tiếng Tây Ban Nha, tiếng Bồ Đào Nha, tiếng Anh, tiếng Pháp...
Các tôn giáo được truyền bá rộng rãi trên nhiều nước, đặc biệt là sự lan truyền của đạo Kitô.
Hoạt động thương mại nhộn nhịp, các thành thị trở nên sầm uất. Việc buôn bán được mở rộng trên phạm vi thế giới. Thương nhân châu Âu chuyên chở hàng hóa công nghiệp (len dạ, vải lụa, rượu vang, đồ mỹ phẩm...) sang bán ở các thị trường châu Á, châu Phi, châu Mỹ Latinh và mua từ những nơi đó các loại sản phẩm địa phương (gạo, bông, thuốc lá, hồ tiêu, cacao, cà phê, hương liệu...) chở về châu Âu.
Do những hoạt động trên, dần dần hình thành các tuyến đường thương mại nối liền châu Âu - châu Phi - châu Á, và tạo nên tam giác mậu dịch Đại Tây Dương giữa châu Âu, châu Phi và châu Mỹ. Nếu trước đây, hoạt động thương mại chỉ thu hẹp trong từng quốc gia hay từng khu vực thì nay đã mở rộng thành thị trường thế giới. Những hoạt động giao lưu kinh tế giữa các quốc gia, các khu vực được đẩy mạnh. Nhiều công ty thương mại lớn được thành lập (công ty Đông Ấn, công ty Tây Ấn của Hà Lan, của Anh, của Pháp...) chẳng những được hưởng độc quyền buôn bán mà còn được cử quân đội và viên chức để tổ chức bộ máy cai trị ở địa phương. Nhiều thành phố và trung tâm thương mại xuất hiện.
Do khai thác, buôn bán và cướp bóc, vàng chảy về châu Âu ngày càng nhiều đã gây nên cuộc “cách mạng giá cả”. Vàng bạc được tung ra để mua bán hàng hóa làm cho giá cả tăng nhanh, đem lại nhiều lợi nhuận cho thương nhân và nhà sản xuất, kích thích quá trình tích lũy nguyên thủy tư bản. Nhờ đó, thủ công nghiệp, công nghiệp và thương nghiệp phát triển rất nhanh, tạo tiền đề cho sự ra đời của chủ nghĩa tư bản.
- Công cuộc thám hiểm các vùng đất mới cũng làm nảy sinh nạn buôn bán nô lệ da đen và chế độ thực dân tàn bạo.
Người châu Phi trở thành một món hàng bị đem bán ở châu Mỹ và là nguồn sức lao động quan trọng trong các đồn điền, hầm mỏ và công trường ở châu Mỹ.
Các đoàn thám hiểm biến nơi vừa phát hiện thành thuộc địa để khai thác và bóc lột, thiết lập chế độ thực dân. Bồ Đào Nha chiếm một số vùng ven biển châu Phi, vùng Goa của Ấn Độ và Braxin; Tây Ban Nha chiếm vùng Trung Nam Mỹ và Philippin. Anh và Pháp xâu xé châu Phi, châu Á và nhiều đảo trên Thái Bình Dương... Đây mới là bước khởi đầu cho quá trình xâm lược và chiếm đóng thuộc địa của chủ nghĩa thực dân phương Tây kéo dài hàng trăm năm sau.
Các quốc gia châu Âu thường khoe khoang rằng họ đã tiến hành công cuộc khai hóa văn minh trong những xứ sở lạc hậu. Không phủ nhận những hậu quả khách quan của việc lôi cuốn các vùng xa xôi vào quỹ đạo của kinh tế tư bản, nhiều công trình mới được xây dựng phục vụ hoạt động thương mại nhưng những việc đó không xuất phát từ mục đích phục vụ nhân dân thuộc địa mà chỉ là tạo những phương tiện thuận lợi cho sự bóc lột và cai trị của bọn thực dân. Nạn buôn bán nô lệ và chế độ thực dân tạo nên ách áp bức dân tộc rất dã man, được coi như những vết nhơ trong lịch sử văn minh của loài người.
Nhìn chung, các nhà thám hiểm đường biển thế kỷ XV - XVI đã đóng góp rất lớn vào sự phát triển của nền văn minh nhân loại, mở rộng sự giao lưu kinh tế và văn hóa trên phạm vi thế giới, tạo tiền đề cho những biến đổi sâu sắc trong nền kinh tế - xã hội, đẩy nhanh sự ra đời của chủ nghĩa tư bản. Sự tiếp xúc giữa những nền văn minh của loài người là những thành tựu vĩ đại của trí sáng tạo và tinh thần quả cảm nhưng cũng thấm đầy máu và nước mắt; nó thúc đẩy lịch sử có những bước tiến dài, trước đó không tưởng tượng nổi; song cũng để lại không ít hậu quả đau khổ cho một phần nhân loại mà nhiều thế hệ sau vẫn không ngừng khắc phục.
(Còn Tiếp)
Nguồn : Lịch sử văn minh thế giới-Tác giả: Vũ Dương Ninh (Chủ biên), Nguyễn Gia Phu, Nguyễn Quốc Hùng, Đinh Ngọc Bảo -nhà xuất bản Giáo dục
1. Những kết quả của công cuộc phát kiến địa lý (thế kỷ XV)
Do nhu cầu mở rộng hoạt động thương mại và nhờ vào những tiến bộ kỹ thuật của ngành hàng hải, từ cuối thế kỷ XV, nhiều nhà thám hiểm Âu châu đã tìm ra những con đường biển đi sang phương Đông - nơi họ hi vọng sẽ kiếm được nhiều vàng bạc và của cải.
Có thể kể đến 3 phát kiến địa lý lớn sau đây:
- Cuộc hành trình của Vaxcô đơ Gama men theo bờ biển châu Phi đến điểm cực nam (Mũi Hy Vọng) rồi vượt qua Ấn Độ Dương, cập bến Ấn Độ. Những chuyến đi tiếp theo về phía Đông đã đến các quần đảo Đông Nam Á rồi đi vào biển Đông, tới các cảng Trung Hoa và Nhật Bản.
- Những chuyến vượt Đại Tây Dương của Crixtôp Côlông và Vêxpuxơ Amêrigô đã phát hiện ra lục địa châu Mỹ, khi đó được gọi là Tân Thế giới hoặc nhầm lẫn là “Tây Ấn Độ”.
- Cuộc thám hiểm của Magienlan chẳng những đã đến châu Mỹ mà còn vượt qua Thái Bình Dương để tới quần đảo vùng Đông Nam Á, được đặt tên là Philippin. Từ đây, đoàn thủy thủ trở về châu Âu theo đường đi của Vaxcô đơ Gama khi trước.
Những chuyến vượt biển trên cùng nhiều cuộc thám hiểm tiếp theo của các nhà hàng hải Âu châu thời đó đã đem lại nhiều kết quả to lớn vượt xa mục đích ban đầu, có ý nghĩa trọng đại trong lịch sử loài người.
- Những phát kiến địa lý lớn diễn ra vào cuối thế kỷ XV - đầu thế kỷ XVI đã tìm ra một lục địa mới là châu Mỹ, một đại dương mà người Âu chưa biết, được đặt tên là Thái Bình Dương, mở ra những con đường biển đến các châu lục, thúc đẩy công cuộc thám hiểm và kiếm tìm các vùng đất mới. Nó đem lại những khả năng mới cho sự giao lưu kinh tế và văn hóa, tạo điều kiện cho sự tiếp xúc giữa các nền văn minh thế giới. Đó là thành tựu của ý chí con người và những tiến bộ khoa học kỹ thuật. Cuộc hành trình vòng quanh thế giới đã bác bỏ những lý lẽ sai trái của giáo hội đã từng đưa ra trong các vụ xét xử các nhà khoa học như Brunô, Galilê... và khẳng định giả thuyết về trái đất hình cầu là hoàn toàn đúng đắn. Chân lý khoa học được sáng tỏ, sự kiên trì khám phá bí ẩn của hành tinh và tinh thần sẵn sàng hi sinh của các nhà khoa học để bảo vệ chân lý được loài người ngưỡng mộ.
Các nhà khoa học, các nhà thám hiểm đã có cống hiến lớn cho sự phát triển các ngành địa lý, thiên văn, hàng hải và từ đó mở ra nhiều lĩnh vực nghiên cứu mới trong các ngành khoa học như dân tộc học, nhân học, địa chất học, sinh học...
- Sau những phát kiến địa lý, đã diễn ra những cuộc di chuyển cư dân trên quy mô lớn. Thương nhân vội vã giành giật thị trường và các nguồn nguyên liệu ở các địa bàn mới. Quân đội và quan chức được phái đi xâm chiếm thuộc địa và thiết lập chế độ cai trị thực dân. Dân di thực kéo nhau đến những vùng mới chinh phục để khai phá, tìm vàng và lập nghiệp. Người da đen bị đưa sang châu Mỹ, biến thành nô lệ trong các đồn điền và hầm mỏ. Các nhà truyền giáo mang Kinh Thánh tới mọi nẻo để mở rộng phạm vi truyền bá của đạo Kitô.
Như vậy, những cuộc đi lại của các thương nhân, các nhà truyền giáo, dân di thực, quân lính, nô lệ... đã tạo nên sự tiếp xúc giữa các nền văn minh của các châu lục. Người châu Âu tiếp nhận văn minh truyền thống của phương Đông, người châu Á và châu Phi tiếp cận với trình độ công nghệ cao hơn của người châu Âu. Ở Âu Mỹ dần dần hình thành nền văn minh rất đa dạng do sự hòa hợp giữa các yếu tố văn hóa của người Âu, người Phi và người bản địa. Đặc biệt là sự phát hiện ra nền văn minh vốn có từ lâu đời ở châu Mỹ được gọi là văn minh tiền Côlông mà trước đây châu Âu chưa biết đến. Ở đó có 3 tộc người chính là Maya, Aztếch và Inca.
Người Maya và Aztếch là chủ nhân của lãnh thổ Mêhicô ngày nay, có nền văn minh lâu đời ở trình độ cao. Họ đã sớm có nhà nước, xây dựng nhiều thành thị và lâu đài bằng đá, nhiều lễ đường nguy nga. Người dân biết làm ruộng bậc thang với hệ thống tưới nước khá hoàn chỉnh. Họ chế tạo nhiều đồ mỹ nghệ tinh xảo, nhiều đồ thêu, đồ dệt. Họ có nền văn hóa độc đáo, chữ viết riêng và tôn giáo riêng.
Người Inca là chủ nhân của lãnh thổ Pêru ngày nay. Kinh tế căn bản là nông nghiệp, tổ chức xã hội thành những công xã nông thôn. Nhiều công trình kiến trúc bằng đá đồ sộ có dáng hình và cấu tạo giống Kim tự tháp Ai Cập. Họ có chữ viết và tôn giáo riêng.
Kết quả tất nhiên của những cuộc di dân là sự tăng cường giao lưu văn hóa giữa cư dân các châu lục, giữa các dân tộc: trao đổi về giống cây trồng (cacao, thuốc lá, cà phê, chè, khoai tây...), kỹ thuật sản xuất (nông nghiệp, thủ công nghiệp), các hình thức sinh hoạt văn hóa (lễ hội, phong tục, các điệu múa, nhạc...).
Một số ngôn ngữ châu Âu được sử dụng trong các thuộc địa như tiếng Tây Ban Nha, tiếng Bồ Đào Nha, tiếng Anh, tiếng Pháp...
Các tôn giáo được truyền bá rộng rãi trên nhiều nước, đặc biệt là sự lan truyền của đạo Kitô.
Hoạt động thương mại nhộn nhịp, các thành thị trở nên sầm uất. Việc buôn bán được mở rộng trên phạm vi thế giới. Thương nhân châu Âu chuyên chở hàng hóa công nghiệp (len dạ, vải lụa, rượu vang, đồ mỹ phẩm...) sang bán ở các thị trường châu Á, châu Phi, châu Mỹ Latinh và mua từ những nơi đó các loại sản phẩm địa phương (gạo, bông, thuốc lá, hồ tiêu, cacao, cà phê, hương liệu...) chở về châu Âu.
Do những hoạt động trên, dần dần hình thành các tuyến đường thương mại nối liền châu Âu - châu Phi - châu Á, và tạo nên tam giác mậu dịch Đại Tây Dương giữa châu Âu, châu Phi và châu Mỹ. Nếu trước đây, hoạt động thương mại chỉ thu hẹp trong từng quốc gia hay từng khu vực thì nay đã mở rộng thành thị trường thế giới. Những hoạt động giao lưu kinh tế giữa các quốc gia, các khu vực được đẩy mạnh. Nhiều công ty thương mại lớn được thành lập (công ty Đông Ấn, công ty Tây Ấn của Hà Lan, của Anh, của Pháp...) chẳng những được hưởng độc quyền buôn bán mà còn được cử quân đội và viên chức để tổ chức bộ máy cai trị ở địa phương. Nhiều thành phố và trung tâm thương mại xuất hiện.
Do khai thác, buôn bán và cướp bóc, vàng chảy về châu Âu ngày càng nhiều đã gây nên cuộc “cách mạng giá cả”. Vàng bạc được tung ra để mua bán hàng hóa làm cho giá cả tăng nhanh, đem lại nhiều lợi nhuận cho thương nhân và nhà sản xuất, kích thích quá trình tích lũy nguyên thủy tư bản. Nhờ đó, thủ công nghiệp, công nghiệp và thương nghiệp phát triển rất nhanh, tạo tiền đề cho sự ra đời của chủ nghĩa tư bản.
- Công cuộc thám hiểm các vùng đất mới cũng làm nảy sinh nạn buôn bán nô lệ da đen và chế độ thực dân tàn bạo.
Người châu Phi trở thành một món hàng bị đem bán ở châu Mỹ và là nguồn sức lao động quan trọng trong các đồn điền, hầm mỏ và công trường ở châu Mỹ.
Các đoàn thám hiểm biến nơi vừa phát hiện thành thuộc địa để khai thác và bóc lột, thiết lập chế độ thực dân. Bồ Đào Nha chiếm một số vùng ven biển châu Phi, vùng Goa của Ấn Độ và Braxin; Tây Ban Nha chiếm vùng Trung Nam Mỹ và Philippin. Anh và Pháp xâu xé châu Phi, châu Á và nhiều đảo trên Thái Bình Dương... Đây mới là bước khởi đầu cho quá trình xâm lược và chiếm đóng thuộc địa của chủ nghĩa thực dân phương Tây kéo dài hàng trăm năm sau.
Các quốc gia châu Âu thường khoe khoang rằng họ đã tiến hành công cuộc khai hóa văn minh trong những xứ sở lạc hậu. Không phủ nhận những hậu quả khách quan của việc lôi cuốn các vùng xa xôi vào quỹ đạo của kinh tế tư bản, nhiều công trình mới được xây dựng phục vụ hoạt động thương mại nhưng những việc đó không xuất phát từ mục đích phục vụ nhân dân thuộc địa mà chỉ là tạo những phương tiện thuận lợi cho sự bóc lột và cai trị của bọn thực dân. Nạn buôn bán nô lệ và chế độ thực dân tạo nên ách áp bức dân tộc rất dã man, được coi như những vết nhơ trong lịch sử văn minh của loài người.
Nhìn chung, các nhà thám hiểm đường biển thế kỷ XV - XVI đã đóng góp rất lớn vào sự phát triển của nền văn minh nhân loại, mở rộng sự giao lưu kinh tế và văn hóa trên phạm vi thế giới, tạo tiền đề cho những biến đổi sâu sắc trong nền kinh tế - xã hội, đẩy nhanh sự ra đời của chủ nghĩa tư bản. Sự tiếp xúc giữa những nền văn minh của loài người là những thành tựu vĩ đại của trí sáng tạo và tinh thần quả cảm nhưng cũng thấm đầy máu và nước mắt; nó thúc đẩy lịch sử có những bước tiến dài, trước đó không tưởng tượng nổi; song cũng để lại không ít hậu quả đau khổ cho một phần nhân loại mà nhiều thế hệ sau vẫn không ngừng khắc phục.
(Còn Tiếp)
Nguồn : Lịch sử văn minh thế giới-Tác giả: Vũ Dương Ninh (Chủ biên), Nguyễn Gia Phu, Nguyễn Quốc Hùng, Đinh Ngọc Bảo -nhà xuất bản Giáo dục