1. Khái niệm
Phương pháp sáng tác chủ nghĩa lãng mạn là một trào lưu sáng tác nảy sinh ở Châu Âu, đặc biệt là Pháp cuối thế kỉ XIII- đầu thế kỉ XIX.
2. Điều kiện nảy sinh
2.1. Tồn tại xã hội
- Cuối thế kỉ XVIII đến thế kỉ XIX, tình hình xã hội các nước châu Âu bắt đầu có sự biến đổi lớn. Đặc biệt là cuộc cách mạng tư sản Pháp năm 1789 làm thay đổi và có ảnh hưởng không nhỏ đến các giai tầng trong xã hội.
+ Giai cấp quý tộc phong kiến mất địa vị, bất mãn với trật tự xã hội mới, căm thù chế độ tư sản, luyến tiếc một thời oanh liệt,… Xuất hiện dòng văn học lãng mạn tiêu cực, thoát li thực tại, quay trở về quá khứ.
+ Giai cấp tư sản cấp tiến ủng hộ, đặt hi vọng vào cách mạng, hi vọng vào một chế độ mới sẽ đem lại cho con người những điều tốt đẹp, Từ đó dòng văn học lãng mạn tích cực xuất hiện.
Chủ nghĩa lãng mạn ra đời trong lòng xã hội tư sản với hai khuynh hướng lãng mạn tiêu cực và lãng mạn tích cực.
2.2. Ý thức xã hội
- Nhìn chung cả 5 hình thái ý thức xã hội đều có ảnh hưởng đến thế giới quan của các nghệ sĩ thời kì này. Tuy nhiên, khoa học và đặc biệt là triết học, tôn giáo có ảnh hưởng nhiều nhất. Trong thời kì này, con người luôn tin tưởng vào sức mạnh và ánh sáng của chúa trời. Đồng thời sự ảnh hưởng của triết học duy tâm và tôn giáo, họ cũng muốn biến đổi xã hội bằng cách tu dưỡng đạo đức và giáo dục con người.
2.3. Thành tựu nghệ thuật được kế thừa
- Phương pháp sáng tác lãng mạn học tập nhiều nhất chủ nghĩa tình cảm ra đời ở Anh. Tình cảm chân thực có thể làm thay đổi con người.
- Chú trọng miêu tả những tình cảm phức tạp của con người, thế giới nội tâm của con người.
- Chủ trương miêu tả những con người trong đời sống thường ngày.
- Ngôn ngữ gần gũi với nhân dân, gần gũi với lời ăn tiếng nói hàng ngày (dân chủ hóa ngôn ngữ).
Phương pháp sáng tác chủ nghĩa lãng mạn là một trào lưu sáng tác nảy sinh ở Châu Âu, đặc biệt là Pháp cuối thế kỉ XIII- đầu thế kỉ XIX.
2. Điều kiện nảy sinh
2.1. Tồn tại xã hội
- Cuối thế kỉ XVIII đến thế kỉ XIX, tình hình xã hội các nước châu Âu bắt đầu có sự biến đổi lớn. Đặc biệt là cuộc cách mạng tư sản Pháp năm 1789 làm thay đổi và có ảnh hưởng không nhỏ đến các giai tầng trong xã hội.
+ Giai cấp quý tộc phong kiến mất địa vị, bất mãn với trật tự xã hội mới, căm thù chế độ tư sản, luyến tiếc một thời oanh liệt,… Xuất hiện dòng văn học lãng mạn tiêu cực, thoát li thực tại, quay trở về quá khứ.
+ Giai cấp tư sản cấp tiến ủng hộ, đặt hi vọng vào cách mạng, hi vọng vào một chế độ mới sẽ đem lại cho con người những điều tốt đẹp, Từ đó dòng văn học lãng mạn tích cực xuất hiện.
Chủ nghĩa lãng mạn ra đời trong lòng xã hội tư sản với hai khuynh hướng lãng mạn tiêu cực và lãng mạn tích cực.
2.2. Ý thức xã hội
- Nhìn chung cả 5 hình thái ý thức xã hội đều có ảnh hưởng đến thế giới quan của các nghệ sĩ thời kì này. Tuy nhiên, khoa học và đặc biệt là triết học, tôn giáo có ảnh hưởng nhiều nhất. Trong thời kì này, con người luôn tin tưởng vào sức mạnh và ánh sáng của chúa trời. Đồng thời sự ảnh hưởng của triết học duy tâm và tôn giáo, họ cũng muốn biến đổi xã hội bằng cách tu dưỡng đạo đức và giáo dục con người.
2.3. Thành tựu nghệ thuật được kế thừa
- Phương pháp sáng tác lãng mạn học tập nhiều nhất chủ nghĩa tình cảm ra đời ở Anh. Tình cảm chân thực có thể làm thay đổi con người.
- Chú trọng miêu tả những tình cảm phức tạp của con người, thế giới nội tâm của con người.
- Chủ trương miêu tả những con người trong đời sống thường ngày.
- Ngôn ngữ gần gũi với nhân dân, gần gũi với lời ăn tiếng nói hàng ngày (dân chủ hóa ngôn ngữ).