Điều không thể bỏ qua khi nhắc đến Chủ tịch Hồ Chí Minh trong "Tuyên ngôn độc lập”

Ngọc Suka

Cộng tác viên
Hồ Chí Minh là một trong những tác giả lớn của văn học Việt Nam hiện đại. Sinh thời, Bác chưa bao giờ tự nhận mình là nhà văn, nhà thơ mà chỉ coi mình là người bạn của văn nghệ. Với Bác, văn học là thứ vũ khí đấu tranh cách mạng phụng sự cho sự nghiệp cách mạng. Người luôn luôn chú trọng hàng đầu đến đối tượng tiếp nhận. Văn chính luận của Bác gắn gọn, mạch lạc, lập luận chặt chẽ, lí lẽ đanh thép và dẫn chứng xác thực. Có thể nói, “Tuyên ngôn độc lập” là một trong những áng văn chính luận xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Bài viết này chúng ta cùng nhau tìm hiểu về quan điểm sáng tác của Chủ tịch Hồ Chí Minh (đây chính là điều không thể bỏ qua khi nhắc đến Chủ tịch Hồ Chí Minh trong “Tuyên ngôn độc lập").


Quan điểm sáng tác của Chủ tịch Hồ Chí Minh - vnkienthuc.png


Quan điểm sáng tác của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Trên thế giới có rất nhiều vĩ nhân được công nhận là anh hùng giải phóng dân tộc cũng có rất nhiều vĩ nhân được công nhận là nhà văn hóa. Tuy nhiên để được công nhận cả hai điều này là một điều rất hiếm. Việt Nam chúng ta vô cùng tự hào có Chủ tịch Hồ Chí Minh đã được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO): “Chủ tịch Hồ Chí Minh vừa là người anh hùng giải phóng dân tộc, vừa Nhà văn hóa kiệt xuất của Việt Nam”

Quan điểm sáng tác của Chủ tịch Hồ Chí Minh
– đây là yếu tố quan trọng quyết định bài viết của bạn có sâu sắc hay không? Nó có sự sắc bén và hiểu về người viết hay không? Các bạn cần lưu ý những điểm sau.

- Quan điểm thứ nhất: Văn học là vũ khí chiến đấu (yếu tố quan trọng nhất để chi phối những nội dung còn lại): Trong cuộc đời Chủ tịch Hồ Chí Minh, Bác không có ý định sẽ trở thành nhà văn, nhà thơ. Trong quá trình hoạt động cách mạng, Bác đã nhận ra cái sức ảnh hưởng và tầm quan trọng của văn học đối với mặt trận. Từ đó, Bác coi văn học là vũ khí chiến đấu, coi văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận và người cầm bút phải biết xung phong trên mặt trận ấy để khẳng định và dùng những lời lẽ của mình để chiến đấu.

- Quan điểm thứ hai: Tính chân thật và tính dân tộc

- Quan điểm thứ ba: Khi viết, Bác luôn đặt ra bốn câu hỏi:
+ Viết cho ai? (Xác định đối tượng tiếp nhận cái tác phẩm đấy là ai?
+ Viết để làm gì? (Xác định mục đích sáng tác là gì?)
+ Viết cái gì?
+ Viết như thế nào?

Văn thơ Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh có phong cách độc đáo, đa dạng mà thống nhất, kết hợp sâu sắc nhuần nhị giữa chính trị và văn chương, giữa tư tưởng và nghệ thuật, giữa truyền thống và hiện đại. Mỗi thể loại văn học, Người lại có phong cách độc đáo riêng biệt. Quan điểm sáng tác của Chủ tich Hồ Chí Minh trở thành định hướng sáng tác cho các văn nghệ sĩ nước ta và góp phần không nhỏ vào thực hiện những nhiệm vụ của thời đại, đất nước.

Trần Ngọc
 
Sửa lần cuối:

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top