Đề bài: Điểm nhìn nghệ thuật trong tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu.
Đến lượt mình điểm nhìn nghệ thuật biểu hiện qua các phương tiện nghệ thuật, ngôi kể, vị thế kể, cách gọi tên và xưng hô, cách dùng từ ngữ, kiểu câu, biện pháp tu từ... Điểm nhìn nghệ thuật cung cấp một phương diện để người đọc nhìn sâu vào cấu tạo nghệ thuật và nhận ra đặc điểm phong cách ở trong đó.
Tóm lại, tìm hiểu điểm nhìn thực chất là tìm hiểu một kiểu số phận, một phương thức tiếp cận của nhà văn đối với hiện thực. Trên tinh thần đó có thể thấy sự vận động của điểm nhìn trần thuật là một trong những biểu hiện rõ nét của văn xuôi Việt Nam. Nằm trong xu thế đó, có thể thấy Nguyễn Minh Châu đã tìm tòi và sáng tạo ra các hình thức tổ chức điểm nhìn tạo ra hiệu quả tối ưu cho tác phẩm: điểm nhìn gắn với ngôi kể, sự dịch chuyển điểm nhìn, sự gia tăng điểm nhìn. Cả ba bình diện này đều được thể hiện rõ nét trong “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu.
TB
Điểm nhìn gắn với ngôi kể
Ngôi kể là vị trí giao tiếp mà người kể sử dụng khi kể chuyện. Người kể chuyện có thể kể theo ngôi thứ nhất, thứ hai và thứ ba. Người kể chuyện chỉ có thể kể được khi nào họ cảm thấy như người trong cuộc, đang chứng kiến sự kiện xảy ra bằng tất cả các giác quan của mình
Kể chuyện theo ngôi thứ ba là hình thức kể chuyện khá quen thuộc, trong đó người kể chuyện giấu mặt, coi như đứng ở một vị trí nào đó trong không gian và thời gian, bao quát hết mọi diễn biến của câu chuyện đã xảy ra và thuật lại. Còn hình thức kể chuyện theo ngôi thứ nhất là hình thức khá mới mẻ trong đó người kể chuyện xưng “tôi” xuất hiện trực tiếp trong tác phẩm và kể lại cho bạn đọc.
Nguyễn Minh Châu là cây bút tiên phong của văn học Việt Nam thời kì đổi mới. Ông thuộc “một trong số những nhà văn mở đường tinh anh và tài năng nhất của văn học ta hiện nay” (Nguyên Ngọc). Như một tất yếu khách quan, văn học cũng đổi mới do những tác động của đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội... Do vậy “Chiếc thuyền ngoài xa” mang xu hướng nghệ thuật chung của văn học thời kì đổi mới, hướng nội, khai thác sâu sắc số phận cá nhân và thân phận con người đời thường.
Với “Chiếc thuyền ngoài xa” Nguyễn Minh Châu đã chọn hình thức kể theo ngôi thứ nhất – nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng. Nhờ hình thức kể chuyện này câu chuyện trở nên gần gũi hơn, kết quả chân thực hơn và cũng có sức thuyết phục hơn. Với ngôi kể như thế, nhà văn có thể nhìn cuộc đời và con người ở các góc độ, cự li khác nhau, lúc đứng gần, trực tiếp tham gia vào câu chuyện, lúc đứng ngoài, đứng xa quan sát với tư cách của người dẫn truyện, lúc đối thoại trực tiếp với nhân vật, lúc đối thoại nội tâm, lúc hỏi, lúc bình luận...
Sự dịch chuyển điểm nhìn
Dịch chuyển điểm nhìn là điểm nhìn không ở một vị trí bất biến, cố định mà có sự thay đổi dịch chuyển. Nhờ thế, “tấm thảm trần thuật” (Kojinov) trở nên phong phú, đa chiều và ý nghĩa tác phẩm trở nên sâu sắc hơn.
Trong “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu ta thấy có sự dịch chuyển liên tục từ điểm nhìn bên ngoài vào điểm nhìn bên trong.
Nguyễn Minh Châu là nhà văn suốt đời đi tìm cái đẹp, tha thiết kiếm tìm “hạt ngọc ẩn sâu đằng sau con người”. Ngay từ những trang văn đầu tiên, Nguyễn Minh Châu đã trao cho nhân vật phát hiện về vẻ đẹp nghệ thuật. Phùng – người nghệ sĩ nhiếp ảnh đã đi tìm những bức ảnh cho bộ sưu tập cảnh biển của mình gần một tuần lễ mà chưa chụp được bức ảnh nào ưng ý. Vậy mà chỉ trong khoảnh khắc anh đã bắt gặp “một cảnh đắt trời cho, ảnh chiếc thuyền ngoài xa lòe nhòe trên mặt biển đầy sương mù trắng như sữa có pha chút màu hồng hồng như mặt trời chiếu vào.” Đứng trước vẻ đẹp toàn bích của nghệ thuật “trái tim nghệ sĩ như có cái gì bóp chặt vào, anh cảm thấy bối rối.” Cảm xúc bừng ngộ, khoảnh khắc thăng hoa của sáng tạo ngay lập tức đến với người nghệ sĩ. Anh có được những bức ảnh tuyết đẹp – “chân lí của sự hoàn thiện” được làm nên trong giây phút đó. Trong giây phút kì diệu đó người nghệ sĩ nhận ra “bản thân cái đẹp chính là đạo đức”, “khám phá thấy cái khoảng khắc trong ngần của tinh thần”. Nói cách khác, trong khoảnh khắc của cuộc sống, nghệ sĩ Phùng đã cảm nhận được cái chân, thiện, mĩ, anh cảm thấy cuộc đời mình như được gột rửa, trở nên thật trong trẻo, tinh khôi. Cái đẹp đã có tác dụng thanh lọc tâm hồn con người.
Nếu như phát hiện thứ nhất của người nghệ sĩ đầy thơ mộng, đẹp đẽ thì phát hiện thứ hai thật bất ngờ như một trò đuà quái ác của cuộc sống. Bước ra từ một chiếc thuyền ngư phủ đẹp như mơ là một người đàn bà xấu xí, mệt mỏi và cam chịu; một người đàn ông to lớn, thô kệch và dữ dằn với một cảnh tượng tàn nhẫn gã chồng đánh đập vợ tàn nhẫn, đứa con vì thương mẹ đã đánh lại cha để rồi nhận lấy hai cái bạt tai của cha. Chứng kiến những cảnh đó, nghệ sĩ Phùng kinh ngạc đến thẫn thờ: “ Tất cả mọi việc xảy đến khiến tôi kinh ngạc đến mức trong mấy phút đầu, tôi cứ đứng há mồm ra mà nhìn” người nghệ sĩ như “chết lặng” không tin vào những gì đang diễn ra trước mặt.
Trong truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” đã có sự thay đổi điểm nhìn trong diễn biến câu chuyện. Nguyễn Minh Châu đã đa dạng hóa, di chuyển điểm nhìn từ tác giả đến người kể chuyện, đến các nhân vật như nhiếp ảnh Phùng, rồi chánh án Đẩu và đặc biệt có lúc nhà văn trao cho nhân vật chức năng trần thuật để cho người đàn bà hàng chài tự kể lại cuộc đời mình. Với giọng điệu thầm trầm, xót xa thương cảm Nguyễn Minh Châu đã để cho người đàn bà hàng chài bộc lộ thông qua những lời kể tâm tình ở tòa án huyện. Bề ngoài là một người đàn bà nhẫn nhục, cam chịu, thường xuyên bị chồng đánh đập, hành hạ “ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng”. Vậy mà chị vẫn nhất quyết không chịu bỏ chồng. Từ vẻ mặt rụt rè
sợ sệt của người đàn bà đã thốt lên một giọng khẩn thiết xuất phát từ đáy lòng mình: “Chị cảm ơn các chú... Lòng các chú tốt nhưng các chú đâu có phải là người làm ăn... cho nên các chú đâu có hiểu được cái việc của người làm ăn.” Chị nhìn suốt cuộc đời lam lũ của mình để đưa ra một chân lí giản dị, mộc mạc nhưng thấm bao mặn chát của đời sống “ Đàn bà ở thuyền chúng tôi phải sống cho con chứ không thể sống cho mình như ở trên đất được”. Đến đây câu chuyện được mở nút và vẻ đẹp của người phụ nữ miền biển thăng hoa, đẹp đẽ hơn bao giờ hết. Như vậy cái, đằng sau sự việc đánh đập ấy, người phụ nữ đã đánh đổi cả sự sống tự do để lấy chút hơi ấm của người đàn ông nhưng mang duy trì sự sống trên thuyền.
Sự dịch chuyển điểm nhìn đã tạo nên những góc quét khác nhau, làm cho đối tượng được miêu tả đa chiều, phát huy tối đa sức sáng tạo của nhà văn.
Sự gia tăng điểm nhìn
Sự gia tăng điểm nhìn là cách nhà văn tìm cách vượt thoát ra khỏi lối viết truyền thống – xây dựng tác phẩm ở một điểm nhìn duy nhất. ở đây điểm nhìn được triển khai đa dạng, nhiều chiều gắn với người kể, các đặc điểm kể và thời điểm phân biệt.
Trong “Chiếc thuyền ngoài xa” sự gia tăng điểm nhìn được Nguyễn Minh Châu thể hiện trước hết ở việc sử dụng cả điểm nhìn bên ngoài và điểm nhìn bên trong xuất phát từ một chủ thể nhân vật xưng tôi, nghệ sĩ Phùng với cái nhìn khách quan cùng với những chiêm nghiệm, suy ngẫm đầy trăn trở, suy tư về mối quan hệ con người và nghệ thuật. Điểm nhìn từ nhân vật xưng tôi đã được dịch chuyển sang nhân vật người đàn bà hàng chài qua đó thấy được những mảng tối sáng khác nhau về nhân vật, khiến nhân vật hiện ra toàn diện sâu sắc hơn.
“Văn học” đời sống là hai vòng tròn đồng tâm mà tâm điểm là đời sống con người. Với cái nhìn đôn hậu, ấm áp, yêu thương,Nguyễn Minh Châu đã đưa văn học trở về với đời sống. Qua “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Minh Châu đã gửi gắm trong đó bao muối mặn gừng cay của cuộc đời, những triết lí nhân sinh sâu sắc. Làm nên thành công của tác phẩm chính là nhờ tổ chức điểm nhìn linh hoạt của nhà văn.
Bài làm
Theo IU. Lotman: “Điểm nhìn trong văn bản là mối quan hệ giữa người sáng tạo và người được sáng tạo. Điểm nhìn nghệ thuật là vị trí mà người trần thuật quan sát và miêu tả sự vật. Nếu không có điểm nhìn thì sẽ không có nghệ thuật. Sự thay đổi trong nghệ thuật gắn liền với sự thay đổi cách xây dựng điểm nhìn”.Đến lượt mình điểm nhìn nghệ thuật biểu hiện qua các phương tiện nghệ thuật, ngôi kể, vị thế kể, cách gọi tên và xưng hô, cách dùng từ ngữ, kiểu câu, biện pháp tu từ... Điểm nhìn nghệ thuật cung cấp một phương diện để người đọc nhìn sâu vào cấu tạo nghệ thuật và nhận ra đặc điểm phong cách ở trong đó.
Tóm lại, tìm hiểu điểm nhìn thực chất là tìm hiểu một kiểu số phận, một phương thức tiếp cận của nhà văn đối với hiện thực. Trên tinh thần đó có thể thấy sự vận động của điểm nhìn trần thuật là một trong những biểu hiện rõ nét của văn xuôi Việt Nam. Nằm trong xu thế đó, có thể thấy Nguyễn Minh Châu đã tìm tòi và sáng tạo ra các hình thức tổ chức điểm nhìn tạo ra hiệu quả tối ưu cho tác phẩm: điểm nhìn gắn với ngôi kể, sự dịch chuyển điểm nhìn, sự gia tăng điểm nhìn. Cả ba bình diện này đều được thể hiện rõ nét trong “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu.
TB
Điểm nhìn gắn với ngôi kể
Ngôi kể là vị trí giao tiếp mà người kể sử dụng khi kể chuyện. Người kể chuyện có thể kể theo ngôi thứ nhất, thứ hai và thứ ba. Người kể chuyện chỉ có thể kể được khi nào họ cảm thấy như người trong cuộc, đang chứng kiến sự kiện xảy ra bằng tất cả các giác quan của mình
Kể chuyện theo ngôi thứ ba là hình thức kể chuyện khá quen thuộc, trong đó người kể chuyện giấu mặt, coi như đứng ở một vị trí nào đó trong không gian và thời gian, bao quát hết mọi diễn biến của câu chuyện đã xảy ra và thuật lại. Còn hình thức kể chuyện theo ngôi thứ nhất là hình thức khá mới mẻ trong đó người kể chuyện xưng “tôi” xuất hiện trực tiếp trong tác phẩm và kể lại cho bạn đọc.
Nguyễn Minh Châu là cây bút tiên phong của văn học Việt Nam thời kì đổi mới. Ông thuộc “một trong số những nhà văn mở đường tinh anh và tài năng nhất của văn học ta hiện nay” (Nguyên Ngọc). Như một tất yếu khách quan, văn học cũng đổi mới do những tác động của đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội... Do vậy “Chiếc thuyền ngoài xa” mang xu hướng nghệ thuật chung của văn học thời kì đổi mới, hướng nội, khai thác sâu sắc số phận cá nhân và thân phận con người đời thường.
Với “Chiếc thuyền ngoài xa” Nguyễn Minh Châu đã chọn hình thức kể theo ngôi thứ nhất – nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng. Nhờ hình thức kể chuyện này câu chuyện trở nên gần gũi hơn, kết quả chân thực hơn và cũng có sức thuyết phục hơn. Với ngôi kể như thế, nhà văn có thể nhìn cuộc đời và con người ở các góc độ, cự li khác nhau, lúc đứng gần, trực tiếp tham gia vào câu chuyện, lúc đứng ngoài, đứng xa quan sát với tư cách của người dẫn truyện, lúc đối thoại trực tiếp với nhân vật, lúc đối thoại nội tâm, lúc hỏi, lúc bình luận...
Sự dịch chuyển điểm nhìn
Dịch chuyển điểm nhìn là điểm nhìn không ở một vị trí bất biến, cố định mà có sự thay đổi dịch chuyển. Nhờ thế, “tấm thảm trần thuật” (Kojinov) trở nên phong phú, đa chiều và ý nghĩa tác phẩm trở nên sâu sắc hơn.
Trong “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu ta thấy có sự dịch chuyển liên tục từ điểm nhìn bên ngoài vào điểm nhìn bên trong.
Nguyễn Minh Châu là nhà văn suốt đời đi tìm cái đẹp, tha thiết kiếm tìm “hạt ngọc ẩn sâu đằng sau con người”. Ngay từ những trang văn đầu tiên, Nguyễn Minh Châu đã trao cho nhân vật phát hiện về vẻ đẹp nghệ thuật. Phùng – người nghệ sĩ nhiếp ảnh đã đi tìm những bức ảnh cho bộ sưu tập cảnh biển của mình gần một tuần lễ mà chưa chụp được bức ảnh nào ưng ý. Vậy mà chỉ trong khoảnh khắc anh đã bắt gặp “một cảnh đắt trời cho, ảnh chiếc thuyền ngoài xa lòe nhòe trên mặt biển đầy sương mù trắng như sữa có pha chút màu hồng hồng như mặt trời chiếu vào.” Đứng trước vẻ đẹp toàn bích của nghệ thuật “trái tim nghệ sĩ như có cái gì bóp chặt vào, anh cảm thấy bối rối.” Cảm xúc bừng ngộ, khoảnh khắc thăng hoa của sáng tạo ngay lập tức đến với người nghệ sĩ. Anh có được những bức ảnh tuyết đẹp – “chân lí của sự hoàn thiện” được làm nên trong giây phút đó. Trong giây phút kì diệu đó người nghệ sĩ nhận ra “bản thân cái đẹp chính là đạo đức”, “khám phá thấy cái khoảng khắc trong ngần của tinh thần”. Nói cách khác, trong khoảnh khắc của cuộc sống, nghệ sĩ Phùng đã cảm nhận được cái chân, thiện, mĩ, anh cảm thấy cuộc đời mình như được gột rửa, trở nên thật trong trẻo, tinh khôi. Cái đẹp đã có tác dụng thanh lọc tâm hồn con người.
Nếu như phát hiện thứ nhất của người nghệ sĩ đầy thơ mộng, đẹp đẽ thì phát hiện thứ hai thật bất ngờ như một trò đuà quái ác của cuộc sống. Bước ra từ một chiếc thuyền ngư phủ đẹp như mơ là một người đàn bà xấu xí, mệt mỏi và cam chịu; một người đàn ông to lớn, thô kệch và dữ dằn với một cảnh tượng tàn nhẫn gã chồng đánh đập vợ tàn nhẫn, đứa con vì thương mẹ đã đánh lại cha để rồi nhận lấy hai cái bạt tai của cha. Chứng kiến những cảnh đó, nghệ sĩ Phùng kinh ngạc đến thẫn thờ: “ Tất cả mọi việc xảy đến khiến tôi kinh ngạc đến mức trong mấy phút đầu, tôi cứ đứng há mồm ra mà nhìn” người nghệ sĩ như “chết lặng” không tin vào những gì đang diễn ra trước mặt.
Trong truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” đã có sự thay đổi điểm nhìn trong diễn biến câu chuyện. Nguyễn Minh Châu đã đa dạng hóa, di chuyển điểm nhìn từ tác giả đến người kể chuyện, đến các nhân vật như nhiếp ảnh Phùng, rồi chánh án Đẩu và đặc biệt có lúc nhà văn trao cho nhân vật chức năng trần thuật để cho người đàn bà hàng chài tự kể lại cuộc đời mình. Với giọng điệu thầm trầm, xót xa thương cảm Nguyễn Minh Châu đã để cho người đàn bà hàng chài bộc lộ thông qua những lời kể tâm tình ở tòa án huyện. Bề ngoài là một người đàn bà nhẫn nhục, cam chịu, thường xuyên bị chồng đánh đập, hành hạ “ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng”. Vậy mà chị vẫn nhất quyết không chịu bỏ chồng. Từ vẻ mặt rụt rè
sợ sệt của người đàn bà đã thốt lên một giọng khẩn thiết xuất phát từ đáy lòng mình: “Chị cảm ơn các chú... Lòng các chú tốt nhưng các chú đâu có phải là người làm ăn... cho nên các chú đâu có hiểu được cái việc của người làm ăn.” Chị nhìn suốt cuộc đời lam lũ của mình để đưa ra một chân lí giản dị, mộc mạc nhưng thấm bao mặn chát của đời sống “ Đàn bà ở thuyền chúng tôi phải sống cho con chứ không thể sống cho mình như ở trên đất được”. Đến đây câu chuyện được mở nút và vẻ đẹp của người phụ nữ miền biển thăng hoa, đẹp đẽ hơn bao giờ hết. Như vậy cái, đằng sau sự việc đánh đập ấy, người phụ nữ đã đánh đổi cả sự sống tự do để lấy chút hơi ấm của người đàn ông nhưng mang duy trì sự sống trên thuyền.
Sự dịch chuyển điểm nhìn đã tạo nên những góc quét khác nhau, làm cho đối tượng được miêu tả đa chiều, phát huy tối đa sức sáng tạo của nhà văn.
Sự gia tăng điểm nhìn
Sự gia tăng điểm nhìn là cách nhà văn tìm cách vượt thoát ra khỏi lối viết truyền thống – xây dựng tác phẩm ở một điểm nhìn duy nhất. ở đây điểm nhìn được triển khai đa dạng, nhiều chiều gắn với người kể, các đặc điểm kể và thời điểm phân biệt.
Trong “Chiếc thuyền ngoài xa” sự gia tăng điểm nhìn được Nguyễn Minh Châu thể hiện trước hết ở việc sử dụng cả điểm nhìn bên ngoài và điểm nhìn bên trong xuất phát từ một chủ thể nhân vật xưng tôi, nghệ sĩ Phùng với cái nhìn khách quan cùng với những chiêm nghiệm, suy ngẫm đầy trăn trở, suy tư về mối quan hệ con người và nghệ thuật. Điểm nhìn từ nhân vật xưng tôi đã được dịch chuyển sang nhân vật người đàn bà hàng chài qua đó thấy được những mảng tối sáng khác nhau về nhân vật, khiến nhân vật hiện ra toàn diện sâu sắc hơn.
“Văn học” đời sống là hai vòng tròn đồng tâm mà tâm điểm là đời sống con người. Với cái nhìn đôn hậu, ấm áp, yêu thương,Nguyễn Minh Châu đã đưa văn học trở về với đời sống. Qua “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Minh Châu đã gửi gắm trong đó bao muối mặn gừng cay của cuộc đời, những triết lí nhân sinh sâu sắc. Làm nên thành công của tác phẩm chính là nhờ tổ chức điểm nhìn linh hoạt của nhà văn.