Điểm lại sự tồn vong của các đế quốc trên thế giới
Trong kỷ nguyên hiện đại của các quan hệ đối ngoại, rất khó tưởng tượng việc một chính quyền đơn lẻ kiểm soát hầu hết thế giới. Tuy nhiên, mãi cho tới gần đây, vào thế kỉ 20, trên thế giới vẫn còn những siêu cường mà lãnh thổ trải khắp một hoặc nhiều lục địa và con đường đi lên cũng như suy vong của chúng liên quan chặt chẽ đến ngày nay.
Đế quốc La Mã (năm 27 trước Công nguyên - năm 476 sau Công nguyên):Người La Mã là lãnh đạo trong hầu hết các lĩnh vực: quân sự, chính quyền, ngôn ngữ và văn hoá. Tuy nhiên, trong suốt thế kỉ 4 sau Công nguyên, những cuộc chinh phạt lặp đi lặp lại của các nước bên ngoài đã gây mất ổn định Đế chế Tây La Mã. Ngược lại, Đế chế Đông La Mã tiếp tục giành được sự thịnh vượng và quyền lực từ các mạng lưới buôn bán của họ. Không thể cùng tồn tại, hai bên cuối cùng đã chia rẽ.
Đế quốc Khmer (802-1431): Các lãnh đạo Khmer đã xây dựng sự phồn thịnh dựa trên việc khai thác triệt để các nguồn tài nguyên giàu có của Đông Nam Á. Trung tâm và cũng là thành phố thủ phủ của đế quốc đặt tại Angkor, nơi các hệ thống tưới tiêu nhân tạo đã dẫn nước tới các cánh đồng lúa và nông trại khắp lãnh thổ. Các nguyên nhân đằng sau sự sụp đổ của Angkor hiện vẫn chưa rõ nhưng có một sự thực là đế quốc đã sụp đổ khi trung tâm kỹ thuật của nó tan rã.
Đế quốc Byzantine (962-1461): Còn được biết đến như Đế chế La Mã thần thánh, Đế quốc Byzantine thành công bởi vì các lãnh đạo của nó có thể kết hợp quyền lực chính trị của Đế quốc La Mã với sự thống trị tinh thần của Nhà thờ Thiên Chúa giáo La Mã. Chiến lược đó đã phát huy hiệu quả suốt gần 500 năm nhưng mâu thuẫn nội bộ đã gây tổn thất cho đế chế. Và cuối cùng, Đế quốc Byzantine sụp đổ khi người Ottoman xâm chiếm vào cuối thế kỉ 15.
Đế quốc Mông Cổ (1206 - 1368): Người Mông Cổ, dưới sự dẫn dắt của hàng loạt các lãnh đạo quân sự hùng mạnh (kể cả nhân vật Thành Cát Tư Hãn gây nhiều tranh cãi), đã có thể dùng vũ lực mở rộng bờ cõi, thâu tóm một diện tích rộng lớn ở châu Á và gặt hái vô vàn lợi ích kinh tế. Tuy nhiên, cũng giống như những quốc gia tồn tại trước đó, đế quốc đã trở thành nạn nhân của bất ổn và xung đột chính trị nội bộ. Tinh thần quả cảm trong chiến đấu không đủ để giữ cho đế quốc Mông Cổ tránh khỏi sự sụp đổ vào thế kỉ 14.
Đế quốc Ottoman (1299 - 1922): Vì người Thổ Nhĩ Kỳ đã hợp nhất một loạt các tôn giáo và dân tộc vào đế quốc Ottoman của mình nên họ có thể giữ cho lãnh thổ gần như luôn ổn định suốt hơn 600 năm. Tuy nhiên, chủ nghĩa dân tộc là nguyên nhân dẫn tới sự suy vong của đế chế: khi các quốc gia chấu Âu bắt đầu tuyên bố độc lập vào thế kỉ 20 thì chính phủ nợ nần chồng chất và kém hiện đại hoá đã không thể kiểm soát được chúng nữa.
Đế quốc Inca (1438 - 1535):
Người Inca lớn mạnh nhờ một chính quyền có tổ chức và kỉ luật cùng các hệ thống nông nghiệp và kỹ thuật phức tạp. Tuy nhiên, cuộc chiến giành quyền lực khốc liệt trong tầng lớp ưu tú đã khiến những kẻ xâm lược Tây Ban Nha dễ dàng tiến công và nắm quyền kiểm soát đế quốc. Kỹ thuật tiên tiến của người Inca, kể cả một mạng lưới đường sá, đã khiến công việc của người Tây Ban Nha thậm chí dễ dàng hơn.
Đế quốc Mughal (1526 - 1858):
Đế quốc này đã đổi mới vào thời của nó. Các chính sách như khoan dung về tôn giáo và hôn nhân khác chủng tộc với tầng lớp chiến binh Hindu đã giúp duy trì sự ổn định trong một đế chế trải dài gần khắp tiểu lục địa Ấn Độ. Tuy nhiên, các cuộc nổi dậy sau này của người dân đã dẫn tới sự diệt vong của đế quốc.
Đế quốc Anh (1583 - 1997):
Các thuộc địa sinh lời cùng một quân đội áp đảo đã mang lại cho người Anh sức mạnh vô địch ở khu vực châu Mỹ. Thậm chí ngay cả sau khi mất các thuộc địa ở châu Mỹ, đế quốc thương mại đã mở rộng xa tới tận Ấn Độ và Trung Quốc. Mặc dầu vậy, sau Thế chiến thứ hai, những tổn thất to lớn về tài chính và thảm hoạ về quân sự cũng như thất bại trong nỗ lực xâm chiếm kênh đào Suez, đã báo hiệu sự diệt vong của đế quốc. "Mặt trời cuối cùng cuối cùng cũng lặn" ở Đế quốc Anh vào năm 1997 khi Hồng Kông được trao trả cho Trung Quốc.
Triều đại nhà Thanh (1644 - 1912): Còn được biết tới như triều đại Mãn Châu, các vua chúa nhà Thanh đã áp đặt những luật lệ hà khắc nhằm buộc các tộc người Hoa khác phải quy phục. Triều đại này của họ được đánh dấu bằng sự tàn bạo và kiểm duyệt gắt gao. Tuy nhiên, vào đầu thế kỉ 20, không còn chính quyền trung ương đàn áp, các cuộc khởi nghĩa quy mô lớn của người dân vốn đã bắt đầu lan khắp cả nước. Chủ nghĩa bè phái của các tướng cuối cùng đã chia rẽ đế quốc.
Đế quốc Nga (1721 - 1917):
Peter Đại đế đã giúp Nga trở thành một trong 5 thế lực vĩ đại của châu Âu thông qua việc thúc đẩy các thần dân hiện đại hoá và mở rộng tầm với toàn cầu. Tuy nhiên, sức mạnh quân sự ngày càng thu hẹp của đế quốc cùng với thất bại trong cuộc chiến Nga - Nhật, đã tạo điều kiện thuận lợi cho những người Mác xít thắng thế và tiến vào một kỷ nguyên mới của đảng Cộng sản lãnh đạo.
Đế quốc của Napoleon (1804 - 1814):
Sự lãnh đạo quân đội đầy tài năng và tham vọng của Napoleon đã giúp người Pháp chinh phục được một dải đất rộng lớn ở châu Âu và chiếm đóng đa số phần còn lại. Tuy nhiên, sự ngạo mạn của Napoleon cuối cùng đã phản lại ông: những tổn thất trên bán đảo Iberia, cuộc chinh phạt thảm khốc vào nước Nga và thất bại lừng danh trong trận chiến Waterloo đã dẫn ông tới việc phải thoái vị, để đế quốc tan rã.
https://images.vietnamnet.vn/dataimages/200912/original/images1889085_e13.jpg[IMG]
[B]Mỹ (1776 - ?):[/B]
Mặc dù Mỹ không thực sự là một đế quốc nhưng nước này vẫn tự hào là nắm giữ một vị thế thống trị thế giới thông qua những ý tưởng, sức mạnh quân sự, thương mại, công nghiệp, giáo dục và công nghệ. Tuy nhiên, khi Trung Quốc và Ấn Độ đang trên đà tiến lên thì Mỹ phải đối mặt với những thách thức nghiêm trọng và địa vị đứng đầu của nước này trên trường quốc tế đang lung lay. Nỗi e sợ về việc Mỹ đánh mất quyền lực đã trở thành một chủ đề chính trong văn học và chính trị trong vài thập kỉ qua.
Thanh Bình (Theo Newsweek)
Trong kỷ nguyên hiện đại của các quan hệ đối ngoại, rất khó tưởng tượng việc một chính quyền đơn lẻ kiểm soát hầu hết thế giới. Tuy nhiên, mãi cho tới gần đây, vào thế kỉ 20, trên thế giới vẫn còn những siêu cường mà lãnh thổ trải khắp một hoặc nhiều lục địa và con đường đi lên cũng như suy vong của chúng liên quan chặt chẽ đến ngày nay.
Đế quốc La Mã (năm 27 trước Công nguyên - năm 476 sau Công nguyên):Người La Mã là lãnh đạo trong hầu hết các lĩnh vực: quân sự, chính quyền, ngôn ngữ và văn hoá. Tuy nhiên, trong suốt thế kỉ 4 sau Công nguyên, những cuộc chinh phạt lặp đi lặp lại của các nước bên ngoài đã gây mất ổn định Đế chế Tây La Mã. Ngược lại, Đế chế Đông La Mã tiếp tục giành được sự thịnh vượng và quyền lực từ các mạng lưới buôn bán của họ. Không thể cùng tồn tại, hai bên cuối cùng đã chia rẽ.
Đế quốc Khmer (802-1431): Các lãnh đạo Khmer đã xây dựng sự phồn thịnh dựa trên việc khai thác triệt để các nguồn tài nguyên giàu có của Đông Nam Á. Trung tâm và cũng là thành phố thủ phủ của đế quốc đặt tại Angkor, nơi các hệ thống tưới tiêu nhân tạo đã dẫn nước tới các cánh đồng lúa và nông trại khắp lãnh thổ. Các nguyên nhân đằng sau sự sụp đổ của Angkor hiện vẫn chưa rõ nhưng có một sự thực là đế quốc đã sụp đổ khi trung tâm kỹ thuật của nó tan rã.
Đế quốc Byzantine (962-1461): Còn được biết đến như Đế chế La Mã thần thánh, Đế quốc Byzantine thành công bởi vì các lãnh đạo của nó có thể kết hợp quyền lực chính trị của Đế quốc La Mã với sự thống trị tinh thần của Nhà thờ Thiên Chúa giáo La Mã. Chiến lược đó đã phát huy hiệu quả suốt gần 500 năm nhưng mâu thuẫn nội bộ đã gây tổn thất cho đế chế. Và cuối cùng, Đế quốc Byzantine sụp đổ khi người Ottoman xâm chiếm vào cuối thế kỉ 15.
Đế quốc Mông Cổ (1206 - 1368): Người Mông Cổ, dưới sự dẫn dắt của hàng loạt các lãnh đạo quân sự hùng mạnh (kể cả nhân vật Thành Cát Tư Hãn gây nhiều tranh cãi), đã có thể dùng vũ lực mở rộng bờ cõi, thâu tóm một diện tích rộng lớn ở châu Á và gặt hái vô vàn lợi ích kinh tế. Tuy nhiên, cũng giống như những quốc gia tồn tại trước đó, đế quốc đã trở thành nạn nhân của bất ổn và xung đột chính trị nội bộ. Tinh thần quả cảm trong chiến đấu không đủ để giữ cho đế quốc Mông Cổ tránh khỏi sự sụp đổ vào thế kỉ 14.
Đế quốc Ottoman (1299 - 1922): Vì người Thổ Nhĩ Kỳ đã hợp nhất một loạt các tôn giáo và dân tộc vào đế quốc Ottoman của mình nên họ có thể giữ cho lãnh thổ gần như luôn ổn định suốt hơn 600 năm. Tuy nhiên, chủ nghĩa dân tộc là nguyên nhân dẫn tới sự suy vong của đế chế: khi các quốc gia chấu Âu bắt đầu tuyên bố độc lập vào thế kỉ 20 thì chính phủ nợ nần chồng chất và kém hiện đại hoá đã không thể kiểm soát được chúng nữa.
Đế quốc Inca (1438 - 1535):
Người Inca lớn mạnh nhờ một chính quyền có tổ chức và kỉ luật cùng các hệ thống nông nghiệp và kỹ thuật phức tạp. Tuy nhiên, cuộc chiến giành quyền lực khốc liệt trong tầng lớp ưu tú đã khiến những kẻ xâm lược Tây Ban Nha dễ dàng tiến công và nắm quyền kiểm soát đế quốc. Kỹ thuật tiên tiến của người Inca, kể cả một mạng lưới đường sá, đã khiến công việc của người Tây Ban Nha thậm chí dễ dàng hơn.
Đế quốc Mughal (1526 - 1858):
Đế quốc này đã đổi mới vào thời của nó. Các chính sách như khoan dung về tôn giáo và hôn nhân khác chủng tộc với tầng lớp chiến binh Hindu đã giúp duy trì sự ổn định trong một đế chế trải dài gần khắp tiểu lục địa Ấn Độ. Tuy nhiên, các cuộc nổi dậy sau này của người dân đã dẫn tới sự diệt vong của đế quốc.
Đế quốc Anh (1583 - 1997):
Các thuộc địa sinh lời cùng một quân đội áp đảo đã mang lại cho người Anh sức mạnh vô địch ở khu vực châu Mỹ. Thậm chí ngay cả sau khi mất các thuộc địa ở châu Mỹ, đế quốc thương mại đã mở rộng xa tới tận Ấn Độ và Trung Quốc. Mặc dầu vậy, sau Thế chiến thứ hai, những tổn thất to lớn về tài chính và thảm hoạ về quân sự cũng như thất bại trong nỗ lực xâm chiếm kênh đào Suez, đã báo hiệu sự diệt vong của đế quốc. "Mặt trời cuối cùng cuối cùng cũng lặn" ở Đế quốc Anh vào năm 1997 khi Hồng Kông được trao trả cho Trung Quốc.
Triều đại nhà Thanh (1644 - 1912): Còn được biết tới như triều đại Mãn Châu, các vua chúa nhà Thanh đã áp đặt những luật lệ hà khắc nhằm buộc các tộc người Hoa khác phải quy phục. Triều đại này của họ được đánh dấu bằng sự tàn bạo và kiểm duyệt gắt gao. Tuy nhiên, vào đầu thế kỉ 20, không còn chính quyền trung ương đàn áp, các cuộc khởi nghĩa quy mô lớn của người dân vốn đã bắt đầu lan khắp cả nước. Chủ nghĩa bè phái của các tướng cuối cùng đã chia rẽ đế quốc.
Đế quốc Nga (1721 - 1917):
Peter Đại đế đã giúp Nga trở thành một trong 5 thế lực vĩ đại của châu Âu thông qua việc thúc đẩy các thần dân hiện đại hoá và mở rộng tầm với toàn cầu. Tuy nhiên, sức mạnh quân sự ngày càng thu hẹp của đế quốc cùng với thất bại trong cuộc chiến Nga - Nhật, đã tạo điều kiện thuận lợi cho những người Mác xít thắng thế và tiến vào một kỷ nguyên mới của đảng Cộng sản lãnh đạo.
Đế quốc của Napoleon (1804 - 1814):
Sự lãnh đạo quân đội đầy tài năng và tham vọng của Napoleon đã giúp người Pháp chinh phục được một dải đất rộng lớn ở châu Âu và chiếm đóng đa số phần còn lại. Tuy nhiên, sự ngạo mạn của Napoleon cuối cùng đã phản lại ông: những tổn thất trên bán đảo Iberia, cuộc chinh phạt thảm khốc vào nước Nga và thất bại lừng danh trong trận chiến Waterloo đã dẫn ông tới việc phải thoái vị, để đế quốc tan rã.
https://images.vietnamnet.vn/dataimages/200912/original/images1889085_e13.jpg[IMG]
[B]Mỹ (1776 - ?):[/B]
Mặc dù Mỹ không thực sự là một đế quốc nhưng nước này vẫn tự hào là nắm giữ một vị thế thống trị thế giới thông qua những ý tưởng, sức mạnh quân sự, thương mại, công nghiệp, giáo dục và công nghệ. Tuy nhiên, khi Trung Quốc và Ấn Độ đang trên đà tiến lên thì Mỹ phải đối mặt với những thách thức nghiêm trọng và địa vị đứng đầu của nước này trên trường quốc tế đang lung lay. Nỗi e sợ về việc Mỹ đánh mất quyền lực đã trở thành một chủ đề chính trong văn học và chính trị trong vài thập kỉ qua.
Thanh Bình (Theo Newsweek)