• Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn Kiến Thức tổng hợp No.1 VNKienThuc.com - Định hướng VN Kiến Thức
    -
    HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN

Điểm khác nhau trong con đường đấu tranh giải phóng dân tộc của Inđônêxia và Việt Nam

Trang Dimple

New member
Xu
38
Điểm khác nhau trong con đường đấu tranh giải phóng dân tộc của IN -ĐÔ- NÊ- XI -A VÀ VIỆT NAM


Thứ nhất: Ở Inđônêxia khuynh hướng vô sản ban đầu thắng thế tuy nhiên đảng cộng sản đã mắc phải sai lầm nên đã phải chuyển quyền lãnh đạo vào tay tư sản dân tộc do xucácnô đứng đầu. Còn ở Việt Nam là sự thắng thế tuyệt đối của đảng cộng sản Việt Nam do chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo, đại diện cho giai cấp công nhân và những người dân lao khổ Việt Nam, thể hiện cụ thể như sau:

Ở Inđônêxia:

Đảng cộng sản Inđônêxia ra đời sớm nhất ở Đông Nam Á, có uy tín với nhân dân và nhanh chóng đứng ra lãnh đạo phong trào, giải phóng dân tộc ở nước này. lẽ ra đảng phải tận dụng những thuận lợi đó để phát huy sức mạnh của giai cấp, phát huy sức mạnh của dân téc, vạch ra đường lối đúng phù hợp với dân tộc, phù với đất nước để dẫn cách mạng đến thành công. Nhưng Đảng lại mắc sai lầm nghiêm trọng triền miên để mất đi lòng tin của giai cấp, mất đi vai trò đã có ngay từ khi ra đời trong việc đảm nhiệm sứ mệnh giải phóng dân téc ở Inđônêxia sai lầm đó thể hiện.

- Không củng cố được mới tình rộng lớn của quần chúng đối với Đảng.

- Không làm được nhiệm vụ đoàn kết dân tộc.

- Mắc bệnh cộng sản tư khuynh.

- Không chú ý đứng mực đến công tác xây dựng Đảng trong quá trình cách mạng.

- Không tận dụng và kết hợp các hình thức đấu tranh chỉ chú ý và nhấn mạnh đến đấu tranh vò trang.

Trong khi kẻ thù không từ một thủ đoạn nào, mà đất nước Inđônêxia lại phân tán về mặt địa lý, đa dân téc, nhiều tôn giáo như đất nước này, mà Đảng muốn giành độc lập thì nhiệm vụ trước mắt là phải tập hợp giai cấp quần chúng, Đảng phải có xu hướng chống thực dân để tạo ra sức mạnh của Đảng thì Đảng cộng sản không làm được nhiệm vụ này, không nắm được thực tiễn của Inđônêxia.

Đảng cộng sản đưa ra chủ chương “một đòn đánh cả” tiêu diệt phương tây, giải phóng đất nước, lật đổ chính quyền phản động. Thanh toán phú nông, thanh toán tư sản dân tộc thì đó là sai lầm, là chủ trương tư khuynh của Đảng cộng sản.

Với Inđônêxia tồn tại nhiều tôn giáo mà trước hết là đạo hồi, không những thâm nhập quần chúng mà còn là lực lượng chống đế quốc từ rất sớm. Lẽ ra phải đoàn kết tôn giáo thì Đảng cộng sản lại nóng vội quyết định đối lập với chủ nghĩa hồi giáo làm cho lịch sử dân téc chống lại Đảng…Tư tưởng nóng vội của Đảng là muốn sớm đi đến đích cuối cùng, do đó Đảng chống lại mọi thứ, thậm chí không tin vào nhân dân, tất cả các tầng líp trung gian. Những sai lầm này đã dẫn đến tổn thất nặng nề của Đảng, làm cho Đảng cộng sản bị dân áp đặt ngoài vòng pháp luật, và gần như chấm dứt vai trò lãnh đạo của Đảng đối với phong trào giải phóng dân téc, làm cho uy tín và vai trò của Đảng dân téc của xucácnô lên cao.

Nh­ vậy, vào những năm 20 của thế kỉ XX, cách mạng Inđônêxia có những chuyển biến mới. Thì do đường lối sai lầm của Đảng cộng sản. Trong điều kiện Inđônêxia lúc bấy giê mà con đường vô sản do Đảng cộng sản lãnh đạo chất dứt. Và cách mạng giải phóng dân téc Inđônêxia lùa chọn con đường cứu nước theo khuynh hướng tư sản do Đảng dân téc chủ xướng.

Năm 1924 một nhóm người dân téc chủ nghĩa cấp tiến do xucácnô và xusamo lãnh đạo đã lập ra Đảng dân téc Inđônêxia (PNI), Đảng này lỗ lưck tập hợp tất cả các tổ chức dân tộc chủ nghĩa theo mô hình cuả Găngđi để đòi độc lập cho dân tộc. Tư tưởng Mahacnism (xuất xứ từ tên gọi của người dân ở tây Giara hay dùng để đặt tên cho con cái: Marhacn (Unar Hucn) Xucácnô dùng cái tên bình dân đó đặt cho học thuyết của mình với ý muốn là học thuyết của ông phù hợp với quyền lợi của người lao động. Trong những năm 1926 – 1933 học thuyết đó có những điểm chính sau:

- Xu hướng chống đế quốc – Tự do rõ rệt.

- Con đường đi đến độc lập dân tộc là cơ sở bất hợp tác với thực dân đế quốc trong tất cả các lĩnh vực kinh tế – chính trị – xã hội.

- Nhiệm vụ của con đường bất hợp tác là giái dục cho dân chúng tin vào khả năng sức mạnh của chính mình và đoàn kết các lực lượng chống thực dân trong một mặt trận chung thống nhất. Sau này xucácnô đã mô hình hoá tư tưởng Mahacnism này dưới dạng 5 nguyên tắc trong bài phát biểu của mình vào ngày 1.6.1945 được gọi là sự ra đời của Panchasila, chủ nghĩa dân tộc thống nhất trên toàn lãnh thổ Inđônêxia.

+ Chủ nghĩa quốc tế hay chủ nghĩa nhân văn tức là từ bỏ chủ nghĩa Xovanh để đoàn kết hữu nghị với tất cả các dân tộc.

+ Nền dân chủ phù hợp có những truyền thống của xã hội Inđônêxia.

+ Xã hội thịnh vượng, niềm tin vào thượng đế (mỗi người đều có quyền thờ một vị thần riêng của mình).

Là cơ sở cho nền độc lập tương lai của Inđônêxia. Đảng dân téc ra đời nắm gọn cơ giải phóng dân téc có uy tín trong quần chúng, đã tổ chức cuộc đấu tranh giành độc lập dùa trên phong trào bất hợp tác với chính quyền thực dân.

Ở Việt Nam

Đầu thế kỉ XX những điều kiện cứu nước và những tác động của tình hình quốc tế ở với xuất hiện một trào lưu mới trong việc xác định con đường cứu nước. Lúc này các sỹ phu yêu nước không gương cao ngọn cờ quân chủ dù là quân chủ lập hiến (phong trào cần vương) mà hướng về cao trào dân chủ: Vũ Quang phục hồi – thể hiện tư tưởng con đường cứu nước mới trong tôn chỉ của mình đánh đuổi giặc Pháp, khôi phục Việt Nam, thành lập nước cộng hoà dân quốc Việt Nam, giặc Pháp, đầu thế kỉ 20 con đường cứu nước do tư sản đang dần thay thế con đường dân chủ phong kiến tuy có nhiều màu sắc, khuynh hướng khác nhau.

* Con đường cứu nước của Phan Bội Châu.

Đầu tiên ông lấy phương thức bạo động vũ trang để giành độc lập, tuy nhiên ông cũng coi cuộc vận động Duy Tân, cải cách chính trị, kinh tế, xã hội để tự cường, hỗ trợ cho nhau, từ bỏ phong kiến chuyển sang cách mạng tư sản và giữa hai giai đoạn này của mình là cách mạng dân téc, cách mạng chính trị, cách mạng xã hội nhằm đánh đuổi giặc Pháp, đánh đổ ngôi vua, thiết lập dân quyền, thi hành tự do dân chủ. Tuy nhiên Đảng đã phạm phải sai lầm trong tổ chức. Nhìn chung đầu thế kỷ XX – ngọn cờ phong kiến chấm dứt và cuộc đấu tranh giải phóng dân téc của nhân dân ta chuyển sang con đường dân chủ tư sản xong giai cấp tư sản dân téc không đủ mạnh trong xu hướng cách mạng thế giới cho nên con đường cứu nước do tư sản trong phong trào giải phóng dân téc Việt Nam không thể đi đến thắng lợi và đo đó cuộc khủng hoảng về con đường cứu nước Việt Nam trầm trọng – bối cảnh đó sự xuất hiện của Nguyễn Ái Quốc và truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin vào Việt Nam và sự kết hợp nó với phong trào yêu nước đã dẫn tới sự ra đời của Đảng cộng sản. Con đường cứu nước mới do Nguyễn Ái Quốc lùa chọn, Đảng khẳng định, nhân dân tin theo mở ra mét trang sử mới trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.

* Hồ Chí Minh và việc xác định con đường cứu nước:

Khác với các bậc tiền bối Hồ Chí Minh sớm nhận thức được tính chất, yêu cầu của đất nước. Tuy rất khâm phục các bậc tiền bối nhưng người nhận thấy không thể đi theo con đường cứu nước phong kiến và tư sản. Người đã từ chối con đường Đông Du của Phan Bội Châu mà quyết định sang Pháp, sang Phương Tây để tìm con đường cứu nước và trải qua hơn 10 năm bôn ba ở phương Tây thậm chí ở các nước thuộc địa Nguyễn Ái Quốc nhận thấy ở đâu nhân dân cũng khổ cực. Từ đó Nguyễn Ái Quốc hình thành ý thức đoàn kết các dân téc dù da vàng, trắng hay đen – là cơ sở để người tiếp nhận luận cương về vấn đề dân téc và thuộc địa của Lênin.

Và có thể thấy hai sự kiện lớn có tác động đến lùa chọn con đường cứu nước của Hồ Chí Minh sau khi đã thâm nhập vào thực tiễn cuộc sống của nhân dân lao động thế giới – đó là tiếng vang và ảnh hưởng của cách mạng tháng 10 Nga mở ra con đường giải phóng. Từ những nhận thức cảm tình tự nhiên ban đầu về cách mạng tháng 10 Nga dần dần Hồ Chí Minh đã hiểu sâu sắc về cuộc cách mạng này và xem đó là con đường giải phóng cách mạng triệt để nhất, cần thiết nhất cho các dân tộc bị áp bức tựa như người đi đường đang khát nước mà có nước uống, đang đói mà có cơm ăn” luận cương về vấn đề dân téc và thuộc địa của Lênin và người đã khẳng định “luận cương về vấn đề dân téc và thuộc địa của Lênin làm tôi rất cảm động, phấn khởi, tin tưởng, sáng tỏ biết bảo”. “ Tôi vui mừng đến phát khóc lên, ngồi một mình trong buồng mà nói to lên như nói trước đông đảo quần chúng”. Vì luận cương đã chỉ rõ cho phương hướng – cách thức giải quyết các vấn đề cấp bách của thời đại sau cách mạng tháng 10 đó là sự cần thiết kết hợp phong trào cách mạng chính quốc với phong trào cách mạng ở thuộc địa để đấu tranh chống tư bản thực dân và phong kiến.

Sự kiện đánh dấu bước chuyển biến quan trọng trong tư tưởng Hồ Chí Minh: Bỏ phiếu tán thành thành lập và lập gia sáng lập đảng cộng sản và người đã trở thành người đảng viên đảng cơ sở đầu tiên của Việt Nam. Nh­ư vậy quá trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc đã hoàn thành. Con đường đó chính là con đường cách mạng cộng sản và đấu tranh giải phóng dân tộc được nhân dân Việt Nam đón nhận vì nó hoàn toàn phù hợp với điều kiện lịch sử trong nước cũng như thế giới lúc bấy giờ.

Thứ hai: Cuộc đấu tranh đòi độc lập của nhân dân Inđônêxia dưới sự lãnh đạo của Đảng dân tộc diễn ra theo con đường hoà bình. Còn Việt Nam cuộc đấu tranh diễn ra theo con đường bạo lực cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam (Đảng của giai cấp công nhân và quần chúng lao khổ Việt Nam) thể hiện như sau:

Ở Inđônêxia:

Ngay từ buổi đầu phương pháp hoà bình trang tư tưởng của tư sản Inđônêxia, cuộc đấu tranh đó bắt đầu từ phục hưng văn hoá. Tư tưởng nhân văn đã tràn vào Inđônêxia và tác động đến các tầng líp nhân dân mà trước hết là tầng líp tri thức. Những cuộc tranh luận diễn ra giữa các nhóm phải trong truyền thống những người có tư tưởng truyền thống thấy được sức mạnh vĩ đại bắt nguồn từ qúa khứ của nền văn hoá dân tộc, muốn khởi động và sử dụng sức mạnh của nền văn hoá dân tộc để giành độc lập. Nhóm những người theo xu hướng đổi mới lại nhấn mạnh đến việc hiện đại hoá nền văn hoá dân téc theo xu hướng phương tây, nhưng chỉ xem việc hiện đại hoá như một công cụ đấu tranh chống Hà Lan để giành lại nền độc lập đã mất họ cho rằng, để chống lại người phương tây, giành thắng lợi thì phải sử dụng chính vũ khí của người phương tây. khác với hai nhóm cực đoan nói trên, nhóm thứ ba lại muốn kết hợp cả phương tây hiện tại và văn hoá Inđônêxia truyền thống để thúc đẩy nền văn hoá mới của Inđônêxia. Thế nhưng nhóm này không để lại dấu Ên sâu sắc trong lịch sử giải phóng dân téc Inđônêxia, bởi vì chưa lúc nào họ có một quan điểm dứt khoát, rõ ràng và sắc bén.

Một điểm đáng lưu ý trong phong trào đấu tranh cứu nước của nhân dân Inđônêxia là sự xuất hiện vào năm 1900 người phụ nữ Giava tài giỏi Raden Adgiang Cardini. Bà chủ trương phát triển giáo dục cho phụ nữ. Các bức thư của bà xuất bản năm 1911, đã khơi dậy tinh thần và nghị lực của người dân Inđônêxia, và điều đó đã dẫn đến việc mở rộng các ngôi trường mang tân Cáctini dành cho các nữ sinh cả bù và bác sĩ Wardim Sudira Usada đều xem việc mở mang nền giáo dục phương tây là một biện pháp cứu nước.

Đảng Ấn Độ và Đảng sare kat Iskim ra đời với mục tiêu chính trị dần được nâng lên từ nước độ thấp lên mức độ cao. Tại đại hội ở Surahaya (1.1913), Omar Said Tjokro Aminoto – thủ lĩnh của Đảng đã bày tỏ rằng, phong trào này không nhằm chống lại sự thống trị của Hà Lan và sẽ theo đuổi mục đích của mình một cách hợp hiếm

Nhưng đến Đại hội năm 1916, mục tiêu này không còn dừng ở đó. Đại hội đã thông qua một nghị quyết đòi quyền tự trị trên cơ sở liên hiệp với Hà Lan. Tư tưởng của Sareket Islam là chủ nghĩa dân tộc Hồi giáo, do đó, xu hướng cải cách Hồi giáo liên kết với xu hướng giải phóng dân téc ngày càng biểu hiện rõ. Trong bối cảnh đó, chủ nghĩa xã hội bắt đầu ảnh hưởng tới Inđônêxia, trong đó có Sareket Islam. Đảng này chịu ảnh hưởng nhiều nhất của nhóm cộng sản trong Hội Dân chủ xã hội Ấn Độ, do người cộng sản Hà Lan – Sneevliet lập ra năm 1914. Dưới ảnh hưởng của tư tưởng cộng sản, Đảng Sacerat Islam tiến hành Đại hội vào 10.1917 đã lên án chủ nghĩa tư bản, thông qua những nghị quyết đòi quyền tự trị cho Inđônêxia, đòi quyền bầu cử cho nhân dân.

Trước cuộc đấu tranh đòi quyền tự trị và bình đẳng ngày càng phát triển của nhân dân và các đảng phái chính trị, tháng 12.1916, nghị viện Hà Lan đã phải ban hành đạo luật thành lập Hội đồng nhân dân ở Inđônêxia. Hội đồng này được thành lập với gần một nửa số đại biểu dành cho người Inđônêxia tăng lên đến 30, nhưng Hà Lan đặt ra quy định mới khiến cho người Inđônêxia không bao giê quá bán trong Hội đồng.

Từ sự trình bày ở trên, cho thấy giai cấp tư sản Inđônêxia mà trước hết là tầng líp trí thức tư sản là những người đi tiên phong trong phong trào cứu nước, giải phóng dân tộc, những năm đầu thế kỷ XX. Chính họ, chứ không phải giai cấp phong kiến, hoặc nông dân, nhận thấy trong hoàn cảnh đất nước nghìn đảo, lại nhiều dân téc, tộc người, có nhiều tôn giáo, lại bị một tên thực dân tàn bạo,… thì con đường giải phóng dân tộc, cứu người dân ra khỏi lầm than không phải là con đường bạo động khởi nghĩa, nhất là khởi nghĩa đơn lẻ. Những phong trào khởi nghĩa trước đó đã chứng minh điều đó. Các trí thức tư sản đã nhận thấy tình trạng thấp kém của dân tộc trong hoàn cảnh thuộc địa, sự phân tán trong ý thức dân tộc… do đó, họ đã cổ suý tinh thần dân tộc, chủ nghĩa dân téc, nâng cao trình độ hiểu biết của dân chúng, tập hợp dân tộc Inđônêxia thành một khối để hướng tới mục tiêu đấu tranh giành độc lập dân téc từ thấp đến cao. Đó là bước khởi đầu trong việc lùa chọn con đường đi tới độc lập hoàn toàn của giai cấp tư sản Inđônêxia. Tuy nhiên, trong giai đoạn này, chủ nghĩa dân téc còn đóng khung trong “chủ nghĩa dân téc Hồi giáo”.

Cho đến chủ nghĩa của Xucacnô cũng dùa trên tư tưởng hòa bình và học thuyết của Xucacnô đã nhấn mạnh đến chính sách bất hợp tác với thực dân Hà Lan. Chóng ta rất dễ nhận thấy rằng người Inđônêxia chịu ảnh hưởng rất lớn của tư tưởng hay chủ nghĩa Găng đi của Ấn Độ. Trong nửa đầu thế kỉ XX thì chủ nghĩa Găng đi tử nên nổi tiếng, trong khi ấy đất nước Inđônêxia có nét giống về xã hội, dân tộc, tôn giáo hao hao như Ấn Độ, và hơn nữa là cuộc đấu tranh vũ trang trong thế kỉ trước không thành công nên mô hình của Gan đi được người dân Inđônêxia chấp nhận.

Ở Việt Nam: có thể nói con đường cách mạng giải phóng của nhân dân Việt Nam kiên định đi theo chủ tịch Hồ Chí Minh và phải thực hiện bạo lực cách mạng để giành độc lập dân téc. Điều này thể hiện rõ trong cương lĩnh chính trị đầu tiên của đảng do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo với nội dung cơ bản nh­ư sau:

Cương lĩnh của Đảng nêu rõ “Chủ trương làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”.

Trong giai đoạn đầu làm cách mạng tư sản dân quyền cách mạng thực hiện nhiệm vụ đánh đổ ách thống trị của đế quốc Pháp và vua quan phong kiến, tư sản phản cách mạng làm cho nước Việt Nam hoàn toàn độc lập, dựng lên chính phủ công nông binh; tổ chức quân đội công nông; tịch thu hết sản nghiệp của đế quốc, tịch thu ruộng đất của đế quốc và bọn phản cách mạng đem chi cho dânh cày nghèo, tiến hành “ cách mạng ruộng đất”. Thực hiện khẩu hiệu “ dân cày nghèo có ruộng”.

Các nhiệm vụ và mục tiêu cách mạng nêu trên bao hàm cả nhiệm vụ chống đế quốc và chống phong kiến, mục tiêu giành độc lập dân téc và giành dân chủ, nhưng nổi bật là chống đế quốc và tay sai phản cách mạng, giành độc lập tự do cho toàn thể dân téc.

Lực lượng cách mạng đánh đổi đế quốc và vua quan phong kiến, tư sản phản cách mạng là công nhân và nông dân, “ công nông là gốc cách mệnh”. Cách mạng đồng thời “ phải hết sức liên lạc với tiểu tư sản. Còn đối với phú nông, trung, tiểu địa chủ và tư sản Việt Nam và chưa lé rõ mặt phản cách mạng thì phải lợi dụng, it ra cũng làm cho họ trung lập”.

Cách mạng Việt Nam là một bộ phân của cách mạng vô sản thế giới, đứng về phía mặt trận cách mạng gồm các dân téc thuộc địa bị áp bức và giai cấp công nhân trên thế giới.

Cương lĩnh khẳng định sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam - đội tiên phong của giai cấp công nhân, Đảng lấy chủ nghĩa Mác – Lênin làm nền tảng tư tưởng – là nhân tố quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Đảng phải có trách nhiệm thu phục cho được đại bộ phận giai cấp mình, phải làm cho giai cấp mình lãnh đạo được dân chúng, phải thu phục cho được đại đa số dân cày và phải dùa vững chắc vào hàng dân cày nghèo và tầng líp yêu nước khác, đoàn kết họ, tổ chức họ đấu tranh chống đế quốc và tay sai phản cách mạng.

Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam tuy còn sơ lược, nhưng đã nêu được những nội dung cơ bản của đường lối cách mạng tư sản dân quyền Việt Nam thể hiện sự đúng đắn, có bước phát triển sáng tạo trong việc vận dụng lí luận Mác – Lênin về mối quan hệ giữa vấn đề dân téc và vấn đề giai cấp, và về cách mạng giải phóng dân téc thuộc địa, nhuần nhuyễn về quan điểm giai cấp, thấm được tính dân téc và tính nhân văn, nêu cao tư tưởng độc lập tự do.

Và thực tế đã chứng minh qua một loạt giai đoạn lịch sử tập dượt để tiến tới sự thắng lợi trong cách mạng tháng 8 năm 1945.

- Phong trào cách mạng 1930 – 1931 với đỉnh cao là Xô Viết Nghệ Tĩnh đỉnh cao là ngày 12 tháng 9 năm 1930 phong trào phát triển mạnh cuộc đấu tranh vò trang, làm cho hệ thống chính quyền của đế quốc, phong kiến bị tê liệt và tan rã ở nhiều nơi.

- Ngay cả trong thời kì đấu tranh nghị trường công khai hợp pháp (1936 – 1939) thì tinh thầnh có trong hoạt động luôn được nhân dân tu luyện. Thể hiện trong sự kiện quyết của Đảng và báo trong cuộc đấu tranh chống bọ Tơ rơtkit.

- Trong giai đoạn 1939 – 1940 thì hàng loạt các cuộc bạo động binh biến diễn ra nh­: Binh biến đô lương t41, khởi nghĩa Nam Kì , khởi nghĩa Bắc Sơn …

- Và đỉnh cao là cách mạng tháng 5 – 1945 đã đánh đuổi Pháp – Nhật bằng chính những vũ khí thô sơ của người dân Việt Nam.

Thứ ba: Ở Inđônêxia có phong trào đấu tranh hợp tác rất rõ rệt còn Việt Nam thì không thể hiện:

Song song với cuộc đòi độc lập của những người bất hợp tác là cuộc đấu tranh của những người hợp tác. Hai phương pháp khác nhau, nhưng điều có mục đích chung là đòi độc lập.

Năm 1936, những người trong hội đồng nhân dân (Volksraad) thuộc nhóm chủ trương con đường hợp tác đã soạn thảo “kiến nghị Xutacgiô” trình bày ước muốn hợp tác với chính phủ Hà Lan để tiến hành những cải cách từng bước trong khoảng 10 năm giải quyết vấn đề độc lập cho Inđônêxia trong khuôn khổ Điều I của Hiến pháp Hà Lan. Điều đó có nghĩa là Inđônêxia sẽ được bình đẳng như những vùng lãnh thổ của Vương quốc Hà Lan. Tất nhiên, chính quyền Hà Lan đã bác bỏ bản kiến nghị này. Sự kiện này đã thúc đẩy những người chủ trương hợp tác và những người chủ trương bất hợp tác trong cuộc đấu tranh đòi độc lập gắn bó với nhau và hỗ trợ cho nhau.

Như vậy có thể thấy điểm khác nhau cơ bản trong hai con đường cứu nước của hai dân téc Inđônêxia và Việt Nam đó là một bên Inđônêxia với ngọn cờ dân téc độc lập thuộc về giai cấp tư sản dân téc và chủ trương đi theo con đường hoà bình, bất bạo động. Còn một bên là Việt Nam với ngọn cờ lãnh đạo cách mạng thuộc về giai cấp vô sản với con đường cách mạng bạo động. Dù có điểm giống và khác nhau như­ trên thì hai đất nước, hai dân tộc cũng đã tìm ra được hướng đi đúng đắn phù hợp với dân tộc mình, đất nước mình.
nguồn: diendankienthuc.net*
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top