Trang Dimple
New member
- Xu
- 38
Điểm giống nhau trong qúa trình xác lập quyền tư hữu ruộng đất trong cách mạng Anh thế kỉ XVII và cách mạng Pháp thế kỉ XVIII.
* Cả hai cuộc cách mạng đều xác lập được quyền tư hữu ruộng đất cho giai cấp tư sản (ở Anh có thêm tầng lớp quý tộc mới) – là giai cấp đã phát động và nắm ngọn cờ lãnh đạo cách mạng
Ở Anh, cuộc cách mạng tư sản bùng nổ từ năm 1642, trải qua cuộc nội chiến lần thứ nhất (1642-1646) đã đạt được một số kết quả nhất định. Năm 1645, chế độ phong kiến chuyên chế do Sáclơ I đứng đầu bị sụp đổ. Quốc hội trở thành cơ quan quyền lực cao nhất. Phái Trưởng Lão nắm quyền chi phối quốc hội, muốn dừng cách mạng, thiết lập chế độ quân chủ lập hiến, thỏa mãn lợi ích của đại tư sản và quý tộc lớp trên. Liên minh quý tộc mới và tư sản thông qua Quốc hội dài đã thi hành những chính sách nhằm xác lập quyền tư hữu ruộng đất cho họ như: tịch thu ruộng đất của quý tộc phong kiến ủng hộ Sáclơ I, đem bán cho quý tộc mới và tư sản thành thị. Quý tộc đã bãi bỏ nghĩa vụ phong kiến cho quý tộc mới và tư sản. Quý tộc mới và tư sản có thể tự do quyết định cho nông dân tiếp tục được thuê ruộng hay đuổi họ.
Không chỉ chiếm đoạt ruộng đất ở trong nước mà trong quá trình xâm lược và chinh phục người Ailen, giai cấp tư sản đã mua được một số lượng ruộng đất lớn. Chỉ trong 15 năm đã có tới 2/3 diện tích đất của người Ailen bị chiếm và đem bán. Quốc hội Anh còn thông qua nhiều đọa luật khuyến khích quý tộc bao chiếm đất công, khiến cho đất đai ở Anh dần dần tập trung thành những mảnh lớn dưới quyền sở hữu của quý tộc mới.
Như thế, trên thực tế quý tộc mới và tư sản đã được độc quyền mua bán ruộng đất, xác lập được quyền tư hữu ruộng đất mà trước cách mạng họ chưa có được, do sự ngăn cản của chế độ quân chủ chuyên chế, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển nền kinh tế tư bản chủ nghĩa, trước hết là trong nông nghiệp và sau đó là các ngành kinh tế khác.
Ở Pháp: Quá trình xác lập quyền tư hữu ruộng đất của giai cấp tư sản được thiết lập từng bước qua các giai đoạn phát triển khác nhau của cách mạng gắn với vai trò cầm quyền của từng tầng lớp tư sản.
Ngay từ năm 1789, sau sự kiện ngày 14/7, nền quân chủ chuyên chế Pháp, đứng đầu là Lu-i XVI đã bị lật đổ, phái đại tư sản lên cầm quyền mà đại diện là Quốc hội Lập hiến, đã thông qua bản Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền (26/8/1789). Tuyên ngôn là một cương lĩnh công bố những nguyên tắc cơ bản của xã hội mới do cách mạng lập nên, nó nhằm định nghĩa một cách chính xác và hoàn chỉnh những quyền tự nhiên, thiêng liêng và bất di bất dịch của con người và của công dân. Trong đó điều 17 của Tuyên ngôn khẳng định “Tài sản là quyền lợi và thần thánh không thể xâm phạm được, trừ khi có những nhu cầu xã hội cần thiết và trong điều kiện được bồi thường một cách bình đẳng, tài sản còn lại của mọi người đều không bị cướp đoạt” . Điều này nói lên tính chất tư sản hóa của tuyên ngôn, phủ nhận quyền bình đẳng xã hội thực sự giữa người với người, hợp pháp hóa sự bất bình đẳng về tài sản và sự bóc lột của người có của đối với người không có của, của người giàu đối với người nghèo do tình trạng bất bình đẳng về tài sản sinh ra. Mặc dù vậy, trong thời buổi mà chế độ chuyên chế còn thống trị ở hầu khắp lục địa châu Âu, điều 17 nhằm bảo vệ quyền tư hữu tài sản của tư sản, chống mọi sự xâm phạm của phong kiến. Với ý nghĩa là “bản khai tử của chế độ cũ” và cương lĩnh của chế độ mới, tuyên ngôn đã đảm bảo cho hình thức lệ thuộc và bóc lột theo kiểu mới – tư bản chủ nghĩa.
Trong giai đoạn cầm quyền của Đại tư sản lập hiến (14/7/1789-18/8/1792), quyền tư hữu của giai cấp tư sản đã được khẳng định một bước căn bản, thông qua những chính sách cụ thể của Quốc hội lập hiến.
Khi Quốc hội Lập hiến lên cầm quyền, đã thừa hưởng của chế độ cũ một nền tài chính suy đốn và một số công trái khổng lồ, cần phải có biện pháp kịp thời để giải quyết hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chính, nhưng Quốc hội vì không muốn tạo tiền lệ cho phép xâm phạm quyền tư hữu tài sản nên đã không động chạm đến tài sản của quý tộc.
Khi phát mại tài sản của tăng lữ, một trong những điều Quốc hội quan tâm, tính đến là quyền lợi của giai cấp tư sản. Tài sản của quốc gia được được chia và bán theo từng lô và trả dần trong 12 năm, sau đó Quốc hội rút xuống 4 năm, nhưng ruộng đất đem bán không được chia nhỏ mà chỉ bán theo từng trang trại nguyên vẹn . Như thế, bần nông, trung nông thậm chí cả những nông dân khá giả cũng khó mà mua được ruộng đất. Phần lớn ruộng đất phát mại lọt vào tay giai cấp tư sản. Với chính sách này, ý đồ của Quốc hội lập hiến là muốn nhanh chóng thu được nhiều tiền để trang trải nợ nần trước đây vay của tư sản thuộc đẳng cấp thứ 3 cũ, nhằm giải quyết nạn khủng hoảng về tài chính, và do đó tất yếu sẽ dẫn đến việc củng cố vị trí xã hội cho giai cấp tư sản đang cầm quyền lúc đó. Tiếng là Quốc hội đem bán ruộng đất tước được của nhà thờ nhưng thực chất là trao lại quyền sở hữu ruộng đất đó cho giai cấp tư sản.
Trước sức mạnh của quần chúng cách mạng, Quốc hội lập hiến vì lo sợ đến một lúc nào đó quần chúng sẽ lật đổ nền thống trị của mình, tiếp tục đưa cách mạng tiến lên, đã tính đến việc thỏa thuận với chế độ quân chủ chuyên chế. Bởi lẽ họ thấy rằng yêu sách đánh đổ nền quân chủ gắn với việc đòi bình đẳng xã hội, tức là chống lại sự bất bình đẳng về tài sản, cho nên để bảo vệ quyền tư hữu tài sản phải bảo vệ nền quân chủ. Do đó, đến năm 1792 đại tư sản đã rời bỏ cách mạng và đi theo con đường của phe triều đình.
Phái Girôngđanh khi lên nắm quyền (10/8/1792-31/5/1793) đã bảo vệ sự không hạn chế và tính tuyệt đối của chế độ sở hữu tư sản, bất chấp vận mệnh của cách mạng, và rồi, không phải ngẫu nhiên mà năm 1793, chúng chạy sang dinh lũy phản cách mạng Văngđê.
Đến thời kỳ cầm quyền của phái Giacôbanh (2/6/1793-27/7/1794), ngày 26/2/1794 (ngày 8 tháng Văngtôdơ – tháng gió) đạo luật Văngtôdơ đã ra đời, đưa ra những phương sách cụ thể để đưa cách mạng tiến lên: “Tài sản của những người yêu nước là thiêng liêng, nhưng của cải của bọn âm mưu phiến loạn là để cho tất cả những người nghèo” . Hội nghị Quốc ước Giacôbanh đã ra các sắc lệnh vào ngày 3/3/1794, quyết định tịch thu tài sản của những kẻ thù của cách mạng và phân phối cho những người yêu nước túng thiếu trong toàn quốc.
Như vậy, trải qua ba giai đoạn phát triển của cách mạng, ba tầng lớp tư sản lên nắm chính quyền, tuy có thực hiện những chính sách khác nhau, ở những mức độ khác nhau, nhưng đều hướng đến một mục tiêu chung là xác lập quyền tư hữu ruộng đất cho giai cấp tư sản, góp phần thúc đẩy sự phát triển của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa, phù hợp với xu thế chung của thời đại.
* Cả hai cuộc cách mạng đều xóa bỏ quyền tư hữu của nhà thờ
Trước cách mạng, nhà thờ là thế lực có ảnh hưởng lớn và bao chiếm nhiều ruộng đất, là công cụ thống trị về mặt tinh thần của chế độ phong kiến. Cách mạng tư sản Anh và cách mạng tư sản Pháp cùng chung mục tiêu là thủ tiêu chế độ phong kiến và song song với nó là việc thủ tiêu vai trò của nhà thờ, trong đó có việc thủ tiêu quyền sở hữu ruộng đất.
Cách mạng tư sản Anh sau khi chế độ chuyên chế bị sụp đổ, tư sản và quý tộc mới lên nắm quyền đã thực hiện một số cải cách nhỏ giọt nhằm hạn chế quyền lợi của giáo hội như: giải tán Tòa án tôn giáo, bãi bỏ vai trò nhà nước của Giáo hội Anh .
Ở Pháp: Ngay từ ngày 2/11/1789, theo đề nghị của Tanlâyrăng – cựu giám mục ở Ôtun, Quốc hội tịch thu tất cả tài sản của Giáo hội và đặt những tài sản này dưới quyền sử dụng của quốc gia. Sau đó sắc lệnh phát hành tín phiếu (9-21/12/1789) đã dự định bán các tài sản ấy với giá 400 triệu bảng . Biện pháp này bẻ gãy thế lực của Nhà thờ, thành lũy của của nền quân chủ chuyên chế, đồng thời góp phần giải quyết khủng hoảng tài chính của đất nước. Ruộng đất tịch thu của Giáo hội đem phát mại để trả công trái, nhằm giải quyết vấn đề tài chính đồng thời giải quyết vấn đề ruộng đất đang đặt ra gay gắt. Giáo hội bị tước mất những lợi thế pháp lý trước đây và những lợi ích kinh tế, việc thế tục hóa đất đai của Nhà thờ phá vỡ thế lực kinh tế của Giáo hội.
* Cả hai cuộc cách mạng đều có những hạn chế trong việc xác lập quyền tư hữu ruộng đất
Cuộc cách mạng tư sản Anh thế kỷ XVII đã không giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân - lực lượng cơ bản làm nên thắng lợi của cách mạng.
Cách mạng tư sản Pháp lúc đầu chính sách ruộng đất cho nông dân còn rất nhiều hạn chế, chỉ đến khi phái Giacôbanh lên nắm quyền (2/61793) mới thi hành một số chính sách tiến bộ giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân.
Trước sức mạnh như vũ bão của quần chúng nhân dân trong cuộc tấn công nhà tù Baxti, lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế với nguyện vọng duy nhất là vấn đề ruộng đất, toàn vương quốc bị rung chuyển bởi những cuộc nổi dậy của nông dân, bởi “mối lo sợ lớn” xua đuổi địa chủ ra khỏi lãnh địa, buộc Quốc hội Lập hiến trước tiên phải khẩn trương giải quyết vấn đề ruộng đất. Việc này được ghi vào chương trình những công việc đầu tiên của Quốc hội. Nhưng phái đại tư sản Pháp trong những năm cách mạng 1789-1792 đã ngăn trở việc thủ tiêu chế độ phong kiến và việc giải quyết vấn đề ruộng đất hơn là đẩy sự nghiệp ấy tiến lên. Chỉ có dưới áp lực của quần chúng nhân dân, chúng mới chịu nhượng bộ đôi chút. Quốc hội lập hiến tuy đã nêu ra nhiều yêu sách tiến bộ nhằm giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân nhưng chỉ là tuyên bố, thực tế nó không được thực hiện.
Quốc hội tính đến việc nông dân được mua ruộng đất của Giáo hội (nhờ đó làm yếu phong trào đấu tranh chống địa chủ của họ). Tài sản quốc gia được bán theo từng lô và trả dần trong 12 năm, sau đó Quốc hội rút thời hạn ấy xuống 4 năm, không chia nhỏ ruộng đất mà chỉ bán từng trang trại nguyên vẹn. Bần nông và trung nông khó mà mua được ruộng đất, ngay cả nông dân khá giả cũng khó mà cạnh tranh với tư sản giàu có. Hơn nữa, biện pháp thực hiện của Quốc hội không phù hợp với điều kiện của nông dân, vì Quốc hội cho phép dùng hình thức bán đấu giá. Với hình thức này rõ ràng những người nông dân nghèo khổ sẽ muôn đời không có ruộng đất.
Như vậy, việc giải quyết vấn đề nông dân không nằm trong ý thức tự giác của đại tư sản ngay từ đầu mà chỉ dưới áp lực các cuộc khởi nghĩa của nông dân bùng nổ mạnh mẽ ngay từ mùa hè 1789 buộc đại tư sản mới đưa vấn đề nông dân vào chương trình nghị sự.
Ở giai đoạn sau, cho đến biến cố ngày 31/5 và ngày 2/6/1793, bọn đại tư sản mà kẻ đại diện lợi ích cho chúng là đảng Girôngđanh vẫn còn nằm trong chính quyền. Trong việc giải quyết vấn đề ruộng đất, chúng chẳng có tý nhiệt tình nào, mà lại còn ngăn trở sự nghiệp quan trọng ấy . Chỉ có dưới ảnh hưởng của các cuộc khởi nghĩa nông dân người ta mới thông qua một số biện pháp lẻ tẻ, có tính chất thứ yếu. Ngày 15/3/1790, theo lệ Triagio trước kia cho phép quý tộc chiếm đoạt 1/3 đất đai công xã đã bị cấm . Trái lại người ta vẫn duy trì việc phân chia thành các nghĩa vụ về nhân thân và về ruộng đất, dầu rằng những nghĩa vụ này đã được phép chuộc lại. Nông dân buộc phải nhận một nghĩa vụ nào đó về thân thể, và điều này đặt nông dân vào một tình cảnh khó khăn. Chỉ có những điều luật trong các ngày 3 và 9/5/1790 mới quy định số tiền chuộc lại, nhưng lại là rất nặng đối với nông dân. Việc chuộc lại phụ thuộc vào sự thỏa thuận của quý tộc và mọi nghĩa vụ đều phải trả tiền ngay . Quốc hội lập pháp đã đưa ra một số đạo luật đem lại quyền lợi về ruộng đất cho nông dân, nhưng trên thực tế nó không được thực hiện. Ngày 1/10/1791, Hội nghị Lập pháp, đứng đầu là những người Girôngđanh bắt đầu hoạt động. Song, điều đó không tạo nên những thay đổi triệt để trong chính sách ruộng đất của bọn đại tư bản . Khi sự sợ hãi đã qua đi và khi mà quân thù đã bị đánh bật ra khỏi bờ cõi, ngày 11/11/1792, những người Girôngđanh đã ban hành quyết định ngừng bán đất của những người di cư. Còn đạo luật chia đất công thì không được thi hành vì Quốc hội không quy định những thể thức để thực hiện. Tư tưởng về một “luật ruộng đất” chứa đựng “sự chia đều khủng khiếp” đã làm cho những người Girôngđanh hoảng sợ cho quyền lợi của mình nên một số đạo luật ruộng đất được ban hành không được thực hiện trên thực tế. Nỗi lo sợ cho chế độ sở hữu tư sản đã chi phối những chính sách của những người Girôngđanh, buộc họ phải thỏa hiệp với chế độ sở hữu phong kiến và bênh vực nó. Để cứu lấy địa tô tư bản chủ nghĩa, bọn đại tư sản đã bảo vệ địa tô phong kiến. Việc thủ tiêu độc quyền ruộng đất của quý tộc chỉ diễn ra trong chừng mực mà số ruộng đất ấy rơi vào tay các nhà tư bản thành thị và bọn phú nông nông thôn. Vì thế, quyền sở hữu tài sản của quý tộc vẫn được bảo vệ ở mức độ nhất định.
Cách mạng Pháp tuy đã thủ tiêu chế độ sở hữu ruộng đất của nhà thờ, quý tộc nhưng chưa triệt để. Quốc hội lập hiến tuy thủ tiêu các tòa án lãnh chúa, nhưng chúng vẫn có thể hoàn thành chức năng của mình (cho đến khi thành lập cơ quan tư pháp mới) . Việc thủ tiêu độc quyền về ruộng đất của bọn quý tộc chỉ diễn ra trong chừng mực mà số ruộng đất ấy rơi vào tay bọn tư bản thành thị và phú nông nông thôn
NGUỒN: DIENDANKIENTHUC.NET*
Sửa lần cuối bởi điều hành viên: