Địa lý 10 NC - Bài 5: Vũ trụ. Hệ Mặt Trời và Trái Đất

ButNghien

Học tập suốt đời!
Thành viên BQT
Xu
46
Bài 5. VŨ TRỤ. HỆ MẶT TRỜI VÀ TRÁI ĐẤT




I) Khái quát về vũ trụ. Hệ mặt trời. Trái đất trong hệ mặt trời.
1) Vũ trụ:

- K/n: Vũ trụ là khoảng không gian vô tận chứa các thiên hà.
+) Thiên hà: Là tập hợp của rất nhiều thiên thể (ngôi sao, hành tinh, vệ tinh, sao chổi…) khí, bụi và bức xạ điện từ.
+) Dải ngân hà: Là thiên hà có chứa mặt trời trong đó có TĐ của chúng ta.

2) Học thuyết Bicbang về sự hình thành vũ trụ

- Vũ trụ hình thành cách đây 15 tỉ năm từ một “vụ nổ lớn” từ một “nguyên tử nguyên thuỷ”.
- Sau vụ nổ các đám khí tụ tập hình thành các sao, các thiên hà.

II) Hệ mặt trời
.
- K/n: Hệ mặt trời là một tập hợp các thiên thể nằm trong dải Ngân hà.
Hệ Mặt trời được hình thành cách đây 4,5 -›5 tỉ năm từ một đám mây khí và bụi khổng lồ.
Cấu tạo: Gồm 8 hành tinh.
- Đặc điểm: Mặt trời ở trung tâm các hành tinh khác c/đ xung quanh Mặt trời theo quỹ đạo hình elíp gần tròn theo hướng từ Tây sang Đông (ngược chiều kim đồng hồ)
- Các hành tinh trong hệ Mặt trời có 2 c/đ:
- C/đ tự quay xquanh trục từ T"Đ
- C/đ tự quay xquanh Mặt Trời.

III) Trái đất trong Hệ Mặt Trời

1)Vị trí của TĐ trong Hệ Mặt Trời

- Là hành tinh thứ 3 trong hệ mặt trời. Khoảng cách TB từ TĐ"MT là 149,6 triệu km.(1 đơn vị Thiên Văn)
- TĐ có 2 c/đ chính:
+) Tự quay xquanh trục từ T"Đ
+) Quay xquanh Mặt trời
- Ý nghĩa
: Có thể nhận ánh sáng và nhiệt độ phù hợp cho sự sống phát triển (Là hành tinh duy nhất có sự sống- hành tinh xanh)

2)Các chuyển động chính của TĐ

a.Chuyển động tự quay xung quanh trục

- TĐ tự quay xq trục 1 vòng hết 24h theo hướng từ T-Đ. Trong khi tự quay tất cả các điểm đều di chuyển riêng chỉ có 2 điểm ko di chuyển chỉ tự xoay tại chỗ đó là 2 địa cực.
b.Chuyển động xung quanh Mặt Trời

- Quỹ đạo hình elíp gần tròn.
- Hướng: Ngược chiều kim đông hồ.
- Thời gian: 365,25 ngày
- Vận tốc TB: 29,8km/s
- Trục nghiêng với mặt phẳng quỹ đạo một góc 66 033” và không đổi phương trong khi di chuyển.


Sưu tầm
 
Bài tập - Trái Đất - Hệ Mặt Trời - Vũ trụ

BÀI TẬP VŨ TRỤ - ĐỊA CẦU TRÁI ĐẤT - HỆ MẶT TRỜI


Câu 1: Thành phần cấu tạo của mỗi thiên hà bao gồm:
a. Các thiên thể, khí, bụi
b. Các thiên thể, khí, bụi và bức xạ điện từ
c. Các ngôi sao, hành tinh, vệ tinh, sao chổi
d. Các hành tinh và các vệ tinh của nó

Câu 2: Nhận định nào dưới đây chưa chính xác:
a. Các ngôi sao, hành tinh, vệ tinh được gọi chung là các thiên thể
b. Hệ Mặt Trời nằm trong Dải Ngân Hà
c. Dải Ngân Hà áo phạm vi không gian lớn hơn Thiên Hà
d. Trong mỗi Thiên Hà có rất nhiều các hành tinh

Câu 3: Nguyên tử nguyên thuỷ theo thuyết Big Bang có đặc điểm là:
a. Chứa vật chất bị nén ép trong 1 không gian vô cùng nhỏ bé nhưng rát đậm đặc và có nhiệt độ vô cùng cao
b. Các vật chất chuyển động tự do về mọi hướng 1 cách dễ dàng
c. Có nhiệt độ rất cao
d. Chứ vô vàn các phân tử khí đậm đặc

Câu 4: Theo thuyết Big Bang, các ngôi sao và các Thiên Hà trong vũ trụ được hình thành chủ yếu do tác động của lực:
a. Hấp dẫn
b. Ma sát
c. Côriôlit
d. Li tâm

Câu 5: Nhận định nào dưới đây chưa chính xác về hệ Mặt Trời:
a. Mặt Trời là Thiên Thể duy nhất có khả năng tự phát sáng
b. Mọi hành tinh đều có khả năng phản chiếu ánh sáng Mặt Trời
c. Mọi hành tinh và vệ tinh đều có khả năng tự phát sáng
d. Trong hệ Mặt Trời tất cả các hành tinh đều chuyển động tự quay

Câu 6: Quĩ đạo của các hành tinh chuyển động xung quanh Mặt Trời có dạng:
a. Tròn
b. Ê líp
c. Không xác định
d. Tất cả đều đúng

Câu 7: Hướng chuyển động của các hành tinh trên quĩ đạo qunh Mặt Trời là:
a. Thuận chiều kim đồng hồ, trừ Kim Tinh
b. Ngược chiều kim đồng hồ với tất cả các hành tinh
c. Ngược chiều kim đồng hồ, trừ Kim Tinh
d. Thuận chiều kim đồng hồ

Câu 8: Các hành tinh trong hệ Mặt Trời tự quay quanh mình theo hướng:
a. Cùng với hướng chuyển động quanh Mặt Trời
b. Ngược với hướng chuyển động quanh Mặt Trời
c. Cùng với hướng chuyển động quanh Mặt Trời, trừ Kim Tinh và Thiên Vương Tinh
d. Ngược với hướng chuyển động quanh Mặt Trời, trừ Kim Tinh và Thiên Vương Tinh

Câu 9: Nếu xếp theo thứ tự khoảng cách xa dần Mặt Trời ta sẽ có:
a. Kim Tinh, Trái Đất, Thuỷ Tinh, Hoả Tinh
b. Kim Tinh, Thuỷ Tinh, Hoả Tinh, Trái Đất
c. Thuỷ Tinh, Kim Tinh, Trái Đất, Hoả Tinh
d. Kim Tinh, Thuỷ Tinh, Trái Đất, Hoả Tinh

Câu 10: Hành tinh duy nhất trong hệ Mặt Trời có thời gian tự quay quanh trục lớn hơn Mặt Trời là:
a. Thuỷ Tinh
b. Kim Tinh
c. Hoả Tinh
d. Mộc Tinh

Câu 11: Nhận định nào dưới đây chưa chính xác:
a. Các hành tinh thuộc kiểu Trái Đất có kích thước nhỏ hơn so với các hành tinh kiểu Mộc Tinh
b. Các hành tinh thuộc kiểu Trái Đất có thời gian tự quay quanh trục ngắn hơn so với các hành tinh kiểu Mộc Tinh
c. Các hành tinh thuộc kiểu Trái Đất có thời gian chuyển động quanh Mặt Trời nhỏ hơn so với các hành tinh kiểu Mộc Tinh
d. Các hành tinh thuộc kiểu Trái Đất có khối lượng nhỏ hơn so với các hành tinh kiểu Mộc Tinh

Câu 12: Một năm trên Trái Đất có độ dài so với một năm trên Thuỷ Tinh là:
a. Bằng nhau
b. Dài gấp khoảng 3 lần
c. Dài gấp khoảng 4 lần
d. Ngắn hơn

Câu 13: Khoảng cách trung bình từ Trái Đất đến Mặt Trời là:
a. 149,6 nghìn km
b. 149,6 triệu km
c. 149,6 tỉ km
d. 140 triệu km

Câu 14: Trục tưởng thượng của Trái Đất hợp với mặt phẳng xích đạo một góc:
a. 90[SUP]o[/SUP]
b. 60[SUP]0[/SUP]
c. 66[SUP]o[/SUP]
d. 66[SUP]o[/SUP]33’

Câu 15: Trục tưởng thượng của Trái Đất hợp với mặt phẳng quĩ đạo chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời một góc:
a. 90[SUP]o[/SUP]
b. 60[SUP]0[/SUP]
c. 66[SUP]o[/SUP]
d. 66[SUP]o[/SUP]33’

Câu 16: Hướng tự quay quanh trục của Trái Đất có đặc điểm là:
a. Thuận chiều kim đồng hồ
b. Cùng với hướng chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời
c. Ngược chiều kim đồng hồ
d. b và c đúng

Câu 17: Trong khi Trái Đất tự quay quanh trục những địa điểm không thay đổi vị trí là:
a. Hai cực
b. Hai chí tuyến
c. Vòng cực
d. Xích đạo

Câu 18: Trái Đất hoàn thành một vòng tự quay quanh trục của mình trong khoảng thời gian:
a. Một ngày đêm
b. Một năm
c. Một mùa
d. Một tháng

Câu 19: Khu vực chuyển độn với vận tốc lớn nhất khi Trái Đất tự quay là:
a. Vòng cực
b. Chí tuyến
c. Xích đạo
d. Vĩ độ trung bình

Câu 20: Vận tốc tự quay của Trái Đất có đặc điểm:
a. Lớn nhất ở xích đạo và giảm dần về 2 cực
b. Tăng dần từ xích đạo về 2 cực
c. Lớn nhất ở chí tuyến
d. Không đổi ở tất cả các vĩ tuyến

Câu 21: Khoảng cách trung bình của Trái Đất đến Mặt Trời sẽ:
a. Giảm dần khi đến gần ngày 3 – 1 và tăng dần khi đến gần ngày 5 - 7
b. Tăng dần khi đến gần ngày 3 – 1 và giảm dần khi đến gần ngày 5 – 7
c. Không đổi trong suốt thời gian chuyển động trên quĩ đạo
d. Không đổi trong suốt thời gian chuyển động trên quĩ đạo trừ vào hai ngày 3 – 1 và 5 - 7

Câu 22: Nhận định nào dưới đây là chưa chính xác về vận tốc chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời:
a. Lớn nhất khi ở gần điểm cận nhật
b. Nhỏ nhất khi ở điểm viễn nhật
c. Nhỏ hơn so với vận tốc tự quay của Trái Đất
d. Lớn hơn so với vận tốc tự quay của Trái Đất

Các bạn đưa ra câu trả lời trước nha
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top