Bút Nghiên

ButNghien.com
1. Vai trò

Bùng nổ vào thập kỉ 90 của thế kỉ XX trở lại đây, công nghiệp điện tử- tin học được coi là ngành công nghiệp động lực trong thời đại ngày nay, đồng thời cũng là thước đo trình độ phát triển kinh tế- kĩ thuật của mọi quốc gia trên thế giới.

Công nghiệp điện tử- tin học giữ vai trò chủ đạo trong hệ thống công nghiệp hiện đại nhằm đưa xã hội thông tin đang được hình thành và phát triển lên một trình độ cao mới.

Việc chế tạo các mạch IC, các hệ vi xử lí, các bộ nhớ và linh kiện tinh vi khác của ngành công nghiệp điện tử- tin học đã góp phần làm cho nền kinh tế thế giới tạo ra bước ngoặt lịch sử trong việc chuyển từ nền kinh tế công nghiệp sang nền kinh tế tri thức. Các lĩnh vực sử dụng sản phẩm của công nghiệp điện tử- tin học rất phong phú, từ nghiên cứu khoa học, sản xuất vật chất (công nghiệp, nông nghiệp), hoạt động tài chính, maketing, thương mại điện tử cho đến quản lí nhà nước (chính phủ điện tử), giáo dục (giáo dục điện tử…).

Công nghiệp điện tử- tin học không chỉ tăng hiệu suất của các loại hoạt động, mà còn thay đổi cách thức làm việc cũng như cuộc sống xã hội với phạm vi vô cùng rộng lớn.

2. Đặc điểm kinh tế- kỹ thuật

Khác với nhiều ngành công nghiệp (như luyện kim, hoá chất, dệt, thực phẩm…), công nghiệp điện tử- tin học không gây ô nhiễm môi trường. Ngành này cũng không cần diện tích rộng, không tiêu thụ nhiều kim loại, điện và nước, song lại yêu cầu nguồn lao động nhanh nhạy, có trình độ chuyên môn kĩ thuật cao, cơ sở hạ tầng và vật chất kĩ thuật phát triển và vốn đầu tư nhiều.

3. Tình hình sản xuất và phân bố

Sản phẩm của ngành công nghiệp điện tử- tin học rất phong phú và đa dạng. Có thể phân chúng thành bốn nhóm chính như sau:

a. Máy tính với các sản phẩm chính là các thiết bị công nghệ, phần mềm. Số lượng máy tính và số người sử dụng máy tính trên thế giới ngày càng nhiều. Năm 1990, toàn thế giới mới chỉ sản xuất 40 triệu chiếc, thì đến năm 2000, con số này đã tăng lên gấp 7,5 lần. Những nước đứng đầu về sản xuất máy tính là Hoa Kỳ, Nhật Bản (40 triệu máy), CHLB Đức (27,6 triệu máy), Trung Quốc (20,6 triệu máy), Pháp (17,9 triệu máy), Canađa (12 triệu máy), Hàn Quốc (11,3 triệu máy), Italia (10,3 triệu máy) và Ôxtrâylia (8,9 triệu máy).

Các nước đang phát triển cũng đẩy mạnh sản xuất máy tính để phục vụ nhu cầu sản xuất, quản lí xã hội và xuất khẩu, trong đó phải kể đến Braxin (7,5 triệu máy tính), ấn Độ (4,6 triệu máy)…

b. Thiết bị điện tử công nghiệp với các sản phẩm chính là các vi mạch IC, linh kiện điện tử, các tụ điện, điện trở, các chíp có bộ nhớ khác nhau.

Nhật Bản đứng đầu thế giới về sản xuất vi mạch IC và chất bán dẫn. Ngoài ra còn phải kể đến Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Pháp, CHLB Đức, ấn Độ, Canađa, Malaixia và Đài Loan. Các công ty điện tử nổi tiếng trên thế giới là Compaq, IBM, Môtôrôla, Digital, Apple, Sony, Panasonic, Samsung, LG, Gold Star…

c. Điện tử tiêu dùng với các sản phẩm chủ yếu là ti vi, rađiô, đầu đĩa, đồ chơi điện tử. Hoa Kỳ, Nhật Bản, Xingapo, các nước thuộc EU, Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan là các quốc gia và lãnh thổ sản xuất và xuất khẩu hàng đầu thế giới. Các công ty nổi tiếng trong lĩnh vực này là Sony, Sanyo, Panasonic, Toshiba (Nhật Bản), Thomson (Pháp), Philip (Hà Lan), Samsung (Hàn Quốc)… Riêng về máy thu hình, năm 2000 toàn thế giới đã chế tạo 130,1 triệu máy.

d. Thiết bị viễn thông với các sản phẩm chủ yếu là điện thoại, telex, máy Fax. Việc sử dụng các thiết bị viễn thông này ngày càng phổ biến, nhu cầu tiêu thụ điện thoại ngày càng tăng. Riêng năm 2003, thế giới sản xuất được trên 1 tỷ máy điện thoại. Những quốc gia đứng đầu về chế tạo điện thoại là Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản, CHLB Đức, Anh, Italia, LB Nga…

Các hãng điện thoại nổi tiếng thế giới là Nokia (Phần Lan), Eriksson (Thuỵ Điển), Samsung, LG (Hàn Quốc), Siemen (Đức), TLC (Trung Quốc)…

4. Ở nước ta ngành điện tử- tin học vẫn còn non trẻ, mới chỉ chiếm 4% giá trị sản xuất công nghiệp. Nhiệm vụ chủ yếu của ngành là chế tạo các sản phẩm điện tử đảm bảo nhu cầu cho nền kinh tế và cho xuất khẩu trên cơ sở các linh kiện nhập ngoại và một số linh kiện và phụ tùng tự sản xuất trong nước. Các sản phẩm chủ yếu là thiết bị nghe nhìn, thiết bị bưu chính viễn thông, các phương tiện thông tin đại chúng, các máy điện tử chuyên dụng cho an ninh và quốc phòng, máy vi tính…

Nguồn: ĐHSP ĐT
 
Đất nước ta vào thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội khi mà nền sản xuất công nghiệp chưa vận động theo con đường của nó. Lịch sử đã để lại cho chúng ta một nền sản xuất công nghiệp nghèo nàn , lạc hậu lại bi chiến tranh tàn phá nặng nề lực lượng sản xuất rất thấp kém. Để chuyển sang nền kinh tế thị trường với sự phát triển công nghiệp hiện đại từ điểm xuất phát thấp nước ta không thể đi theo các bước tuần tự như các nước đi trước đã làm mà phải phát triển theo kiểu (nhảy vọt) rút ngắn , đây là cơ hội tận dụng lợi thế về khoa học công nghệ của các nước phát triển sau vừa là thách thức đòi hỏi phải vượt qua. Muốn phát triển nhanh công nghệ theo các thức như vậy nhất thiết phải đẩy mạnh khoa học công nghệ .

Đẩy mạnh sự phát triển khoa học công nghệ đối với nước ta không chỉ bắt nguồn từ đòi hỏi bức xúc của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá bền vững mà còn bắt nguồn từ yêu cầu phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Bài học thành công trong quá trình phát triển nền sản xuất công nghiệp và thực hiện công nghiệp hoá dựa trên sự phát triển của khoa học công nghệ của các nước Nics đã chỉ ra rằng việc xây dựng một cơ cấu kinh tế theo hướng mở cửa và một nền sản xuất công nghiệp hiện đại dựa trên sự phát triển của khoa học công nghệ là con đường ngắn nhất, hiệu quả nhất quyết định thành công của quy trình phát triển và công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước vì vây em mạnh dạn lựa chọn đề tài "Vai trò của khoa học công nghệ đối với sự phát triển công nghiệp việt nam" để nghiên cứu.
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top