• Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn Kiến Thức tổng hợp No.1 VNKienThuc.com - Định hướng VN Kiến Thức
    -
    HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN

Địa lí 10 CB - Bài 2: Một số phương pháp biểu hiện đối ượng địa lí trên bản đồ

Tongthieugia

New member
Xu
0
Địa lí 10 - Bài 2: Một số phương pháp biểu hiện đối ượng địa lí trên bản đồ
Địa 10 - Bài 2: Một số phương pháp biểu hiện đối ượng địa lí trên bản đồ

BÀI 2: MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP BIỂU HIỆN CÁC ĐỐI TƯỢNG ĐỊA LÍ TRÊN BẢN ĐỒ

1. Phương pháp kí hiệu:
a. Đối tượng biểu hiện:
Biểu hiện các đối tượng phân bố theo những điểm cụ thể. Kí hiệu được đặt chính xác vào vị trí phân bố của đối tượng: TP, thị xã, nhà máy, trung tâm CN....
b.Các dạng kí hiệu:
- Kí hiệu hình học.
- Kí hiệu chữ.
- Kí hiệu tượng hình.
c.Khả năng biểu hiện:
-Vị trí phân bố của đối tượng.
-Số lượng, quy mô, loại hình.
-Cấu trúc, chất lượng, động lực phát triển của đối tượng.

2.Phương pháp kí hiệu đường chuyển động
a. Đối tượng biểu hiện:Biểu hiện sự di chuyển của các đối tượng, hiện tượng tự nhiên(hướng gió, bão, dòng biển), KT-XH(sự vận chuyển hàng hoá...)
b.Khả năng biểu hiện:
-Hướng di chuyển của đối tượng.
-Số lượng:khối lượng.
-Chất lượng:tốc độ của đối tượng.

3. Phương pháp chấm điểm:
a.Đối tượng biểu hiện:
Biểu hiện các đối tượng phân bố không đồng đều bằng những điểm chấm có giá trị như nhau.
b.Khả năng biểu hiện:
- Sự phân bố của đối tượng.
- Số lượng của đối tượng.

4. Phương pháp bản đồ, biểu đồ:
a. Đối tượng biểu hiện:
-Thể hiện giá trị tổng cộng của một hiện tượng địa lí trên một đơn vị lãnh thổ
-Các đối tượng phân bố trong những đơn vị lãnh thổ phân chia bằng các biểu đồ đặt trong các lãnh thổ.
b.Khả năng biểu hiện:
Số lượng, chất lượng,cơ cấu của đối tượng.

Chúc các bạn tiến bộ!
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Bài tập nâng cao - phương pháp thể hiện các đối tượng trên bản đồ

MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP BIỂU HIỆN DỐI TƯỢNG TRÊN BẢN ĐỒ - ĐỐI TƯƠNG BIỂU HIỆN TRÊN BẢN ĐỒ - BẢN ĐỒ

Câu 1
: Bản đồ tỉ lệ lớn là loại bản đồ có tỉ lệ:
a. Lớn hơn hoặc bằng 1:200 000
b. Lớn hơn 1:200 000
c. Lớn hơn hoặc bằng 1:100 000
d. Bé hơn hoặc bằng 1:200 000

Câu 2: Bản đồ giáo khoa là loại bản đồ được phân loại dựa theo:
a. Tỉ lệ bản đồ
b. Phạm vi lãnh thổ
c. Mục đích sử dụng
d. a và b đúng

Câu 3: Phương pháp kí hiệu thường được dùng để thể hiện các đối tượng địa lí có đặc điểm:
a. Phân bố với phạm vi rộng rải
b. Phân bố theo những điểm cụ thể
c. Phân bố theo dải
d. Phân bố không đồng đều

Câu 4: Các đối tượng địa lí nào sau đây thuờng được biểu hiện bằng phương pháp kí hiệu:
a. Các đường ranh giới hành chính
b. Các hòn đảo
c. Các điểm dân cư
d. Các dãy núi

Câu 5: Trong phương pháp kí hiệu, các kí hiệu biểu hiện tưnøg đối tượng có đặc điểm:
a. Thể hiện cho 1 phạm vi lãnh thổ rất rộng
b. Đặt chính xác vào vị trí mà đối tượng đó phân bố trên bản đồ
c. Mỗi kí hiệu có thể thể hiện được 1 hay nhiều hơn các đối tượng
d. a và b đúng

Câu 6: Các dạng kí hiệu thường được sử dụng trong phương pháp kí hiệu là:
a. Hình học
b. Chữ
c. Tượng hình
d. Tất cả các ý trên

Câu 7: Trong phương pháp kí hiệu, sự khác biệt về qui mô và số lượng các hiện tượng cùng loại thường được biểu hiện bằng:
a. Sự khác nhau về màu sắc kí hiệu
b. Sự khác nhau về kích thước độ lớn kí hiệu
c. Sự khác nhau về hình dạng kí hiệu
d. a và b đúng
Câu 8: Phương pháp kí hiệu đường chuyển động thường được dùng để thể hiện các đối tượng địa lí:
a. Có sự phân bố theo những điểm cụ thể
b. Có sự di chuyển theo các tuyến
c. Có sự phân bố theo tuyến
d. Có sự phân bố rải rác

Câu 9: Trên bản đồ tự nhiên, các đối tượng địa lí thường được thể hiện bằng phương pháp đường chuyển động là:
a. Hướng gió, các dãy núi…
b. Dòng sông, dòng biển..
c. Hướng gió, dòng biển…
d. Tất cả các ý trên

Câu 10: Trên bản đồ kinh tế – xã hội, các đối tượng địa lí thường được thể hiện bằng phương pháp kí hiệu đường chuyển động là:
a. Các nhà máy sự trao đổi hàng hoá..
b. Các luồng di dân, các luồng vận tải..
c. Biên giới, đường giao thông..
d. Các nhà máy, đường giao thông..
Câu 11: Phương pháp chấm điểm thường được dùng để thể hiện các đối tượng địa lí có đặc điểm:
a. Phân bố phân tán, lẻ tẻ
b. Phân bố tập trung theo điểm
c. Phân bố theo tuyến
d. Phân bố ở phạm vi rộng

Câu 12: Phương pháp khoanh vùng thường được dùng để thể hiện các đối tượng địa lí có đặc điểm:
a. Phân bố tập trung theo điểm
b. Không phân bố trên khắp lãnh thổ mà chỉ phát triển ở những khu vực nhất định
c. Phân bố ở phạm vi rộng
d. Phân bố phân tán, lẻ tẻ

Câu 13: Đặc trưng của phương pháp khoanh vùng là:
a. Thể hiện được sự phân bố của các đối tượng địa lí
b. Thể hiện được động lực phát triển của các đối tượng
c. Thể hiện sự phổ biến của 1 loại đối tượng riêng lẻ, dường như tách ra với các loại đối tượng khác
d. b và c đúng

Câu 14: Phương pháp bản đồ – biểu đồ thường được dùng để thể hiện:
a. Chất lượng của 1 hiện tượng địa lí trên 1 đơn vị lãnh thổ
b. Giá trị tổng cộng của 1 hiện tượng địa lí trên 1 đơn vị lãnh thổ
c. Cơ cấu giá trị của 1 hiện tượng địa lí trên 1 đơn vị lãnh thổ
d. Động lực phát triển của 1 hiện tượng địa lí trên 1 đơn vị lãnh thổ

Câu 15: Để thể hiện các mỏ than trên lãnh thổ nước ta người ta thường dùng phương pháp:
a. Kí hiệu đường chuyển động
b. Vùng phân bố
c. Kí hiệu
d. Chấm điểm

Câu 16: Để thể hiện số lượng đàn bò của các tỉnh ở nước ta người ta thường dùng phương pháp:
a. Kí hiệu
b. Chấm điểm
c. Bản đồ – biểu đồ
d. Vùng phân bố

Câu 17: Để thể hiện qui mô các đô thị lớn ở nước ta người ta thường dùng phương pháp:
a. Kí hiệu
b. Bản đồ – biểu đồ
c. Vùng phân bố
d. Chấm điểm

Câu 18: Trong học tập, bản đồ là một phương tiện để học sinh:
a. Học thay sách giáo khoa
b. Học tập, rèn luyện các kĩ năng địa lí
c. Thư giản sau khi học xong bài
d. Xác định vị trái các bộ phận lãnh thổ học trong bài

Câu 19: Nhận định nào dưới đây là chưa chính xác:
a. Dựa vào bản đồ ta có thể xác định được vị trí địa lí của một điểm trên bề mặt Trái Đất
b. Bản đồ có thể thể hiện hình dạng và qui mô các bộ phận lãnh thổ trên bề mặt Trái Đất
c. Bản đồ không thể thể hiện quá trình phát triển của 1 hiện tượng
d. Bản đồ có thể thể hiện sự phân bố của các đối tượng địa lí

Câu 20: Một trong những căn cứ rất quan trọng để xác định phương hướng trên bản đồ là dựa vào:
a. Mạng lưới kinh vĩ tuyến thể hiện trên bản đồ
b. Hình dáng lãnh thổ thể hiện trên bản đồ
c. Vị trí địa lí của lãnh thổ thể hiện trên bản đồ
d. Bảng chú giải
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top