Địa lí 10 CB - Bài 11: Khí quyển. Sự phân bố nhiệt độ không khí trên Trái Đất

Tongthieugia

New member
Xu
0
Địa lí 10 CB - Bài 11: Khí quyển. Sự phân bố nhiệt độ không khí trên Trái Đất
Địa 10 CB - Bài 11: Khí quyển. Sự phân bố nhiệt độ không khí trên Trái Đất


BÀI 11: KHÍ QUYỂN. SỰ PHÂN BỐ NHIỆT ĐỘ KHÔNG KHÍ TRÊN TRÁI ĐẤT

I. Khí quyển:
- Là lớp không khí bao quanh Trái Đất luôn chịu ảnh hưởng của Vũ Trụ, trước hết là Mặt Trời.
- Thành phần khí quyển: Khí nitơ 78,1% ; ôxi 20,43%, hơi nước và các khí khác 1,47%


1.Cấu trúc của khí quyển: (giảm tải)

2. Các khối khí:
Trong tầng đối lưu có 4 khối khí cơ bản( 2 BC)
+ Khối khí cực (rất lạnh): A
+ Khối khí ôn đới (lạnh): P
+ Khối khí chí tuyến (rất nóng): T
+ Khối khí xích đạo (nóng ẩm): E
- Mỗi khối khí chia ra 2 kiểu:kiểu HD(ẩm): m; kiểu LĐ (khô): c( riêng k[SUP]2[/SUP] XĐ chỉ có Em
- Các khối khí khác nhau về tính chất, luôn luôn chuyển động, bị biến tính.
3. Frông (F) ( diện khí)
- Là mặt ngăn cách hai khối khí khác biệt nhau về tính chất vật lí
- Trên mỗi bán cầu có hai frông: FA và FP
+ Frông địa cực (FA)
+ Frông ôn đới (FP)
- Ở khu vực XĐ có dải hội tụ nhiệt đới cho cả hai bán cầu( FIT)
* Dải hội tụ nhiệt đới là mặt tiếp xúc của các khối khí XĐ bán cầu Bắc và Nam, đây đều là 2 khối khí có cùng tính chất nóng ẩm.


II. Sự phân bố của nhiệt độ không khí trên Trái Đất:
1. Bức xạ và nhiệt độ không khí:
-Bức xạ mặt trời là các dòng năng lượng và vật chất của Mặt Trời tới TĐ, được mặt đất hấp thụ 47%,khí quyển hấp thụ 1 phần(19%).
- Nhiệt cung cấp chủ yếu cho không khí ở tầng đối lưu là nhiệt của bề mặt TĐ được MT đốt nóng
- Góc chiếu lớn nhiệt càng nhiều.
2. Sự phân bố nhiệt độ của không khí trên Trái Đất.
a.Phân bố theo vĩ độ địa lí:
- Nhiệt độ trung bình năm giảm dần từ XĐ đến cực (vĩ độ thấp lên cao) do càng lên vĩ độ cao, góc chiếu sáng của Mặt Trời (góc nhập xạ) càng nhỏ dẫn đến lượng nhiệt ít.
- Biên độ nhiệt lại tăng dần (chênh lệch góc chiếu sáng, thời gian chiếu sáng càng lớn)

b.Phân bố theo lục địa, đại dương:
Nhiệt độ trung bình năm cao nhất và thấp nhất đều ở lục địa.
+ Cao nhất 30[SUP]0[/SUP]C (hoang mạc Xahara)
+ Thấp nhất -30,2[SUP]0[/SUP]C (đảo Grơnlen).
Đại dương có biên độ nhiệt nhỏ, lục địa có biên độ nhiệt lớn,do: sự hấp thụ nhiệt của đất, nước khác nhau
+ Càng xa đại dương, biên độ nhiệt năm càng tăng do tính chất lục địa tăng dần.
c.Phân bố theo địa hình:
- Nhiệt độ không khí thay đổi theo độ cao, trung bình cứ 100m giảm 0,6[SUP]0[/SUP]C( không khí loãng, bức xạ mặt đất yếu.
- Nhiệt độ không khí thay đổi theo độ dốc và hướng phơi sườn núi:
+Sườn cùng chiều, lượng nhiệt ít
+ Sườn càng dốc góc nhập xạ càng lớn
+ Hướng phơi của sườn núi ngược chiều ánh sáng Mặt Trời, góc nhập xạ lớn, lượng nhiệt nhiều.
* Ngoài ra do tác động của dòng biển nóng, lạnh, lớp phủ thực vật, hoạt động sản xuất của con người
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top