• Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn Kiến Thức tổng hợp No.1 VNKienThuc.com - Định hướng VN Kiến Thức
    -
    HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN

Địa lí 10 CB - Bài 10: Thực hành nhận xét về sự phân bố các vành đai động đất, núi lửa và các vùng n

Tongthieugia

New member
Xu
0
Địa lí 10 CB - Bài 10: Thực hành nhận xét về sự phân bố các vành đai động đất, núi lửa và các vùng núi trẻ trên bản đồ
Địa 10 CB - Bài 10: Thực hành nhận xét về sự phân bố các vành đai động đất, núi lửa và các vùng núi trẻ trên bản đồ


BÀI 10: THỰC HÀNH NHẬN XÉT VỀ SỰ PHÂN BỐ CÁC VÀNH ĐAI ĐỘNG ĐẤT, NÚI LỬA VÀ CÁC VÙNG NÚI TRẺ TRÊN BẢN ĐỒ
* Yêu cầu:
1. Xác định các vành đai động đất, núi lửa, các vùng núi trẻ trên bản đồ.
2.Sự phân bố các vành đai động đất, núi lửa, núi trẻ.
3.Mối quan hệ giữa các vành đai động đất, núi lửa, núi trẻ với các mảng kiến tạo của Thạch quyển.



1.Xác định các vành đai động đất, núi lửa, các vùng núi trẻ trên bản đồ.
*Các vành đai động đất: vành đai động đất lớn nhất kéo dài từ Địa Trung Hải đến Tây Nam Á, Nam Á, Đông Á, Nhật Bản, khu vực Bắc Thái Bình Dương, rồi sang phía tây châu Mĩ; vành đai động đất dọc sống núi ngầm Đai Tây Dương,...

* Các vành đai núi lửa: vành đai lửa Thái Bình Dương, Địa Trung Hải,...
* Vùng núi trẻ:
- Dãy Himalaya (châu Á)
- Dãy Coocđie (Bắc Mĩ), An đét ( Nam Mĩ)


2. Nhận xét về sự phân bố của các vành đai núi lửa, động đất và các vùng núi trẻ.
-Thường phân bố trùng với nhau
-Thường nằm ở các vùng tiếp xúc của các mảng kiến tạo của thạch quyển.
- Ví dụ: Dãy Himalaya nằm ở nơi tiếp xúc giữa mảng Ấn Độ- Ôxtrâylia với mảng Á-Âu; vùng núi trẻ Coocđie nằm ở nơi tiếp xúc của mảng Thái Bình Dương với mảng Bắc Mĩ; vành đai lửa ở phía tây Thái Bình Dương nằm ở nơi tiếp xúc của mảng Thái Bình Duwowng với mảng Á- Âu…



3.Mối quan hệ giữa các vành đai động đất, núi lửa, núi trẻ với các mảng kiến tạo của thạch quyển.
Các vành đai động đất, núi lửa và các vùng núi trẻ nằm ở nơi tiếp xúc của các mảng kiến tạo, nơi diễn ra sự chuyển dịch của các mảng( tách rời hoặc xô húc vào nhau)

-Khi hai mảng tách rời sẽ hình thành nên sống núi ngầm kèm theo là hiện tượng động đất và núi lửa:Sự tách rời của mảng Bắc Mĩ- Á-Âu, mảng Nam Mĩ- Phi hình thành nên vành đai động đất dọc sống núi ngầm Đại Tây Dương.

-Khi hai mảng xô húc vào nhau hình thành nên các dãy núi uốn nếp trẻ, vực sâu, đảo núi lửa, kèm theo là động đất, núi lửa cũng xảy ra: Sự xô húc của mảng Bắc Mĩ và mảng Nam Mĩ với Mảng Thái Bình Dương hình thành nên hệ thống núi trẻ ở rìa phía tây châu Mĩ kèm theo đó là vành đai động đất, núi lửa...
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top