Địa lí 10 Bài 11: Khí quyển

ButNghien

Học tập suốt đời!
Thành viên BQT
Xu
46
BÀI 11: KHÍ QUYỂN

Khí quyển là lớp không khí bao quanh Trái Đất, thường xuyên chịu ảnh hưởng của Vũ Trụ.

II> CẤU TRÚC CỦA KHÍ QUYỂN.

1> Tầng đối lưu.

Tiếp giáp với bề mặt Trái đất là tầng đối lưu, ở xích đạo dày khoảng 16km, nhưng ở cực chỉ khoảng 8km. 80% khối lượng không khí của khí quyển tập trung ở tầng đối lưu.

2> Tầng bình lưu.

Đặc điểm của tầng này là không khí khô, loãng và chuyển động thành luồng ngang. Tầng bình lưu tập trung phần lớn khí ôdôn, nhất là ở độ cao khoảng 22-25km.

3> Tầng giữa.

Đặc điểm của tầng này là nhiệt độ giảm mạnh theo độ cao và xuống còn khoảng - 70º đến – 80º, ở tầng đỉnh không khí rất loãng.

4> Tầng ion ( tầng nhiệt)


Tầng không khí cao gọi là tầng điện li, không khí hết sức loãng, nhưng lại chứa nhiềi ion mang đến điện tích âm hoặc dương.

5> Tầng ngoài.


Tầng khí quyển ngoài chủ yếu là khí hêli và hiđrô, không khí ở tầng này rất loãng.


III> CÁC KHỐI KHÍ.


Khối khí địa cực ( Bắc và Nam) rất lạnh, kí hiệu là A.
Khối khí ôn đới lạnh, kí hiệu là P.
Khối khí chí tuyến rất nóng, kí hiệu là T.
Khối khí xích đạo nóng ẩm, kí hiệu là E.
Từng khối khí lại phân biệt thành kiểu hải dương ( ẩm), kí hiệu là M và lục địa ( khô), kí hiệu là C. Riêng khối xích đạo chỉ có kiểu hải dương, kí hiệu là Em.

IV> FRÔNG.

Frông khí quyển ( kí hiệu là F). Trên mỗi bán cầu có hai frông cơ bản:

Frông địa cực ( FA)
Frông ôn đới ( FP).

CÂU HỎI TỰ LUẬN.

Câu 1.

Hãy nêu vai trò của hơi nước trong khí quyển.

Câu 2:

Lớp ôdôn trong tầng bình lưu có tác dụng như thế nào đối với sinh vật cũng như sức khỏe con người?

Câu 3:

Dải hội tụ nhiệt đới là gì? Khác với frông ở điểm chủ yếu nào?

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM.

Câu 1:

Ý nào sau đây không đúng về tầng đối lưu?

Tầng đối lưu.

a> có độ dày khác nhau giữa các khu vực
b> không khí chủ yếu chuyển động theo chiều thẳng đứng
c> tập trung 80% khối lượng không khí
d> tập trung 3/4 khối lượng hơi nước.

Câu 2:


Tầng ion còn được gọi là gì.

a> tầng nhiệt
b> tầng không khí cao
c> tầng điện li
d> tất cả đều đúng.

Câu 3:


Nhiệt độ không khí giảm theo độ cao ở tầng.

a> tầng đối lưu
b> tầng bình lưu
c> tầng giữa
d> tầng đối lưu và tầng giữa.

Câu 4:

Frông ôn đới là mặt tiếp xúc giữa

a> khối khí địa cực và khối khí ôn đới lạnh
b> khối khí ôn đới lạnh và khối khí chí tuyến rất nóng
c> khối khí P và khối khí T
d> A và C đúng.


Đáp án: Câu 1d, 2c,3d,4b
 
Trong vũ trụ nguyên tố nào có nhiều nhất?

Chúng ta sống trên Mặt đất và biết rằng trong vỏ Trái đất có hơn 80 nguyên tố. Tâm Trái đất chủ yếu do niken và sắt tạo thành. Trên Trái đất có hầu hết các nguyên tố trong số hơn 100 nguyên tố của bảng tuần hoàn trừ các nguyên tố phóng xạ nhân tạo là trên Trái đất không có. Nhưng chúng ta còn biết nguyên tố có nhiều nhất trên Mặt đất là oxy. Trong khí quyển có nhiều oxy, nước sông, biển, ao hồ cũng là hợp chất của oxy. Đất đá, khoáng vật trên Mặt đất cũng là hợp chất có chứa oxy của nhiều nguyên tố: các muối silicat, cacbonat, aluminat... Ngoài oxy trên Mặt đất còn có nhiều silic, nhôm, sắt...

Các nguyên tố tồn tại trong vũ trụ cũng giống như trên Trái đất, nhưng về số lượng có giống trên Trái đất không, có phải oxy cũng là nguyên tố nhiều nhất trong vũ trụ? Đó là vấn đề mà các nhà hoá học rất quan tâm. Hiện tại các nhà hoá học, thiên vǎn, vật lý đang làm rõ vấn đề này.Trước hết các nhà khoa học này đã dùng phương pháp phân tích quang phổ, chiếu các kính viễn vọng vào Mặt trời và các hành tinh, cũng đã phát hiện các nguyên tố có trên Trái đất. Trước hết hãy lấy Mặt Trời làm ví dụ. Theo kết quả phân tích quang phổ, trong ánh sáng mặt trời vạch quang phổ của nguyên tố hydro có cường độ lớn nhất sau đó đến heli. Từ đó đi đến kết luận là trên Mặt trời nguyên tố có hàm lượng lớn nhất là hydro và heli, sau đó mới đến cacbon, nitơ, oxy, silic. Hydro là nguyên tố có hàm lượng lớn nhất, hàm lượng hydro lớn hơn heli 10 lần, hơn cacbon, nitơ gần 1000 lần và 25000 lần lớn hơn silic.

Đó là một điều khác hẳn trên mặt đất, silic là nguyên tố nhiều đứng thứ hai trên trái đất chỉ đứng sau oxy. Trên Mặt trời heli là do phản ứng hợp hạt nhân hydro mà thành. Trong quá trình phản ứng này đã thoát ra một nǎng lượng rất lớn đã tạo nhiệt độ rất cao trên Mặt trời. Mặt khác qua quá trình phân tích các thiên thạch rơi vào Trái đất, người ta thấy có hai loại thiên thạch: thiên thạch sắt hầu như chứa toàn kim loại có đến 90% sắt, 9% niken, ngoài ra còn có coban, lưu huỳnh, phospho, oxy, cacbon... Khoáng thiên thạch chứa các loại khoáng giống các loại khoáng vật chứa oxy và lưu huỳnh.

Đối với các hành tinh khác, dù chưa có lời giải thích tường tận, nhưng người ta cũng biết rằng: hydro, heli cùng các nguyên tố nhẹ khác do có tốc độ lớn khi bị vǎng ra từ Mặt trời sẽ bay rất xa thành Mộc tinh, Thổ tinh là các hành tinh ở rất xa Mặt trời. Còn các nguyên tố nặng sẽ bị giữ lại ở gần Mặt trời hơn, tạo thành các hành tinh ở lớp bên trong như Thuỷ tinh, Kim tinh, Hoả tinh, Trái đất, Mặt trǎng. Vì vậy các hành tinh như Mộc tinh, Thổ tinh chủ yếu do khí hydro và heli tạo thành, Trái đất, Mặt trǎng chủ yếu do sắt, silic, oxy, nitơ, cacbon, lưu huỳnh, magiê tạo thành.

ST
 
Nếu Trái Đất không có khí quyển thì sẽ có hiện tượng tự nhiên nào xảy ra?

- Không có khí quyển, những tia nắng thiêu đốt của Mặt Trời sẽ nung nóng nửa Trái Đất - phần được Mặt Trời chiếu sáng, còn nửa chìm trong bóng tối lạnh giá đến mức không một sinh vật nào sống nổi.


- Không có khí quyển, ban đêm Trái Đất nhìn lên bầu trời chỉ thấy màu đen; những ngôi sao sẽ sáng chói không còn lấp lánh; khi chiều tối, Mặt Trời hạ xuống chân trời, bóng đêm dày đặc sẽ bao trùm mọi vật. Khi Mặt Trời mọc sẽ không còn màu sáng bạc rực rỡ của bình minh. Sở dĩ như vậy, vì hoàng hôn và bình minh phụ thuộc vào sự gãy khúc và khuếch tán của tia sáng trong khí quyển.


- Không có khí quyển sẽ không còn hơi nước, do đó sẽ không có sương mù, mây, mưa và tuyết, sẽ không có sấm sét và cũng không có ánh sáng rực rỡ của cầu vồng... và tất nhiên sẽ không có sự sống.
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top