H
HuyNam
Guest
HƯỚNG DẪN VIẾT TIỂU LUẬN MÔN TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN
I. MỤC ĐÍCH, NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC CỦA TIỂU LUẬN
1. Mục đích viết tiểu luận
- Viết tiểu luận là một trong những hình thức học tập bằng cách tự nghiên cứu của sinh viên ngoài giờ lên lớp nhằm phát huy tính tự chủ, năng động sáng tạo của sinh viên nhất là đối với với hệ đào tạo tín chỉ.
- Mục đích viết tiểu luận là giúp cho sinh viên bước đầu làm quen với việc nghiên cứu khoa học, tự mình đọc các tài liệu, xử lý tài liệu, sắp xếp các ý tưởng thành một văn bản để chứng minh một vấn đề được đặt ra, qua đoa nâng cao trình độ lý luận của mình.
- Viết tiểu luận giúp cho sinh viên bước đầu có được một số kinh nghiệm để sau này tiếp tục thực hiện những công trình khoa học lớn hơn như đề tài nghiên cứu khoa học sinh viên, đồ án tốt nghiệp, v.v..
2. Vấn đề chọ đề tài và quy định về nội dung của tiểu luận
- Sinh viên tự chọn một đề tài có thể là một vấn đề hay một khía cạnh nhỏ trong số những vấn đề do Bộ môn Triết học và giáo viên trực tiếp giảng dạy quy định. Đề tài càng hẹp càng tốt. Nếu chọn vấn đề khác thì phải được sự đồng ý của giáo viên.
- Số trang cho toàn bộ tiểu luận: tối thiểu 10 trang (không kể bìa), tuy nhiên, sinh viên có thể viết dài hơn.
- Tiểu luận gồm các phần:
+ Mở đầu: nêu lý do chọn đề tài, mục đích nghiên cứu của đề tài, ngắn gọn từ nửa trang đến một trang.
+ Nội dung chính phải có 2 phần: lý thuyết và vận dụng, chia ra thành các mục I, II, III ... (tối thiểu phải có 2 mục). Mỗi mục chia thành 1), 2), 3), ... Không chấp nhận những tiểu luận viết một mạch không phân ra các mục và tiểu mục.
+ Kết luận tóm tắt rút ra những ý tưởng cơ bản của việc nghiên cứu (khoảng ½ trang).
+ Tài liệu tham khảo: nêu tên tác giả, tên sách, tài liệu, nhà xuất bản, năm xuất bản, tập, trang sách.
3. Hình thức của tiểu luận
Nội dung tiểu luận phải viết tay, không được đánh máy (trừ bìa tiểu luận). Khổ giấy A4, đóng lại thành quyển, ở Bìa ghi tên Trường, tên tiểu luận, giáo viên hướng dẫn, sinh viên thực hiện, nơi và năm thực hiện.
1. Mục đích viết tiểu luận
- Viết tiểu luận là một trong những hình thức học tập bằng cách tự nghiên cứu của sinh viên ngoài giờ lên lớp nhằm phát huy tính tự chủ, năng động sáng tạo của sinh viên nhất là đối với với hệ đào tạo tín chỉ.
- Mục đích viết tiểu luận là giúp cho sinh viên bước đầu làm quen với việc nghiên cứu khoa học, tự mình đọc các tài liệu, xử lý tài liệu, sắp xếp các ý tưởng thành một văn bản để chứng minh một vấn đề được đặt ra, qua đoa nâng cao trình độ lý luận của mình.
- Viết tiểu luận giúp cho sinh viên bước đầu có được một số kinh nghiệm để sau này tiếp tục thực hiện những công trình khoa học lớn hơn như đề tài nghiên cứu khoa học sinh viên, đồ án tốt nghiệp, v.v..
2. Vấn đề chọ đề tài và quy định về nội dung của tiểu luận
- Sinh viên tự chọn một đề tài có thể là một vấn đề hay một khía cạnh nhỏ trong số những vấn đề do Bộ môn Triết học và giáo viên trực tiếp giảng dạy quy định. Đề tài càng hẹp càng tốt. Nếu chọn vấn đề khác thì phải được sự đồng ý của giáo viên.
- Số trang cho toàn bộ tiểu luận: tối thiểu 10 trang (không kể bìa), tuy nhiên, sinh viên có thể viết dài hơn.
- Tiểu luận gồm các phần:
+ Mở đầu: nêu lý do chọn đề tài, mục đích nghiên cứu của đề tài, ngắn gọn từ nửa trang đến một trang.
+ Nội dung chính phải có 2 phần: lý thuyết và vận dụng, chia ra thành các mục I, II, III ... (tối thiểu phải có 2 mục). Mỗi mục chia thành 1), 2), 3), ... Không chấp nhận những tiểu luận viết một mạch không phân ra các mục và tiểu mục.
+ Kết luận tóm tắt rút ra những ý tưởng cơ bản của việc nghiên cứu (khoảng ½ trang).
+ Tài liệu tham khảo: nêu tên tác giả, tên sách, tài liệu, nhà xuất bản, năm xuất bản, tập, trang sách.
3. Hình thức của tiểu luận
Nội dung tiểu luận phải viết tay, không được đánh máy (trừ bìa tiểu luận). Khổ giấy A4, đóng lại thành quyển, ở Bìa ghi tên Trường, tên tiểu luận, giáo viên hướng dẫn, sinh viên thực hiện, nơi và năm thực hiện.