Để mở rộng chiến lược content marketing, nội dung được tạo ra không những đảm bảo chất lượng, mà còn phải được tối ưu cho cả người dùng và công cụ tìm kiếm. Theo thống kê của Hubspot những web chuyên update content có mức độ tăng trưởng traffic tới 350% so với web bình thường. Điều này chứng tỏ tầm quan trọng của content chuẩn SEO.
Những bạn mới bắt tay vào làm content chuẩn SEO sẽ khá bỡ ngỡ và gặp khó khăn. Sau đây, để giải đáp phần nào những khó khăn cho các bạn xin mời bạn đọc tham khảo bài viết về hướng dẫn viết content chuẩn SEO cho người mới bắt đầu.
Nguồn ảnh: Sưu tầm
I. Content SEO là gì?
Có thể bạn đã biết SEO là viết tắt của cụm từ Search Engine Optimization: tối ưu công cụ tìm kiếm và nhiệm vụ chính của SEO là đưa keyword lên top search công cụ tìm kiếm (Google) và giúp user dễ dàng tìm thấy thông tin hữu ích. Hiểu đơn giản SEO là “sân chơi” do ông lớn Google làm chủ, ông này thường xuyên update, thay đổi luật chơi làm SEOer khá “đau đầu”.
> Vậy Content SEO là gì? Là Content được tối ưu theo từ khóa (keyword) để cung cấp thông tin cho user và xếp hạng trên công cụ tìm kiếm, chủ yếu là Google. Có thể hiểu Content của bạn là tất cả thông tin tồn tại trên web và nó được đánh giá là hữu ích hay không dựa vào 3 yếu tố E-A-T (Expertise - Authority - Trustworthiness).
Ngày nay, Google đánh giá rất cao content và content được xem là 1 trong 3 yếu tố hàng đầu tạo nên thành công cho 1 dự án SEO. Dựa vào content SEO chuẩn bạn sẽ thu hút được nhiều lượng truy cập (organic traffic) mà không mất 1 khoản phí nào.
Có 1 thực tế dễ nhầm lẫn, do Joyce có cơ hội trao đổi và chia sẻ về content SEO với 1 số bạn thì các bạn ấy đa số đều cho rằng chỉ cần viết content chuẩn SEO là auto lên top. Nhân đây Joyce cũng xin đính chính lại là bên cạnh việc viết content chất lượng thì yếu tố cần không kém phần quan trọng chính là tối ưu content trên website, có thể là onpage, đi internal link và các phương pháp nâng cao khác,...Và thông thường các keyword chỉ cần viết là rank-top là những key có volume search rất thấp, độ cạnh tranh gần như không có.
II. Google đánh giá Content SEO dựa vào tiêu chí nào?
3 yếu tố E-A-T được Google dùng để đánh giá content của 1 website, cùng Joyce tìm hiểu cụ thể ngay nào.
1. Expertise - Yếu tố chuyên môn
Google sẽ đánh giá bài viết dựa vào yếu tố chuyên môn, hãy nghĩ thử xem khi đi khám sức khoẻ bạn sẽ tin tưởng và giao nó cho 1 bác sĩ có kinh nghiệm 10 năm hay 1 bạn thực tập sinh mới ra trường? Tương tự như thế, Google sẽ đánh giá bài viết dựa vào yếu tố chuyên môn, tức là tác giả viết ra bài đó nên là chuyên gia trong lĩnh vực, chủ đề đang nói đến.
Các bài viết chuyên môn thường là các bản báo cáo, khảo sát, phân tích khoa học,…và đặc điểm chung ở các bài viết này là có được yếu tố fact (dữ liệu đã được chứng minh).
Hiện nay các bạn viết SEO hay tham khảo đối thủ và viết lại thành bài của mình, thế nhưng bạn nên phân biệt rõ đâu là “xào” content và đâu là tái sử dụng content hợp lý. Khi tái sử dụng content bạn hãy trích dẫn ghi nguồn theo tiêu chuẩn APA (tên tác giả - năm xuất bản - tiêu đề - link URL bạn tham khảo).
2. Authority - Yếu tố thẩm quyền
Google sẽ dựa vào số điểm Authority của web để xác định: bạn có phải là chuyên gia trong lĩnh vực đang viết, bạn có chứng chỉ, bằng cấp và website của bạn có uy tín không? Vì thế mọi thông tin về tác giả nên được hiển thị trên website.
3. Trustworthiness - Mức độ tin cậy
Yếu tố này thể hiện độ tin cậy của 1 website hoặc nội dung nào đó được hiển thị trên website. Bất kỳ ai cũng có thể sản xuất ra nội dung trên website thế nhưng nội dung đó có đáng tin cậy không, là 1 chuyện khác. Google luôn tin tưởng 1 trang web dựa vào backlink mà nó phát hiện ra từ các tên miền khác, cụ thể là phương pháp Backlink trong SEO.
III. Cách viết content chuẩn SEO
1. Tựa đề bài viết: cần viết hấp dẫn, nên có chứa từ khoá chính của bài.
2. Link bài viết (url): rút gọn lại và nên chứa từ khoá (không dấu, không ký tự lạ).
3. Giới thiệu tổng quát bài viết (từ 3-4 dòng) nên chứa từ khoá chính và bao quát nội dung để người đọc thấy hấp dẫn và đúng cái người ta đang muốn xem.
4. Mục lục bài viết (anchor text): link tới các tựa đề các mục trong bài (có thể cài plugin tự động để làm chuyện này).
5. Đề mục từng đoạn (Heading): rõ ràng và phân chia bố cục bài theo heading để người đọc dễ theo dõi. Vài heading nên chèn từ khoá cho tự nhiên.
6. Hình ảnh minh hoạ: phải chèn alt text (mô tả hình ảnh đó nói về gì nên chứa từ khoá) để google đọc được và hiểu hình nói về gì.
7. Internal link: chèn link tới các bài viết khác liên quan trong bài của bạn. Ưu tiên các bài quan trọng và liên quan.
8. Outbound link: link tới website khác ngoài web bạn, nên chọn các web uy tín cao, phù hợp nội dung đề cập.
9. Feature picture: hình minh hoạ chính của bài viết phải cài alt text có chứa từ khoá.
10. SEO title: là tựa đề người xem sẽ thấy khi search google. Cái này phải tối ưu hấp dẫn có chứa từ khoá để người search muốn click ngay.
11. Meta description: Mô tả bài viết người search sẽ thấy trên google. Bao hàm bài viết, những gì hấp dẫn nhất ghi vào, phải chứa từ khoá.
IV. Công cụ kiểm tra bài viết chuẩn SEO bạn nên biết
1. Công cụ SEMrush SEO Writing Assistant
Công cụ SEMrush SEO Writing Assistant là công cụ hỗ trợ viết bài và kiểm tra bài viết chuẩn SEO. Bạn có thể thêm từ khoá (từ khoá có liên quan) và công cụ này sẽ cung cấp cho bạn điểm của chúng.
Số điểm này được trả về dựa trên các yếu tố như:
* Khả năng đọc hiểu (Readability).
* Số lượng câu khó đọc.
* Những từ dài.
* Số lượng từ và thời gian đọc (so với những nội dung được xếp ở Top đầu trang tìm kiếm).
* Giọng văn.
2. Công cụ Yoast SEO
Yoast là một công cụ Check bài viết chuẩn SEO WordPress Plugin miễn phí được nhiều Marketer sử dụng để kiểm tra bài viết chuẩn SEO cơ bản về nội dung.
Tương tự như SEMrush, nó cũng cung cấp điểm Readability. Trong phần Readability Score, bạn sẽ nhận một báo cáo với những nội dung như sau:
* Độ dễ hiểu (Flesch reading ease).
* Sử dụng câu chủ động và bị động (Use of passive voice vs. active voice).
* Phân phối tiêu đề phụ (Subheading distribution).
* Đa dạng cấu trúc câu (Variety of sentence structure).
* Độ dài đoạn văn (Paragraph length).
* Độ dài câu (Sentence length).
* Sử dụng từ chuyển tiếp (Use of transition words).
3. Công cụ Search Metrics Content Experience
Giống như hầu hết các công cụ trong bài viết này. Thì công cụ kiểm tra bài viết chuẩn SEO – SearchMetrics cung cấp các điểm số dựa trên mục tiêu từ khóa như: Số lượng từ, cấu trúc câu, mức độ phù hợp của từ khoá, các cụm từ lặp lại,…
Công cụ này có thể được xem như một công cụ Marketing nội dung mạnh mẽ.Nó cung cấp thông tin chi tiết về mục đích của người dùng và lựa chọn từ khoá. Thậm chí, còn cung cấp thời điểm tốt nhất trong năm mà bạn nên xuất bản bài viết của mình.
4. Công cụ Text Optimizer
Bạn có thể đưa công cụ Text Optimizer (Tối ưu hóa văn bản) vào Website, sau đó nó sẽ kiểm tra tình trạng nội dung của trang Web.
Nếu bạn chưa quen với SEO hoặc Content Strategy, đây là một công cụ tốt để thử nghiệm.
Thêm nữa, ngoài việc đánh giá số từ, độ dài câu và cách sử dụng động từ trong Content. Công cụ Text Optimizer sẽ cung cấp cho bạn đề xuất các từ có thể bổ sung vào bài viết. Chúng cũng sẽ chỉ ra các từ cần xóa để tăng khả năng xếp hạng.
Nguồn: Sưu tầm
Hi vọng với những kiến thức trên sẽ giúp bạn nắm chắc nền tảng về content chuẩn SEO. Để từ đó, bạn sẽ tạo nên những bài content chuẩn SEO độc đáo. Mong rằng bài viết sẽ giúp ích nhiều cho bạn. Chúc bạn may mắn và thành công !
Những bạn mới bắt tay vào làm content chuẩn SEO sẽ khá bỡ ngỡ và gặp khó khăn. Sau đây, để giải đáp phần nào những khó khăn cho các bạn xin mời bạn đọc tham khảo bài viết về hướng dẫn viết content chuẩn SEO cho người mới bắt đầu.
Nguồn ảnh: Sưu tầm
I. Content SEO là gì?
Có thể bạn đã biết SEO là viết tắt của cụm từ Search Engine Optimization: tối ưu công cụ tìm kiếm và nhiệm vụ chính của SEO là đưa keyword lên top search công cụ tìm kiếm (Google) và giúp user dễ dàng tìm thấy thông tin hữu ích. Hiểu đơn giản SEO là “sân chơi” do ông lớn Google làm chủ, ông này thường xuyên update, thay đổi luật chơi làm SEOer khá “đau đầu”.
> Vậy Content SEO là gì? Là Content được tối ưu theo từ khóa (keyword) để cung cấp thông tin cho user và xếp hạng trên công cụ tìm kiếm, chủ yếu là Google. Có thể hiểu Content của bạn là tất cả thông tin tồn tại trên web và nó được đánh giá là hữu ích hay không dựa vào 3 yếu tố E-A-T (Expertise - Authority - Trustworthiness).
Ngày nay, Google đánh giá rất cao content và content được xem là 1 trong 3 yếu tố hàng đầu tạo nên thành công cho 1 dự án SEO. Dựa vào content SEO chuẩn bạn sẽ thu hút được nhiều lượng truy cập (organic traffic) mà không mất 1 khoản phí nào.
Có 1 thực tế dễ nhầm lẫn, do Joyce có cơ hội trao đổi và chia sẻ về content SEO với 1 số bạn thì các bạn ấy đa số đều cho rằng chỉ cần viết content chuẩn SEO là auto lên top. Nhân đây Joyce cũng xin đính chính lại là bên cạnh việc viết content chất lượng thì yếu tố cần không kém phần quan trọng chính là tối ưu content trên website, có thể là onpage, đi internal link và các phương pháp nâng cao khác,...Và thông thường các keyword chỉ cần viết là rank-top là những key có volume search rất thấp, độ cạnh tranh gần như không có.
II. Google đánh giá Content SEO dựa vào tiêu chí nào?
3 yếu tố E-A-T được Google dùng để đánh giá content của 1 website, cùng Joyce tìm hiểu cụ thể ngay nào.
1. Expertise - Yếu tố chuyên môn
Google sẽ đánh giá bài viết dựa vào yếu tố chuyên môn, hãy nghĩ thử xem khi đi khám sức khoẻ bạn sẽ tin tưởng và giao nó cho 1 bác sĩ có kinh nghiệm 10 năm hay 1 bạn thực tập sinh mới ra trường? Tương tự như thế, Google sẽ đánh giá bài viết dựa vào yếu tố chuyên môn, tức là tác giả viết ra bài đó nên là chuyên gia trong lĩnh vực, chủ đề đang nói đến.
Các bài viết chuyên môn thường là các bản báo cáo, khảo sát, phân tích khoa học,…và đặc điểm chung ở các bài viết này là có được yếu tố fact (dữ liệu đã được chứng minh).
Hiện nay các bạn viết SEO hay tham khảo đối thủ và viết lại thành bài của mình, thế nhưng bạn nên phân biệt rõ đâu là “xào” content và đâu là tái sử dụng content hợp lý. Khi tái sử dụng content bạn hãy trích dẫn ghi nguồn theo tiêu chuẩn APA (tên tác giả - năm xuất bản - tiêu đề - link URL bạn tham khảo).
2. Authority - Yếu tố thẩm quyền
Google sẽ dựa vào số điểm Authority của web để xác định: bạn có phải là chuyên gia trong lĩnh vực đang viết, bạn có chứng chỉ, bằng cấp và website của bạn có uy tín không? Vì thế mọi thông tin về tác giả nên được hiển thị trên website.
3. Trustworthiness - Mức độ tin cậy
Yếu tố này thể hiện độ tin cậy của 1 website hoặc nội dung nào đó được hiển thị trên website. Bất kỳ ai cũng có thể sản xuất ra nội dung trên website thế nhưng nội dung đó có đáng tin cậy không, là 1 chuyện khác. Google luôn tin tưởng 1 trang web dựa vào backlink mà nó phát hiện ra từ các tên miền khác, cụ thể là phương pháp Backlink trong SEO.
III. Cách viết content chuẩn SEO
1. Tựa đề bài viết: cần viết hấp dẫn, nên có chứa từ khoá chính của bài.
2. Link bài viết (url): rút gọn lại và nên chứa từ khoá (không dấu, không ký tự lạ).
3. Giới thiệu tổng quát bài viết (từ 3-4 dòng) nên chứa từ khoá chính và bao quát nội dung để người đọc thấy hấp dẫn và đúng cái người ta đang muốn xem.
4. Mục lục bài viết (anchor text): link tới các tựa đề các mục trong bài (có thể cài plugin tự động để làm chuyện này).
5. Đề mục từng đoạn (Heading): rõ ràng và phân chia bố cục bài theo heading để người đọc dễ theo dõi. Vài heading nên chèn từ khoá cho tự nhiên.
6. Hình ảnh minh hoạ: phải chèn alt text (mô tả hình ảnh đó nói về gì nên chứa từ khoá) để google đọc được và hiểu hình nói về gì.
7. Internal link: chèn link tới các bài viết khác liên quan trong bài của bạn. Ưu tiên các bài quan trọng và liên quan.
8. Outbound link: link tới website khác ngoài web bạn, nên chọn các web uy tín cao, phù hợp nội dung đề cập.
9. Feature picture: hình minh hoạ chính của bài viết phải cài alt text có chứa từ khoá.
10. SEO title: là tựa đề người xem sẽ thấy khi search google. Cái này phải tối ưu hấp dẫn có chứa từ khoá để người search muốn click ngay.
11. Meta description: Mô tả bài viết người search sẽ thấy trên google. Bao hàm bài viết, những gì hấp dẫn nhất ghi vào, phải chứa từ khoá.
IV. Công cụ kiểm tra bài viết chuẩn SEO bạn nên biết
1. Công cụ SEMrush SEO Writing Assistant
Công cụ SEMrush SEO Writing Assistant là công cụ hỗ trợ viết bài và kiểm tra bài viết chuẩn SEO. Bạn có thể thêm từ khoá (từ khoá có liên quan) và công cụ này sẽ cung cấp cho bạn điểm của chúng.
Số điểm này được trả về dựa trên các yếu tố như:
* Khả năng đọc hiểu (Readability).
* Số lượng câu khó đọc.
* Những từ dài.
* Số lượng từ và thời gian đọc (so với những nội dung được xếp ở Top đầu trang tìm kiếm).
* Giọng văn.
2. Công cụ Yoast SEO
Yoast là một công cụ Check bài viết chuẩn SEO WordPress Plugin miễn phí được nhiều Marketer sử dụng để kiểm tra bài viết chuẩn SEO cơ bản về nội dung.
Tương tự như SEMrush, nó cũng cung cấp điểm Readability. Trong phần Readability Score, bạn sẽ nhận một báo cáo với những nội dung như sau:
* Độ dễ hiểu (Flesch reading ease).
* Sử dụng câu chủ động và bị động (Use of passive voice vs. active voice).
* Phân phối tiêu đề phụ (Subheading distribution).
* Đa dạng cấu trúc câu (Variety of sentence structure).
* Độ dài đoạn văn (Paragraph length).
* Độ dài câu (Sentence length).
* Sử dụng từ chuyển tiếp (Use of transition words).
3. Công cụ Search Metrics Content Experience
Giống như hầu hết các công cụ trong bài viết này. Thì công cụ kiểm tra bài viết chuẩn SEO – SearchMetrics cung cấp các điểm số dựa trên mục tiêu từ khóa như: Số lượng từ, cấu trúc câu, mức độ phù hợp của từ khoá, các cụm từ lặp lại,…
Công cụ này có thể được xem như một công cụ Marketing nội dung mạnh mẽ.Nó cung cấp thông tin chi tiết về mục đích của người dùng và lựa chọn từ khoá. Thậm chí, còn cung cấp thời điểm tốt nhất trong năm mà bạn nên xuất bản bài viết của mình.
4. Công cụ Text Optimizer
Bạn có thể đưa công cụ Text Optimizer (Tối ưu hóa văn bản) vào Website, sau đó nó sẽ kiểm tra tình trạng nội dung của trang Web.
Nếu bạn chưa quen với SEO hoặc Content Strategy, đây là một công cụ tốt để thử nghiệm.
Thêm nữa, ngoài việc đánh giá số từ, độ dài câu và cách sử dụng động từ trong Content. Công cụ Text Optimizer sẽ cung cấp cho bạn đề xuất các từ có thể bổ sung vào bài viết. Chúng cũng sẽ chỉ ra các từ cần xóa để tăng khả năng xếp hạng.
Nguồn: Sưu tầm
Hi vọng với những kiến thức trên sẽ giúp bạn nắm chắc nền tảng về content chuẩn SEO. Để từ đó, bạn sẽ tạo nên những bài content chuẩn SEO độc đáo. Mong rằng bài viết sẽ giúp ích nhiều cho bạn. Chúc bạn may mắn và thành công !
Sửa lần cuối: