Hỏi: Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng?

kuticonzin

New member
Xu
0
TỪ TRỰC QUAN SINH ĐỘNG ĐẾN TƯ DUY TRỪU TƯỢNG

Mấy anh chị giúp em làm rõ quan điểm từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn là con đường biện chứng của nhận thức?
 
Lênin đã chỉ ra con đường biện chứng của sự nhận thức chân lý như sau: "Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn là con đường biện chứng của nhận thức". Như vậy nhận thức của con người gồm hai giai đoạn có quan hệ biện chứng với nhau là: trực quan sinh động và tư duy trừu tượng.

1. Trực quan sinh động (hay nhận thức cảm tính)

+ Cảm giác: là hình thức đầu tiên của quá trình nhận thức và là nguồn gốc của mọi hiểu biết của con người. Đó là sự phản ánh từng mặt, từng thuộc tính bên ngoài của sự vật vào các giác quan của con người.

+ Tri giác: là sự tổng hợp nhiều cảm giác, là hình ảnh hoàn chỉnh về sự vật. So với cảm giác, tri giác là hình thức cao hơn, nó đem lại cho ta hình ảnh về sự vật đầy đủ, phong phú hơn.

+ Biểu tượng: là hình ảnh của sự vật được giữ lại trong trí nhớ. Biểu tượng chỉ giữ lại những nét chủ yếu, nổi bật nhất của sự vật được cảm giác, tri giác đem lại trước đó. Biểu tượng có thể được xem như khâu trung gian để chuyển từ trực quan sinh động lên tư duy trừu tượng.

Như vậy, cảm giác, tri giác, biểu tượng là những hình thức của nhận thức cảm tính có liên hệ hữu cơ với nhau và phản ánh trực tiếp vẻ ngoài sự vật, hiện tượng khách quan.

- Đặc điểm: là giai đoạn trực tiếp quan sát thế giới xung quanh bằng các giác quan, chỉ hiểu biết được hiện tượng, hình thức bên ngoài, biết được cái riêng lẻ của sự vật, biết được cái ngẩu nhiên.

- Kết quả của quá trình nhận thức này là: Cảm giác - Tri giác và Biểu tượng đầu tiên về sự vật.

2. Tư duy trừu tượng (hay nhận thức lý tính)

+ Khái niệm: là một hình thức của tư duy trừu tượng, nó phản ánh khái quát những mối liên hệ, những thuộc tính chung của một lớp sự vật, hiện tượng nhất định. Khái niệm có tính khách quan được hình thành trên cơ sở hoạt động thực tiễn, là kết quả sự khái quát từ trực quan sinh động mà có.

+ Phán đoán: là sự vận dụng các khái niệm để khẳng định hoạc phủ định một thuộc tính, một mối liên hệ nào đó của hiện thực khách quan. Phán đoán còn là hình thức liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng trong ý thức của con người.

+ Suy luận: là một hình thức của tư duy trừu tượng trong đó xuất phát từ những phán đoán làm tiền đề để rút ra một phán đoán mới.
- Đặc điểm: là giai đoạn gián tiếp quan sát về sự vật bằng các thao tác tư duy (diễn ra trong đầu : phân tích, tổng hợp lại, khái quát rút ra cái chung sự vật ) nhưng người ta nắm được bản chất, nội dung cái chung, cái tất nhiên.
- Kết quả của giai đoạn nhận thức này là: Đem lại cho người ta Khái niệm - Phán đoán - Suy luận về sự vật.

Hai giai đoạn trên thống nhất trong quá trình nhận thức của con người: không có nhận thức cảm tính thì không có nhận thức lý tính. Nhờ có nhận thức lý tính mà con người mới đi sâu nhận thức được bản chất của sự vật, hiện tượng, làm cho nhận thức con người sâu sắc hơn, đầy đủ hơn, đúng đắn hơn.

3. Từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn

+ Nhận thức lý tính phải quy trở lại thực tiễn để kiểm tra, khẳng định chân lý hay sai lầm.

+ Thực tiễn không ngừng vận động biến đổi và phát triển, vì vậy, nhận thức lý tính phải quy lại thực tiễn để bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp.

+ Mục đích cuối cùng của nhận thức là để phục vụ hoạt động thực tiễn cải tạo tự nhiên, cải tạo xã hội.

Một vòng của quá trình nhận thức được bắt đầu từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng và từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn. Kết thúc vòng này, cũng là sự bắt đầu của vòng mới của nhận thức mới sâu sắc hơn, toàn diện hơn. Cứ thế, nhận thức của con người là vô tận.

Sưu tầm
 
0ai. cái này hay hay ...mỗi tội nge h0k hiu j ?..hx:))
aloxovncom1289386117duc.gif
 
nhung cai nay chi ap dung trong bai triet hoc thui
neu can ban lam bai ve tam ly can di sau vâoci lien he bai hoc nha
vd: trong bai co de cap den cam giac tri,tri giac.tu duy,tuong tuong thi can co ket quan kiem tra thuc tien de nhan dih tu duy la dung hen (chinh xac hoa)
 
Câu hỏi tâm lý

Nếu bạn đang nghiên cứu tâm lý, tham khảo câu sau nhé:

BẰNG KIẾN THỨC TÂM LÝ HỌC HÃY LÀM RÕ MỆNH ĐỀ SAU “TỪ TRỰC QUAN SINH ĐỘNG ĐẾN TƯ DUY TRỪU TƯỢNG, TỪ TƯ DUY TRỪU TƯỢNG ĐẾN THỰC TIỄN ĐÓ LÀ CON ĐƯỜNG NHẬN THỨC HIỆN THỰC KHÁCH QUAN, NHẬN THỨC CHÂN LÝ”


  1. Trực quan sinh động

    1. Khái niệm
Trực quan sinh động(hay còn gọi là nhận thức cảm tính) là giai đoạn mở đầu của quá trình nhận thức, là sự phản ánh trực tiếp các sự vật, hiện tượng của hiện thực khách quan thông qua các giác quan của con người.


  1. Đặc điểm

    • Nảy sinh khi hiện tượng khách quan tác động trực tiếp
    • Phản ánh thuộc tính bề ngoài
    • Phản ánh trực tiếp bằng giác quan
    • Phản ánh những sự vật, hiện tượng đang trực tiếp tác động
    • Kết quả là hình ảnh trực quan cụ thể
    • Có ở cả người và vật
  2. Hình thức của nhận thức cảm tính

    • Cảm giác:là hình thức đầu tiên của NTCT và cũng là hình thức đầu tiên của nhận thức chân lý, là một quá trình tâm lý phản ánh riêng lẻ những thuộc tính bên ngoài của đối tượng thông qua các giác quan của con người
    • Tri giác: là một quá trình tâm lý phản ánh tương đối toàn vẹn của con người vệ những biểu hiện của sự vật khách quan cụ thể, cả giác được hình thành trên cơ sở liên kết, tổng hợp những cảm giác về sự vật
  3. Vai tròLà mức độ nhận thức đầu tiên, NTCT có vai trò nhất định trong toàn bộ nhận thức và hoạt động sống của con người
    • Cảm giác là mối liên hệ trực tiếp giữa cơ thể và thế giới xung quanh, nhờ đó mà có khả năng định hướng và thích nghi với môi trường
    • Cung cấp nguyên liệu cho các hoạt động tâm lý cao hơn
    • Giúp con người điều chỉnh một cách hợp lý hoạt động của mình trong thế giới, giúp con người phản ánh thế giới có lựa chọn và có tính ý nghĩa

  1. Tư duy trừu tượng

  1. Khái niệm
Là giai đoạn cao của quá trình nhận thức, là sự phản ánh gián tiếp các sự vật, hiện tượng của hiện thực khách quan


  1. Đặc điểm

    • Nảy sinh khi gặp hoàn cảnh có vấn đề
    • Phản ánh thuộc tính bên trong, bản chất của đối tượng
    • Phản án gián tiếp bằng ngôn ngữ, hình ảnh
    • Phản ánh sinh vật, hiện tượng không còn hoặc chưa tác động
    • Kết quả là khái niệm, phán đoán, suy lý, biểu tượng
    • Chỉ có ở con người
  2. Hình thức của nhận thức lý tính

    • Tư duy: là quá trình tâm lý phản ánh gián tiếp khái quát những thuộc tính bản, chất những mối liên hệ và quan hệ có tinh quy luật của sự vật, hiện tượng mà trước đó ta chưa biết
    • Tưởng tượng: là quá trình tâm lý phản ánh những cái chưa có trong kinh nghiệm bằng cách xây dựng những hình ảnh mới trên cơ sơ xây dựng hình ảnh đã có
  3. Vai trò

    • Cải biến những tri thức cảm tính
    • Sáng tạo nên các khái niệm, phạm trù, quy luật, nguyên lý……
    • Mang lại cho chủ thể nhận thức những hình ảnh về bản chất của đối tượng nhận thức

  1. Thực tiễn

  1. Khái niệm
Là toàn bộ hoạt động vật chất có tính mục đích, mang tính lịch sử xã hội của con người, nhằm cải tạo tự nhiên, cải tạo xã hội, cải tạo chính bản thân con người


  1. Hình thức của hoạt động thực tiễn


  • Hoạt động sản xuất vật chất: là hoạt động thực tiễn đầu tiên quan trọng nhất của con người.là hoạt động mà con người dùng sức lao động và công cụ lao động tác động vào giới tự nhiên nhằm tạo ra các dạng của cải vật chất để nuôi sống bản thân mình và đồng thời đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của xã hội
  • Hoạt động chính trị-xã hội: là hoạt động của con người từ khi xã hội có sự xuất hiện của giai cấp, của Nhà nước
  • Hoạt động thực nghiệm khoa học: là hoạt động đặc biệt của hoạt động thực tiễn

  1. Vai trò

Thực tiễn là cơ sở, là động lực, là mục tiêu, là tiêu chuẩn của lí luận


  1. Từ nhận thức cảm tính đến nhận thức lý tính
Nhận thức cảm tính và lý tính có cùng chung đối tượng phản ánh, đó là các sự vật; cùng chung chủ thể phản ánh, đó là con người và cùng do thực tiễn quy định.Đây là hai giai đoạn hợp thành quá trình nhận thức.Do vậy, chúng có mối quan hệ chặc chẽ với nhau, biểu hiện: nhận thức cảm tính là cơ sở cung cấp nguyên liệu cho nhận thức lý tính; nhận thức lý tính nhờ có tính khái quát cao hiểu được bản chất nên đóng vai trò định hướng cho nhận thức cảm tính để có thể phản ánh được sâu sắc hơn


  1. Từ nhận thức lý tính đến thực tiễn
Nếu nhận thức chỉ dừng lại ở giai đoạn lý tính thì con người chỉ có được những tri thức về đối tượng. Còn bản thân tri thức đó có chân thực hay không thì chưa khẳng định được. Muốn khẳng định, nhận thức phải trở về thực tiễn, dùng thực tiễn làm tiêu chuẩn.

Thực tiễn cần có lý luận soi đường, dẫn dắt chỉ đạo để không phải mò mẫm một cách mù quáng.Còn lý luận phải dựa trên cơ sở thực tiễn, phải xuất phát từ thực tiễn, liên hệ với thực tiễn, phục vụ cho hoạt động thực tiễn

Thực tiễn phong phú luôn vận động và phát triển không ngừng với những mâu thuẫn vốn có của nó, điều đó đòi hỏi thực tiễn phải thường xuyên được tổng kết một cách kịp thời để bổ sung cho lý luận, để lý luận thực sự đóng vai trò là kim chỉ nam cho hoạt động thực tiễn có hiệu quả hơn
VD:một người bác sỹ gặp bệnh nhân của mình,thấy anh ta người gầy gò,mặt tái,xanh xao.bác sỹ đoán anh ta bị bệnh tim và đưa anh ta đi xét nghiệm để đưa ra kết luận là anh ta có bị bệnh tim hay không

Hồ Chủ Tịch có nói: “thống nhất giữa lý luận và thực tiễn là nguyên tắc cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin. Thực tiễn không có lý luận hướng dẫn thì trở thành thực tiễn mù quáng, lý luận mà không liên hệ với thực tiễn là lý luận suông”


  1. Kết luận
Rèn luyện nhận thức cảm tính, nhận thức lý tính, lý luận bằng cách trau dồi những kiến thức mà mình đã học được,quan sát thực tế, bên cạnh đó phải học hỏi thêm

Coi trọng lý luận và thực tiễn để kiểm tra, đánh giá và vận dụng vào cuộc sống
Sử dụng lý luận vào thực tiễn


Sưu tầm*

 
Lý luận nhận thức của chủ nghĩa Marx dựa trên nguyên tắc cơ bản:
Một là: thừa nhận thế giới vật chất tồn tại khách quan, độc lập với cảm giác, tư duy và ý thức.
Hai là: con người có khả năng nhận thức thế giới. Không có gì là không thể biết, chỉ có cái con người hiện nay chưa biết.
Ba là: nhận thức không phải là hành động máy móc, thụ động mà là quá trình mang tính biện chứng, tích cực, sáng tạo từ trực quan… đến thực tiễn (đi từ hiện tượng đến bản chất, từ thấp đến cao, từ cảm tính đến lý tính).
Bốn là: cơ sở chủ yếu và trực tiếp nhất của nhận thức là thực tiễn. Thực tiễn là mục đích, là tiêu chuẩn để kiểm tra chân lý của nhận thức.
“ Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng rồi từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn là con đường biện chứng của nhận thức.
Nhận thức cảm tính (trực quan sinh động)
+ Cảm giác: là hình thức đầu tiên của nhận thức, phản ánh từng mặt, từng thuộc tính bên ngoài của sự vật vào giác quan con người
+ Tri giác: là sự tổng hợp của nhiều cảm giác, đem lại hình ảnh hoàn chỉnh hơn về sự vật, đầy đủ hơn, phong phú hơn.
+ Biểu tượng: là hình ảnh sự vật được lưu trong trí nhớ, chỉ giữ lại những nét chủ yếu, nổi bật do cảm giác, tri giác mang lại song nó bắt đầu mang tính khái quát và gián tiếp. Là hình thức trung gian chuyển từ nhận thức cảm tính lên lí tính.
Nhận thức lí tính: là sự phản ánh khái quát và gián tiếp hiện thực khách quan.
+ Khái niệm: Phản ánh những mối liên hệ và thuộc tính bản chất, phổ biến của một tập hợp các svht. KN không bất biến mà vận động theo hiện thực khách quan.
+ Phán đoán: là sử dụng các khái niệm để khẳng định hay phủ định một thuộc tính , một mối liên hệ của hiện thực khách quan. Là sự liện hệ giữa các khái niệm, phản ánh mối liên hệ giữa các svht.
+ Suy lí: là sự xuất phát từ một tiền đề hoặc nhiều tiền đề để rút ra phán đoán mới làm kết luận. Là sự liện hệ giữa các phán đoán
Sự thống nhất biện chứng giữa nhận thức cảm tính và lý tính: là hai giai đoạn khác nhau về chất, có đặc điểm và vai trò khác nhau trong nhận thức. nhận thức cảm tình đem lại cái nhìn bề ngoài thì lí tính phản ánh những mối liên hệ bên trong, bản chất, phổ biến, tất yếu của sự vật.
Nhưng chúng có mối quan hệ biện chứng, thống nhất, tác động, bổ sung lẫn nhau. Không có nhận thức cảm tính thì không có nhận thức lý tính, trái lại nhận thức cảm tính mà không có nhận thức lý tính thì nắm bắt bản chất và qui luật của svht.
Ngoài ra có một hình thức đặc biệt của nhận thức là trực giác. Là năng lực nắm bắt trực tiếp chân lý không cần lập luận logic trước. là kết quả của sự “dồn nén trí tuệ và tri thức” dẫn đến sự bùng nổ, là sản phẩm của tài năng và sự say mê, kiên trì lao động khoa học một cách nghiêm túc.
 
Ngoài ra có một hình thức đặc biệt của nhận thức là trực giác. Là năng lực nắm bắt trực tiếp chân lý không cần lập luận logic trước. là kết quả của sự “dồn nén trí tuệ và tri thức” dẫn đến sự bùng nổ, là sản phẩm của tài năng và sự say mê, kiên trì lao động khoa học một cách nghiêm túc.
Năng lực này thường có ở những người đã từng trải ở lĩnh vực nào đó. Đặc biệt, ở những ai gặp biến cố cực lớn trong cuộc đời.
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top