FRIENDLYBOY
New member
- Xu
- 0
[h=1]Hội thảo “Bảo tồn bản sắc văn hoá, giữ gìn tiếng Việt”[/h]
- Hội thảo “Bảo tồn bản sắc văn hoá, giữ gìn tiếng Việt” do Uỷ ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài - Bộ Ngoại giao tổ chức vừa diễn ra trong 2 ngày 14 - 15/9 tại Hà Nội.
Tham dự hội thảo có Tiến sĩ Nguyễn Thanh Sơn - Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Chủ nhiệm Ủy ban, cùng các học giả, nhà nghiên cứu, đại diện các bộ, ban, ngành trong nước và gần 20 đại biểu đại diện các cơ quan báo chí, truyền thông, truyền hình của người Việt Nam ở nước ngoài.
Trong lời phát biểu mở đầu cho hội thảo, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn khẳng định: “Bản sắc văn hóa tạo nên sự khác biệt giữa các quốc gia và các nhóm dân tộc. Gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa góp phần tạo thêm sức mạnh cho quốc gia, dân tộc. Chính vì vậy, việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa, truyền thống dân tộc và ngôn ngữ đóng vai trò vô cùng quan trọng trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Thanh Sơn phát biểu khai mạc hội thảo.
Những năm qua Đảng và Nhà nước đã thực hiện nhiều biện pháp hữu hiệu nhằm bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa và truyền thống dân tộc Việt Nam, trong đó bao gồm việc bảo tồn bản sắc văn hóa và giữ gìn tiếng Việt trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài”.
Thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn mong muốn các đại biểu tham dự hội thảo sẽ có trao đổi thẳng thắn, chân thành trên tinh thần phát triển việc Bảo tồn bản sắc văn hoá, giữ gìn tiếng Việt, đồng thời đưa được ra nhưng kiến giải và những biện pháp cụ thể của việc bảo tồn văn hóa Việt. Hiện nay, 4,5 triệu người Việt Nam ở nước ngoài là một bộ phận quan trọng và không thể tách rời với bà con người Việt trong nước.
Thứ trưởng mong muốn các đại biểu làm công tác truyền thông báo chí ở nước ngoài có những phản ánh đúng, khách quan về hiện thực của đất nước, về sự đoàn kết nhất trí của nhân dân trong nước với 4,5 triệu đồng bào xa Tổ quốc; và các cơ quan truyền thông trong nước nhìn nhận, đánh giá đúng về sự phát triển của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài.
Thứ trưởng hy vọng Hội thảo sẽ thành công tốt đẹp, mang đến cho bà con kiều bào niềm tự hào, phấn khởi tin tưởng vào tương lai của đất nước và sự đoàn kết của dân tộc Việt Nam trong và ngoài nước.
Tại Hội thảo, PGS, TS Nguyễn Chí Bền - Viện trưởng Viện Văn hoá Nghệ thuật Việt Nam đã nêu lên tầm quan trọng của việc giữ gìn bản sắc văn hoá và tiếng Việt; phương diện văn hoá và tiếng Việt trong cộng đồng người việt nam ở nước ngoài với những việc đã làm, những vấn đề đặt ra cùng những giải pháp. Tham luận của các đại biểu đến từ Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Ngoại giao, Học viện Ngoại giao...
Đoàn đại biểu tham dự hội thảo cùng chụp ảnh lưu niệm.
Nhà văn Hữu Ngọc băn khoăn về việc các cơ quan chức năng cần tích cực hơn nữa trong việc truyền bá văn hóa Việt Nam tới bà con ở nước ngoài không những bằng tiếng Việt mà còn bằng các ngôn ngữ khác để các thế hệ người Việt ở nước ngoài thứ hai, thứ ba…có điều kiện đọc và hiểu hơn về cội nguồn dân tộc.
Trong bài phát biểu, nhà phê bình nghệ thuật Phan Cẩm Thượng lại bàn về việc bảo tồn bản sắc văn hóa Việt Nam là việc bảo tồn văn hóa của cả 54 dân tộc anh em đồng thời đưa ra quan điểm về tình trạng bản sắc văn hóa Việt đang dần bị mai một.
Trong không khí cởi mở, các đại biểu đã cùng chia sẻ nhiều kinh nghiệm và cách làm hay, cũng như đề xuất nhiều biện pháp để tiếp tục giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá và giữ gìn tiếng Việt trong cộng đồng như khuyến khích giao lưu văn hóa; tổ chức nhiều đoàn thanh niên kiều bào về nước giao lưu, tìm hiểu truyền thống văn hóa dân tộc cũng như thực hành tiếng Việt. Bên cạnh đó, tiếp tục phát huy kinh nghiệm tốt từ việc xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở một số nước như Lào, Pháp...
- Hội thảo “Bảo tồn bản sắc văn hoá, giữ gìn tiếng Việt” do Uỷ ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài - Bộ Ngoại giao tổ chức vừa diễn ra trong 2 ngày 14 - 15/9 tại Hà Nội.
Tham dự hội thảo có Tiến sĩ Nguyễn Thanh Sơn - Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Chủ nhiệm Ủy ban, cùng các học giả, nhà nghiên cứu, đại diện các bộ, ban, ngành trong nước và gần 20 đại biểu đại diện các cơ quan báo chí, truyền thông, truyền hình của người Việt Nam ở nước ngoài.
Trong lời phát biểu mở đầu cho hội thảo, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn khẳng định: “Bản sắc văn hóa tạo nên sự khác biệt giữa các quốc gia và các nhóm dân tộc. Gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa góp phần tạo thêm sức mạnh cho quốc gia, dân tộc. Chính vì vậy, việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa, truyền thống dân tộc và ngôn ngữ đóng vai trò vô cùng quan trọng trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Thanh Sơn phát biểu khai mạc hội thảo.
Những năm qua Đảng và Nhà nước đã thực hiện nhiều biện pháp hữu hiệu nhằm bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa và truyền thống dân tộc Việt Nam, trong đó bao gồm việc bảo tồn bản sắc văn hóa và giữ gìn tiếng Việt trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài”.
Thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn mong muốn các đại biểu tham dự hội thảo sẽ có trao đổi thẳng thắn, chân thành trên tinh thần phát triển việc Bảo tồn bản sắc văn hoá, giữ gìn tiếng Việt, đồng thời đưa được ra nhưng kiến giải và những biện pháp cụ thể của việc bảo tồn văn hóa Việt. Hiện nay, 4,5 triệu người Việt Nam ở nước ngoài là một bộ phận quan trọng và không thể tách rời với bà con người Việt trong nước.
Thứ trưởng mong muốn các đại biểu làm công tác truyền thông báo chí ở nước ngoài có những phản ánh đúng, khách quan về hiện thực của đất nước, về sự đoàn kết nhất trí của nhân dân trong nước với 4,5 triệu đồng bào xa Tổ quốc; và các cơ quan truyền thông trong nước nhìn nhận, đánh giá đúng về sự phát triển của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài.
Thứ trưởng hy vọng Hội thảo sẽ thành công tốt đẹp, mang đến cho bà con kiều bào niềm tự hào, phấn khởi tin tưởng vào tương lai của đất nước và sự đoàn kết của dân tộc Việt Nam trong và ngoài nước.
Tại Hội thảo, PGS, TS Nguyễn Chí Bền - Viện trưởng Viện Văn hoá Nghệ thuật Việt Nam đã nêu lên tầm quan trọng của việc giữ gìn bản sắc văn hoá và tiếng Việt; phương diện văn hoá và tiếng Việt trong cộng đồng người việt nam ở nước ngoài với những việc đã làm, những vấn đề đặt ra cùng những giải pháp. Tham luận của các đại biểu đến từ Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Ngoại giao, Học viện Ngoại giao...
Đoàn đại biểu tham dự hội thảo cùng chụp ảnh lưu niệm.
Nhà văn Hữu Ngọc băn khoăn về việc các cơ quan chức năng cần tích cực hơn nữa trong việc truyền bá văn hóa Việt Nam tới bà con ở nước ngoài không những bằng tiếng Việt mà còn bằng các ngôn ngữ khác để các thế hệ người Việt ở nước ngoài thứ hai, thứ ba…có điều kiện đọc và hiểu hơn về cội nguồn dân tộc.
Trong bài phát biểu, nhà phê bình nghệ thuật Phan Cẩm Thượng lại bàn về việc bảo tồn bản sắc văn hóa Việt Nam là việc bảo tồn văn hóa của cả 54 dân tộc anh em đồng thời đưa ra quan điểm về tình trạng bản sắc văn hóa Việt đang dần bị mai một.
Trong không khí cởi mở, các đại biểu đã cùng chia sẻ nhiều kinh nghiệm và cách làm hay, cũng như đề xuất nhiều biện pháp để tiếp tục giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá và giữ gìn tiếng Việt trong cộng đồng như khuyến khích giao lưu văn hóa; tổ chức nhiều đoàn thanh niên kiều bào về nước giao lưu, tìm hiểu truyền thống văn hóa dân tộc cũng như thực hành tiếng Việt. Bên cạnh đó, tiếp tục phát huy kinh nghiệm tốt từ việc xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở một số nước như Lào, Pháp...