Hội quốc liên

Trang Dimple

New member
Xu
38
HỘI QUỐC LIÊN
1. sự ra đời

Chiến tranh thế giới thứ nhất nổ ra, yêu cầu sâu sắc của các dân tộc nạn nhân chiến tranh là được đảm bảo hòa bình trên những cơ sở lâu dài và yêu cầu này ngày càng trở nên cấp thiết. Song, phải đến năm 1916 ý tưởng thành lập một tổ chức quốc tế giữ vai trò này mới được đưa ra và Mỹ nắm vai trò chủ đạo. Bởi Mỹ tham gia chiến tranh muộn, thu về rất nhiều tiền từ việc buôn bán vũ khí nên đã vươn lên hàng đầu về kinh tế, tài chính và cũng có tiềm năng quân sự đáng kể. Do những ưu thế đó, Mỹ có tiếng nói quan trọng nhất trong hội nghị Vecxai kết thúc chiến tranh và trong việc thành lập tổ chức quốc tế là Hội Quốc Liên. Vì yếu thế hơn, các nước Anh-Pháp, Đức-Áo…buộc phải chấp nhận, nhân nhượng Mỹ và thực hiện trên cơ sở “chương trình 14 điều” của Wilson. Do đó đối với việc thiết lập một tổ chức quốc tế các nước Anh, Pháp rất dửng dưng. Chỉ có Mỹ là tích cực hơn cả. Nhưng thực ra, ẩn dưới ý tưởng tốt đẹp cho nền hòa bình nhân loại là tham vọng bá chủ thế giới của Mỹ nên không phải ngẫu nhiên mà trong chương trình 14 điểm tổng thống Wilson đã đưa ra các quy định như : các hòa ước phải được kí kết công khai (điểm 1), tự do hóa việc đi lại trên biển (điểm 2), xóa bỏ các hàng rào kinh tế (điều 3), giảm tối đa lực lượng vũ trang các nước (điểm 4), giải quyết công bằng các vấn đề thuộc địa (điểm 5)… Các điểm này đều nhằm vào Anh-Pháp những kẻ vốn chiếm vị trí trung tâm trong thế giới tư bản chủ nghĩa trước đây, những kẻ độc quyền trong trật tự thế giới cũ. Việc Mỹ đề xuất thành lập Hội Quốc Liên là muốn : thông qua tổ chức này để lãnh đạo thế giới. Trước hết bằng sức mạnh kinh tế và chính trịn của mình”.

Như vậy, sự ra đời của Hội Quốc Liên chỉ như một sự ủng hộ của châu Âu đối với ý tưởng của Wilson để thể hiện sự tôn trọng Mỹ. Thực chất Hội Quốc Liên chỉ là một tổ chức bảo vệ quyền lợi cho các cường quốc thắng trận trong Chiến tranh thế giới thứ nhất. Nền hòa bình mà nó mang lại là nền hòa bình trong đó các nước thắng trận tiếp tục phân chia và thống trị thế giới phù hợp với tương quan lực lượng mới. Sự ra đời của Hội Quốc Liên chỉ đơn thuần là ý tưởng của Mỹ, Anh-Pháp tán thành, là công cụ để các nước đế quốc duy trì trận tự Vecxai-Oasinhton có lợi cho mình, là tấm bình phong để các nước thắng trận phân chia lại thị trường và thuộc địa thế giới. Nguyên soái Phốc, nguyên Tổng tư lệnh quân đội đồng minh ở châu Âu đã phải thốt lên rằng : “Đây không phải là hòa bình. Đây là một cuộc hưu chiến trong 20 năm”.

2. hoạt động của hội quốc liên


Sự ra đời của Hội Quốc Liên-Tổ chức chính trị mang tính quốc tế đầu tiên đã đánh dấu bước phát triển mới của quan hệ quốc tế thế kỉ XX. Nhưng thực chất, Hội Quốc Liên chỉ bảo vệ quyền lợi của các nước thắng trận trong Chiến tranh thế giới thứ nhất. Nền hòa bình nó mang lại là nền hòa bình cho các nước thắng trận.

Hội Quốc Liên là tổ chức nhằm bảo vệ hòa bình cho thế giới, vì thế điều 10 của quy ước quy định “Phải tôn trọng và bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ và nền độc lập chính trị hiện hữu với các nước thành viên, để các nước này không bị ngoại xâm. Quy định này là một đảm bảo về mặt an ninh đối với thế giới sau chiến tranh, nước nào phạm quy ước gây chiến tranh, sẽ bị xem là gây chiến với toàn thể hội viên và sẽ bị trừng phạt bằng hai hình thức : biện pháp kinh tế và tài chính và biện pháp quân sự (tất cả các hội viên bắt buộc phải thi hành). Tuy nhiên, Hội Quốc Liên lại không có đủ sức mạnh để thực hiện điều đó, vì nó không có vũ khí, không có vũ khí, không có quân đội… ( Sau này Liên hợp quốc đã khắc phục những nhược điểm này bằng việc xây dựng lực lượng giữ gìn hòa bình, với sự đóng góp quân số của nhiều người). Bởi vậy, ngay từ kỳ họp đầu tiên của Đại hội đồng Hội Quốc Liên (1920) người ta đã lập ra một “Ủy ban tư vấn thường trực về các vấn đề quân sự, hải quân và không quân”. Tiếp đó, tháng 10. 1924 tại Đại hội đồng đã bắt tay nghiên cứu và thực hiện dự án “Nghị định thư về việc giải quyết các tranh chấp quốc tế” (Nghị định thư Giơnevơ). Đây là một nhân tố mới qui định hoạt động trọng tài bắt buộc, giúp tăng cường sức mạnh cho Hội đồng. Hội đồng có quyền can thiệp sâu hơn vào tăng cường hoạt động hòa bình, an ninh thế giới. Tuy nhiên, nghị định thư đã không được thông qua, kế hoạch cải tổ Hội Quốc Liên bị thất bại. Và ngay cả Hội nghị theo dự kiến về giải trừ quân bị cũng không được họp. Nguyên nhân của sự thất bại này là do sự kiềm chế của các cường quốc lớn (Anh và đặc biệt là Mĩ), với những mưu toan khác nhau.

Song song với việc cải tổ cơ chế Hội Quốc Liên, các nước cũng tiến hành các hội nghị song phương, đa phương, ký kết các hiệp ước về giải trừ quân bị, giải quyết các tranh chấp lãnh thổ. Đặc biệt là giải quyết mâu thuẫn giữa các nước tư bản chủ nghĩa, xã hội chủ nghĩa Đức.

Trong thời kì 1924 – 1929 Hội Quốc Liên xúc tiến hoạt động bảo vệ hòa bình thế giới và giải quyết một số vấn đề tranh chấp quốc tế. Tuy nhiên, trong việc thúc đẩy hợp tác và phát triển giữa các quốc gia trên các lĩnh vực của đời sống xã hội thì có phần hạn hẹp. Khác với Liên Hợp Quốc, Liên Hợp Quốc mở rộng hoạt động ra mọi lĩnh vực, giải quyết mọi vấn đề mang tính chất toàn cầu… Chính vì thế mà Hội Quốc Liên không có được uy tín như Liên Hợp Quốc sau này.
Như chúng ta đã biết, trong Hội Quốc Liên người ta vẫn tiếp tục thi hành những chính sách trừng phạt Đức giống như ở Hội nghị Vecxai. Đồng thời, đối với nước Nga Xô Viết vẫn được coi là phe đối lập. Nhưng đến thời gian này, ý thức về việc xây dựng một nền an ninh tập thể đã dần được hiện thực hóa.

Ở châu Âu, sau chiến tranh thế giới thứ nhất, nỗi sợ hãi vẫn còn tồn tại dai dẳng. Người ta muốn có một sự bảo đảm an toàn cho nền hòa bình, nhưng Mĩ lại rất khuyến khích sự phục hồi của Đức để làm “Tên lính xung phong” chống Liên Xô và là đối tượng để kiềm chế 2 cường quốc lớn Anh và Pháp. Vì vậy Mĩ đã không phê chuẩn hiệp ước Vécxai cũng như hiệp ước đảm bảo tương hỗ Anh- Pháp (1919) ; không tham gia Hội Quốc Liên để rảnh tay hành động. Điều này khiến cho các cường quốc Châu Âu không thể an tâm. Do đó, ngay sau khi kế hoạch Dawes của Mỹ về vấn đề bồi thường chiến tranh (1924) theo đó Pháp phải có những nhượng bộ quan trọng đối với Đức, thì chính phủ Pháp đã đề nghị thiết lập một liên minh Pháp - Bỉ -Anh… Anh không đồng ý vì như thế liên minh này sẽ ảnh hưởng tới khối tư bản chủ nghĩa tư bản trong cuộc đấu tranh chống Liên Xô ( do thiếu Đức). Người Anh đề nghị kí kết một hiệp ước giữa Anh- Đức –Pháp- Italia, dưới sự chứng kiến của Mỹ, cam kết không gây chiến tranh. Sau một thời gian thương lượng tháng 4-1925, Pháp Chấp nhận thảo luận với Đức, với điều kiện Đức phải ra nhập Hội Quốc Liên. Đây là cơ sở cho việc tổ chức hội nghị Locarne ( Thuỵ Sĩ) từ ngày 5-16/10/1925. Tại hội nghị các nước tư bản châu Âu đã đạt được thoả thuận về đảm bảo an ninh khu vực, biên giới giữ Pháp Đức, Pháp- Bỉ được đảm bảo. Mối quan hệ giữa Đức và các nước thắng trận đựoc cải thiện đáng kể.

Theo tinh thần của hội nghị Locaren ngày 10/9/1926 tại kì họp thứ 7 của Hội Quốc Liên đã chính thức kết nạp Đức thành hội Viên và cử Đức đảm nhận một ghế trong hội đồng thường trực. Có thể nói đây là một ưu tiên đồng thời cũng là một ràng buộc đối với Đức. Hệ thống Locaren đã đem lại cho châu Âu sự thanh bình vốn chờ đợi từ lâu và đảm bảo thế cân bằng ở đây. Mặt khác cũng làm sang lên tia hi vong về một nền hoà bình rộng lớn. Và ngừoi ta nói tới việc mở đầu “ Một kỉ nguyên xích lại gần nhau trên thế giới”. Đây là thành tựu rất đáng ghi nhận của Hội Quốc Liên.
Tiếp theo đó, bằng sự nỗ lực của các nước lớn Pháp – Mĩ – Anh. Ngày 27.8.1928 tại Pari, đại diện 15 nước đã kí kết Hiệp ước từ bỏ chiến tranh nói chung (Hiệp ước Briand - Kellogg), đặc biệt là sự có mặt của Liên Xô. Hiệp ước đã đặt nền tảng pháp lí cho việc dùng biện pháp hòa bình giải quyết các tranh chấp quốc tế, đồng thời, tạo cơ sở cho tòa án quốc tế xét xử nhữn tên tội phạm chiến tranh. Hiệp ước Briad – Kellogg là thành quả rất quan trọng, đảm bảo cho sự chung sống hòa bình giữa các quốc gia có chế độ chính trị xã hội khác nhau. Nó được đánh giá là “đỉnh cao của làn sóng hòa bình trong thập niên 20”.
Ngoài ra, trong giai đoạn này Hội Quốc Liên đã giải quyết có hiệu quả cuộc tranh chấp giữa Bungari và Hy Lạp.
Với những gì đã làm được trong 1924-1929 người ta nhận thấy dường như Hội Quốc Liên đã thiết lập được nền hòa bình cho thế giới. Song, điều đó là rất mong manh, xa vời.
Mùa thu năm 1929, cuộc đại khủng hoảng kinh tế thế giới nổ ra, làm rung chuyển thế giới tư bản; chấm dứt thời kì ổn định của chủ nghĩa tư bản cùng với ảo tưởng về một kỉ nguyên hòa bình của thế giới. Đây cũng là mốc đánh dấu cho những thất bại đầu tiên của Hội Quốc Liên.

Các nước châu Âu (đi đầu là Pháp) muốn thành lập Liên minh châu Âu và đặt Liên minh trong khuôn khổ Hội Quốc Liên. Nhưng thực tế, nó là Hội Quốc Liên thu nhỏ. Do vậy, có thể nói đây là quyết tâm gìn giữ hòa bình của các nước thành viên trước những thay đổi của tình hình thế giới. Nhưng dự án này bị phá sản, do lập trường các nước khác nhau. Đây rõ ràng là vết rạn nứt đầu tiên của nền an ninh tập thể trong khuôn khổ hội Hội Quốc Liên.

Tiếp đó, Hội Quốc Liên thể hiện sự bất lực của mình trước các vấn đề quốc tế. Đó là sự kiện Nhật đánh chiếm toàn bộ Mãn Châu (Đông Bắc Trung Quốc - 1932) và dựng lên cái gọi là “Nhà nước Mãn Châu độc lập”, đây là hành động xâm lược trắng trợn, rất đáng lên án. Nhưng Hội Quốc Liên nằm dưới sự chị phối của các cường quốc châu Âu, đã thụ động trong việc này. Trong các cuộc họp ngày 30/9 và 20.10.1931, Hội Quốc Liên yêu cầu Nhật phải rút quân khỏi Mãn Châu với điều kiện dân Nhật ở đây được đảm bảo. Song Nhật đã thẳng thừng bác bỏ yêu cầu này trong tuyên bố ngày 26.1.1931. Trước tình hình đó, Hội Quốc Liên thành lập một ủy ban điều tra tại chỗ gồm 5 nước : Anh, Pháp, Mĩ, Đức và Ytaia, do đại diện của nước Anh là Litton đứng đầu (nên gọi là “Ủy ban Litton”). Tuy nhiên, mãi đến tháng 4.1932 Ủy ban này mới có mặt ở Mãn Châu, trong khi Nhật đã đánh chiếm toàn bộ khu vực này từ tháng 3.1932. Cuộc điều tra tiến hành gần nửa năm, ngày 2.10.1932 báo cáo của Ủy ban Litton mới được công bố: Thừa nhận hành động xâm lược là do phía Nhật gây ra, đặt vùng đông bắc Trung Quốc trong chủ quyền của
Trung Quốc nhưng dưới chế độ tự trị với sự bảo hộ của các cường quốc. Và phải đển ngày 24.2.2933, Đại hội đồng Hội Quốc Liên mới thông qua một số nghị quyết yêu cầu Nhậ rút quân khỏi đông bắc Trung Quốc. Nhưng cũng thừa nhận những nguyên tắc quyền lợi đặc biệt của Nhật tại đây… Đáp lại, Nhật phản ứng gay gắt trước nghị quyết đó và tuyên bố rút khỏi Hội Quốc Liên. Hành vi ngang ngược này vẫn không vấp phải sự phản ứng nào có hiệu lực từ phía các cường quốc phương Tây. Hội Quốc Liên không làm gì và chỉ thông qua một vài quyết định như: không coi hệ thống tiền tệ, tem phiếu của nhà nước Mãn Thanh là có giá trị pháp lí… Nhật hoàn toàn không đếm xỉa gì đến các nghị quyết này, tiếp tục lấn sâu vào lãnh thổ Trung Quốc (3.1933). Có thể nói “Trước sự lớn mạnh quân sự, Hội Quốc Liên đã sử dụng sức mạnh tinh thần. Phương pháp đó không đem lại kết quả nào”. Sự kiện Mãn Châu đã bộc lộ sự yếu kém của các nước thành viên, các công ước quốc tế, những lời hẹn hòa bình trong Hội Quốc Liên; Vì không có sức mạnh quân sự hỗ trợ. Đây là vết rạn tiếp theo, thể hiện sự thất bại (bất lực) của Hội Quốc Liên.

Sự kiện đánh dấu sự tan rã của Hội Quốc Liên và việc Đức giành được quyền bình đẳng về vũ trang (Hội nghị giải trừ quân bị Giơnevơ-1932), để chuẩn bị cho thời điểm chủ nghĩa phát xít lên nắm quyền (1933) đại diện là Hitle. Việc Hitle lên nắm quyền không chỉ là một sự kiện thuần túy của nước Đức, mà còn “đánh dấu một bước ngoặt quyết dịnh trong lịch sử quan hệ quốc tế”. Ngay từ khi cầm quyền Hitle đã thi hành một loạt chính sách nhằm lấy lại vị trí quan trọng của Đức trong quan hệ quốc tế và thực hiện dần từng bước kế hoạch thanh toán Hệ thống Vecxai, nhằm thiết lập quyền thống trị thế giới: Đức đòi xem xét lại hòa ước Vecxai và khi không được chấp nhận, Đức ngang nhiên tuyên bố rút khổi Hội Quốc Liên với lí do Đức không muốn bị coi là “Dân tộc ở khu vực thứ hai”. Điều này chứng tỏ, từ đây các nước phát xít sẽ dùng chính sách chạy đua vũ trang và tái thiết vũ trang chuẩn bị cho cuộc chiến tranh và Đức rất quan tâm xây dựng một khối liên minh do Đức chi phối để chuẩn bị cho việc phân chia lại thế giới. Bước tiến quan trọng trong việc thực hiện kế hoạch này là việc Đức xích lại gần Ytalia, hai nước đã đạt được thỏa thuận về việc phân chia ảnh hưởng ở Đông và Nam Á. Tiếp đó, Đức và Nhật đã đi đến kí kết hiệp ước chống quốc tế cộng sản (Thực chất là Liên Xô) vào ngày 25.11.1936.
Ngày 6.11.1937 Ytalia chính thức tham gia Hiệp ước chống quốc tế cộng sản, từ đây trục Béc lin – Rô ma và Beclin – Tokyo trước đó đã được chi phối hợp gắn kết thành trục phát xít Đông – Tây mang tính toàn cầu. Sau các hoạt động này Đức tiến hành chiến tranh xâm lược các nước lân cận.

Năm 1938 Đức dùng vũ lực sát nhập Áo vào lãnh thổ Đức dưới thời Hitle. Điều này đã biến nước Đức thành một “trại lính” khổng lồ và trở thành một cường quốc quân sự. Hội Quốc Liên bất lực, không có bất ký một phản ứng nào.

Cùng với Đức, Ytalia tiến hành chiến tranh xâm lược và thôn tính Eetiopia (1935). Trước sự khiếu nại của EEtiopia và trước sức ép của dư luận quốc tế, Hội Quốc Liên buộc phải thừa nhận rằng Ytalia là kẻ xâm lược. Ngày 11.10.1935, Hội Quốc Liên thông qua quyết định trừng phạt Ytalia về kinh tế - tài chính và lập ra một ủy ban phối hợp hành động về vấn đề nà. Song các biện pháp cấm vận không hề làm Ytalia lùi bước. Mà “lệnh trừng phạt chỉ làm Ý bực mình chứ không thực sự ngăn cản họ tiếp tục các chiến dịch”. Vì đã có sự hậu thuẫn của các nước Anh – Pháp, khiến Hội Quốc Liên phải thông qua nghị quyết xóa bỏ trừng phạt đối với Ytalia vào ngày 4.7.1936 và Ytalia cũng rút khỏi Hội Quốc Liên.

Về phía Nhật, sau sự kiện Mãn Châu thành công hơn mong đợi, quân đội Nhật gây ra sự kiện Lư Cầu Kiều (7.7.1937), lấy cớ phát động chiến tranh trên toàn lãnh thổ Trung Quốc. Ngày 12.2.1937 chính quyền Tưởng Giới Thạch đưa đơn khiếu nại về hành động xâm lược của Nhật lên Hội Quốc Liên, song bị Hội Quốc Liên từ chỗi thảo luận vấn đề này và chuyển cho các nước tham dự Hội nghị Oasinhtơnn (1922) xem xét. Nhưng Hội nghị này chỉ thông qua nghị quyết coi hành động xâm lược của Nhật Bản trái với “Hiệp ước Oasinhtơn” (9 nước) về Trung Quốc, và yêu cầu Nhật chấm dứt hành động quân sự.

Có thể nói, với những hoạt động cầm chừng do bị khống chế từ phía Anh – Pháp. Hội Quốc Liên đã hoàn toàn thất bại trong việc đảm bảo hòa bình thế giới. Vì Hội Quốc Liên không ngăn cản được việc chủ nghĩa phát xít lên cầm quyền ở Đức, Ytalia và chủ nghĩa quân phiệt đang lũng đoạn ở Nhật. Trong những thập niên đầu thế kỉ XX đã hình thành lò lửa chiến tranh cực kì nguy hiểm ở châu Âu và châu Á, đe dọa sự tồn vong của toàn nhân loại. Chứng tỏ Hội Quốc Liên đã không còn vai trò quốc tế, không có một hành động nào đáng kể để thực thi vai trò của mình, đặc biệt là khi chiến tranh thế giới thứ 2 nổ ra… Song phải đến tháng 4.1946 Hội Quốc Liên mới chính thức giải tán.


Nguồn sưu tầm
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top