Hồi kí trong mùa Tết xa quê

  • Thread starter Thread starter hihig9
  • Ngày gửi Ngày gửi
Giao thời, đôi dòng viết xa...


Ngày lên năm lên sáu, Tết là dịp mà lũ trẻ con tụi tôi háo hức chờ đợi nhất. Bỗng chốc đông về, mẹ sửa soạn chăn bông gối đệm, lại mua cho biết bao quần áo mới…” hồi kí của Kim Thu bắt đầu như thế. Dung dị, tự nhiên đi vào lòng người đọc mà không chút khoa trương, cầu kì nào cả. Hồi kí nhẹ nhàng mà sâu lắng của một nữ sinh năm đầu du học bắt đầu như thế…

Cũng lâu lắm rồi tôi không đọc các tác phẩm văn học đương đại, một phần vì ít thời gian, phần nữa vì cuộc sống mưu sinh xa nhà, và một phần vì tôi ít đọc “Hồi kí”. Hồi kí là một cái gì đó riêng tư để giãi bày lòng mình, giãi bày những tâm tư tình cảm sâu kín không biết nói, đôi khi là không thể nói cùng ai. Hồi kí ngày xưa thường được viết trong những cuốn sổ tay cá nhân, rất “bí mật”. Nhưng nay, mọi người viết hồi kí, hoặc những dạng văn gần giống như vậy trên blog, trên trang cá nhân điện tử,…chứ không còn viết trên giấy nữa. Vì vậy sự riêng tư đã phai nhạt đi nhiều. Âu cũng là cuộc sống bộn bề, ứ đọng khiến lòng người muốn được chia sẻ, muốn được bầu bạn tâm sự ở một khoảng cách không thực. Nhưng vậy mà đặc tính của hồi kí vẫn không mất đi, nó vẫn đậm đà trong từng câu, từng tâm tư của “Hồi kí trong mùa Tết xa quê” của Kim Thu.

“Hồi kí trong mùa Tết xa quê” được đăng trong cuộc thi “Mùa Tết quê tôi” diễn ra hết sức gấp gáp. Cuộc thi ấy đã “bắt buộc” người tham gia, người biết đến cuộc thị phải sống trong những kí ức của mình về Tết chứ không phải là trải nghiệm thực song hành. Đó là một chiều ngược về quá khứ, vừa đậm đà, vừa phai nhạt. Vừa gần gũi, vừa xa xôi. Nhưng với tôi, tôi thấy đây là một cuộc thi “oái ăm” và đánh đố con người. Cuộc thi sống bằng quá vãng hơn là sống bằng hiện tại và tương lai, một cuộc sống cho những người già hơn là cho những người trẻ…Vì lẽ đó, “đứa con tinh thần” của Kim Thu cũng là quá vãng. Và thật may mắn, một quá vãng gần như hoàn chỉnh cả về hình thức lẫn cốt cách của nó đã khiến cho “đứa con” này của Kim Thu không chỉ tồn tại được mà còn sống được. Tôi đọc đi đọc lại thấy kí ức của nhân vật tôi luôn trở đi trở lại những kỉ niệm thân thuộc của Tết năm nào, những nghĩ suy và tự hào xen lẫn tin tưởng.

Canh+le+trang.jpg


Thực sự tôi không biết nên cắt nghĩa tiêu đề “Hồi kí trong mùa Tết xa quê” như thế nào cho ổn? “Hồi kí/trong/mùa Tết xa quê” hay là “Hồi kí trong mùa Tết/xa quê” ? Có ít nhất hai cách cắt nghĩa như vậy. Nhưng với cách cắt nghĩa nào đi nữa thì tiêu đề cũng chứa đầy tâm trạng. Tâm trạng của một con người nặng tình xa quê trong mùa Tết…

Tác giả qua nhân vật Tôi đã cắt nghĩa Tết là gì ? Tết qua lời dậy của người mẹ: “Ngày Tết mẹ làm cơm cúng ông bà tổ tiên, lại soạn lễ cầu mong thần linh phù hộ độ trì cho cả nhà trong năm mới, lẽ nào có thể sửa soạn qua loa, không thành tâm cho được”. Qủa thực là như vậy. Thế nên, tác giả đã chiêm nghiệm và rút ra cho mình một tâm niệm: “Lòng thành ấy, tôi chẳng biết Trời Phật có thấu hiểu hay không, chỉ biết nó đã nuôi dưỡng truyền thống uống nước nhớ nguồn cũng như thấm nhuần bề dày văn hóa, phong tục, tâm linh của người Việt trong sâu thẳm trái tim tôi”. Đó là tâm linh văn hóa tồn tại bao đời nay, truyền từ đời này qua đời khác trên mảnh đất Việt Nam này. Ai cũng biết, nếu không có Tết thì con người như chim xa bầy không biết tìm về Tổ. Như cá ra biển không biết đến sông, như người hái quả không biết đến kẻ trồng cây,…

Tác giả đã nhớ, đã không quên được văn hóa đẹp đẽ, giàu giá trị tinh thần dân tộc ấy nơi phồn hoa của nước bạn. Thật đáng quý!

Hai mươi ngày trước khi tròn 17 tuổi, tôi lên đường đi du học Anh Quốc để rồi năm tháng sau trải qua cái Tết đầu tiên ở xứ người”, dòng kí ức vẫn luôn trở đi trở lại. Và trong một lần, tưởng như kí ức, những mùi vị quê hương tưởng phai nhạt đi mà bất chợt ùa về trong “có lần tôi đi ngang qua một gia đình, cái mùi nước xả vải giống hệt nhau trên quần áo của tất cả các thành viên (cái mùi mà sau này tôi gọi nó là ‘mùi gia đình’) bỗng ùa tới, tôi nhớ da diết không khí sum vầy, nhớ Việt Nam của tôi”. Và không chỉ vậy, những hoàn cảnh đối nghịch giữa một nơi sầm uất, đầy đủ với một tâm hồn thiếu thốn luôn khát khao tỉnh cảm gia đình, khát khao không khí đoàn viên. Tôi phát hiện ra trong mọi ngóc ngách của trái tim tôi tự bao giờ đã tràn ngập bởi truyền thống văn hóa Việt Nam; nhận ra con người tôi thực sự thuộc về mảnh đất giờ cách xa cả nghìn cây số chứ không phải mảnh đất tôi đang đứng, nơi mà ngày trước tôi từng khao khát đặt chân tới một lần.

“Khi ta ở chỉ là nơi đất ở

Khi ta đi đất bỗng hóa tâm hồn”…

Dòng thơ ấy lại vang lên. “Tiếng hát con tàu” của thi nhân Chế Lan Viên thủa nào tưởng ngủ yên bỗng hôm nay hiện diện nơi đây – Luân Đôn, xa hàng nghìn dặm… Và Kim Thu làm tôi nhớ đến một bài thơ khác của Chế Lan Viên lấy bối cảnh những mùa đông giá lạnh Châu Âu. Thế đó, lòng khát khao, ý chí vươn lên của người Việt chúng ta luôn truyền từ đời này qua đời khác, không khi nào dừng nghỉ. Người xưa đã đi tìm hình hài của nước, ngày nay, có thêm biết bao con người Việt không quản ngại gian khó, thiếu thốn để làm giàu mạnh cho Tổ quốc. Sức nặng trong Hồi kí của Kim Thu là ở đây.

Thời gian vẫn cứ xoay vần, thoi đưa. Không gian tết lại về rồi. Đâu đó trong Hồi kí của Kim Thu gợi nhớ man mác, tinh khôi đôi câu thơ Kiều:
Ngày xuân con én đưa thoi
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi
Cỏ non xanh rợn chân trời
Canh lê trắng điểm một vài bông hoa
(Nguyễn Du)

Tôm hồn ấy trong sáng, đồng điệu cùng những bản nhạc yêu quê hương. Những bức tranh giàu hình ảnh và sức sống. Tôi biết, những câu chữ ấy viết lên có đôi dòng nước mắt khóc cho nỗi nhớ nhà. Nhưng “tôi” ơi, Tết giống như một khoảng lặng tuyệt vời trong bản nhạc cuộc đời hối hả, để nhìn lại ta biết được bên cạnh ta còn có những ai đáng để trân trọng yêu thương, để ta ấm lòng khi thấy tình thương được sẻ chia với tụi trẻ mồ côi, người khuyết tật, các cụ già neo đơn bằng những phần quà dù ít hay nhiều. Tết là dịp để người ta xích lại với nhau, để người yêu người nhiều hơn”.Tôi tin là nhân vật “tôi” ấy đã trưởng thành lên nhiều, biết yêu thương và sẻ chia, biết sống lạc quan và bản lĩnh trong cuộc đời này. Để sống thật hơn, đời hơn.

Nếu bạn đã từng hơn một lần xa quê, trong phút chốc thôi phải xa gia đình khi khoảnh khắc giao thời, giữa năm cũ và năm mới, giữa hương nhang trầm và tiếng ca xuân rộn ràng đến gần thì tôi tin bạn sẽ đồng cảm hơn với Kim Thu. “Hồi kì trong mùa Tết xa quê” của tác giả tuy câu chữ, ý tứ của hồi kí không thực sự rõ ràng, trau chuốt nhưng nó vẫn gợi tả được cái tình, và tâm hồn giàu tình thương, trong sáng và khát vọng thiêng liêng. Tết quê!

Hồi kì không chỉ là những ghi chép kỉ niệm…

Sài Gòn, xuân 2013
Giao thời.
T.L
 
OK mình biết anh bạn TAN_KUTE này, đây là anh trai của Kim Thu, tác giả không sử dụng 2 nich, anh bạn này đang
học gần trường HuyNam
Nếu có cùng nick cũng chẳng vấn đề gì. Chúng ta đâu có nói nói trước với nhau về vấn đề này, hi hi. Chẳng có sự vi phạm hay "lỗi" gì ở đây cả :d

Qua việc này thấy vui vui về sự ủng hộ của anh trai Kim Thu :)
 
Chúc mừng bài dự thi của em Kim Thu nhé, chúc mừng vì có một người anh trai tốt, chúc mừng anh Tân có một người em gái tuyệt vời. Xin chúc mừng hai anh em!
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top