Nguyên nhân
Hội chứng sốc nhiễm độc là do một loại độc tố của chủng tụ cầu (staphylococcus) có tên là Toxic shock syndrome toxin (TSST-1) gây nên. Những người mà phơi nhiễm với độc tố của các vi khuẩn thuộc chủng tụ cầu như S. aureus hay S.pyogenes đều có thể mắc phải hội chứng này. Tuy nhiên, một phần lớn dân số mặc dù phơi nhiễm như vậy, nhưng không mắc phải hội chứng này, vì họ có trong người kháng thể kháng lại độc tố, nguyên nhân là do chủng tụ cầu là 1 khuẩn chí thường xuyên trên cơ thể người, nên trong quá trình sống có thể có 1 lúc nào đó cơ thể người bị nhiễm vi khuẩn này chẳng hạn như 1 vết cắt nhỏ hay ăn phải thức ăn nhiễm bẩn, điều này sẽ dẫn đến sự hình thành các kháng thể tự nhiên trong cơ thể người.
Triệu chứng
Độc tố của vi khuẩn này làm cho bạn liên tưởng đến triệu chứng trung gian của độc tố ruột gây ra ngộ độc và độc tố gây sốt của chủng liên cầu mà gây ra sốt đỏ. Triệu chứng bao gồm 1 đợt sốt cao vào giai đoạn đầu, có thể cao hơn 39,50C, giảm huyết áp tâm thu. Sau đó là triệu chứng buồn nôn, nôn mửa và ỉa chảy (giống với ngộ độc thực phẩm), sau đó vài ngày là triệu chứng của ban đỏ (giống sốt scarlet). Gan bàn tay và gan bàn chân bị bong vảy vào giai đoạn muộn.
Phòng ngừa bệnh Hội chứng sốc nhiễm độc
Hội chứng sốc nhiễm độc là do một loại độc tố của chủng tụ cầu (staphylococcus) có tên là Toxic shock syndrome toxin (TSST-1) gây nên. Những người mà phơi nhiễm với độc tố của các vi khuẩn thuộc chủng tụ cầu như S. aureus hay S.pyogenes đều có thể mắc phải hội chứng này. Tuy nhiên, một phần lớn dân số mặc dù phơi nhiễm như vậy, nhưng không mắc phải hội chứng này, vì họ có trong người kháng thể kháng lại độc tố, nguyên nhân là do chủng tụ cầu là 1 khuẩn chí thường xuyên trên cơ thể người, nên trong quá trình sống có thể có 1 lúc nào đó cơ thể người bị nhiễm vi khuẩn này chẳng hạn như 1 vết cắt nhỏ hay ăn phải thức ăn nhiễm bẩn, điều này sẽ dẫn đến sự hình thành các kháng thể tự nhiên trong cơ thể người.
Triệu chứng
Độc tố của vi khuẩn này làm cho bạn liên tưởng đến triệu chứng trung gian của độc tố ruột gây ra ngộ độc và độc tố gây sốt của chủng liên cầu mà gây ra sốt đỏ. Triệu chứng bao gồm 1 đợt sốt cao vào giai đoạn đầu, có thể cao hơn 39,50C, giảm huyết áp tâm thu. Sau đó là triệu chứng buồn nôn, nôn mửa và ỉa chảy (giống với ngộ độc thực phẩm), sau đó vài ngày là triệu chứng của ban đỏ (giống sốt scarlet). Gan bàn tay và gan bàn chân bị bong vảy vào giai đoạn muộn.
Phòng ngừa bệnh Hội chứng sốc nhiễm độc
- Nếu trong thời kỳ kinh nguyệt mà xuất hiện các triệu chứng sốt cao, nôn mửa hoặc tiêu chảy, hãy ngừng sử dụng băng vệ sinh và đến các cơ sở y tế để được thăm khám, để xác định là có mắc hội chứng sốc nhiễm độc hay không. Đây là một bệnh nguy hiểm nếu không được điều trị ở giai đoạn đầu nên mọi sự cẩn trọng đều cần thiết.
- Nên lựa chọn loại băng vệ sinh có độ thấm phù hợp với bản thân. Khôn nên sử dụng loại băng vệ sinh có độ thấm hút quá cao vì sẽ gây tăng nguy cơ sốc nhiễm khuẩn, gây khô, loét âm đạo,… Cũng không nên dử dụng loại băng vệ sinh có độ thấm hút kém vì dịch kinh nguyệt sẽ bị ứ đọng, trào ngược, gây nhiễm trùng,…
- Trong thời kỳ kinh nguyệt, nên tắm rửa, vệ sinh sạch sẽ. Rửa tay trước và sau khi thay băng vệ sinh, nhất là băng vệ sinh dạng tampon.
- Thay băng vệ sinh thường xuyên, khoảng 4-5 giờ/lần. Dùng xen kẽ băng vệ sinh và các tấm lót vải bông khi lượng dịch kinh nguyệt ít. Khi không có kinh không nên dùng băng vệ sinh.
- Chăm sóc kỹ các vết thương hở trên da, các vết bỏng,…Nên khám bác sĩ để được tư vấn, kê đơn thuốc phù hợp. Nếu được chỉ định kháng sinh, phải sử dụng kháng sinh đủ liều, đủ ngày.