Học từ mới hiệu quả :)

sarangheyo

Cộng tác viên
Xu
0
rong môi trường học tiếng Anh tại Việt Nam, học viên phải có ý thức tự học và nỗ lực cao để học từ vựng ngoài giờ lên lớp. Tuy nhiên điều đó lại không hề dễ dàng bởi sự phức tạp về mặt ngôn ngữ, ý nghĩa và sắc thái biểu cảm. Vậy giáo viên có thể làm gì giúp học viên đạt hiệu quả cao?

Trong môi trường học tiếng Anh tại Việt Nam, học viên phải có ý thức tự học và nỗ lực cao để học từ vựng ngoài giờ lên lớp. Tuy nhiên điều đó lại không hề dễ dàng bởi sự phức tạp về mặt ngôn ngữ, ý nghĩa và sắc thái biểu cảm. Vậy giáo viên có thể làm gì giúp học viên đạt hiệu quả cao?

Trước tiên, giáo viên cần đa dạng hoá cách trình bày từ vựng trong bài giảng. Thêm vào đó, để tăng tính hiệu quả trong việc học từ vựng (cụ thể là ghi nhớ và sử dụng thành thạo những từ đã học) cần khuyến khích học sinh tận dụng những phương pháp học họ đã biết và dạy họ những phương pháp học mới. Theo nghiên cứu của Pacivic (1999), phương pháp học có thể chia làm bốn nhóm cơ bản:

1. Học độc lập:

Nhóm này bao gồm những chương trình học tập được lên kế hoạch rõ ràng, do người học chủ động đề ra do tự họ cảm thấy cần phải tiếp xúc nhiều hơn với tiếng Anh ngoài giờ lên lớp.

- Lập ra các nhóm từ vựng theo chủ đề
- Ghi lại các từ tiếng Anh đọc được hay nghe được khi xem chương trình ti vi
- Làm những tấm card từ mới/ Lướt qua từ điển
- Mỗi ngày một từ mới
- Ghi âm lại bản tin tiếng Anh và tập nghe
- Ôn tập từ mới thường xuyên

Ở nhóm phương pháp này, việc tư duy vận dụng các đơn vị từ vựng được kết hợp với cách thức xử sự trong giao tiếp. Việc này giúp người học có thể sử dụng được các đơn vị ngôn ngữ một cách hiệu quả trong giao tiếp.

2. Luyện tập máy móc·Đọc to từ mới

- Sử dụng từ điển song ngữ
- Tự kiểm tra bản thân
- Ghi chép lại những từ mới đã học trên lớp

3. Luyện tập sử dụng trong những tình huống cụ thể:

Nhóm phương pháp này hoạt động dựa trên ngữ cảnh của từ vựng trong bài. Chúng giúp học sinh có cơ hội tiếp xúc với tiếng Anh một cách tự nhiên thông qua những tình huống giao tiếp thực tế trong cuộc sống.

- Ghi nhớ từ tiếng Anh khi đọc sách hay xem ti vi
- Sử dụng những từ đã học trong nhiều ngữ cảnh khác nhau
- Tìm định nghĩa
- Nghe bài hát tiếng Anh và tìm ra ý nghĩa của lời bài hát
- Sử dụng những từ đã học trong các cuộc hội thoại
- Luyện tập sử dụng những từ đã học cùng bạn bè

4. Ghi nhớ:

Nhóm này bao gồm một loạt phương pháp ghi nhớ dựa trên sự liên hệ về mặt hình ảnh và ngôn ngữ giữa từ tiếng Anh với từ tương ứng trong tiếng Việt hoặc với những từ tiếng Anh khác.

- Sử dụng tranh, hình ảnh minh hoạ
- Sự liên hệ với tiếng mẹ đẻ
- Tìm kiếm sự tương đồng giữa những từ đang học
- Minh hoạ bằng các phương tiện nghe nhìn khác
:waaaht:
 
Bước 1 : Đầu tiên bạn nên học theo chủ đề cho dễ học (khuyến cáo nên mua quyển bài tập từ vựng tiếng anh của Xuân Bá , có hình ảnh và bài tập đi kèm , rất dễ nhớ) . Nên học theo chủ đề bởi vì chúng sẽ giúp bạn liên tưởng tốt hơn và đồng thời cũng dễ nhớ hơn.

Bước 2 :Bạn chỉ nên học các từ đơn giản từ 1 đến 2 âm tiết vì các từ nhiều âm tiểt khác trở lên .Đa phần là từ ghép .

Vd: waterfall = water( nước ) + fall( ngã ) = thác nước
football = foot( chân ) + ball ( bóng ) = đá bóng

Tuy nhiên , vẫn còn 1 số ngoại lệ

Vd : butterfly = butter ( bơ ) + fly ( bay hoặc con ruồi ) = con bướm
screwdriver = screw ( ốc vít ) + driver ( người lái xe ) = tua vít

Trong trường hợp này , tốt nhất bạn nên sử dụng trí tưởng tượng ( tưởng tượng là yếu tố then chốt của trí nhớ ) càng cụ thể , nhiều hình ảnh sinh động và càng quái dị thì … càng tốt .

Vd : butterfly . Bạn hãy hình dung , một con bướm đang bay liệng tung tăng thì một miếng bơ thơm ngon từ đâu bay đến trúng luôn vào com bướm làm nó được ướp nguyên 1 màu vàng và bạn tưởng đó là 1 miếng bơ lạ cho vào mồm nhai nhóp nhép . ( lạy chúa con đang đói )

Bước 3 : Học các tiếp đầu ngữ và tiếp vị ngữ, ngữ căn . Tiếp đầu ngữ là những từ được thêm đằng trước từ để làm rõ nghĩa thêm . Tiếp vị ngữ cũng tương tự nhưng là ở phía sau .
( để học cái này , bạn nên mua quyển dạy đọc nhanh của tony buzan , ở đó tổng hợp tất cả 3 cái trên , rất hữu ích ) .

Vd : mis ( sai ) + understand ( hiểu ) = misunderstand ( hiểu nhầm )
under ( dưới ) + ground ( mặt đất ) = underground ( dưới mặt đất )

garden ( làm vườn ) + er ( chỉ điều kiện or hoạt động ) = gardener ( người làm vườn )
work ( làm việc ) +er ( như trên ) = worker ( công nhân )

Sự kết hợp giữa bước 2 và 3 :

Vd : goal( khung thành ) + keep ( giữ ) + er ( chỉ đk or hoạt động ) = goal ( khung thành ) + keeper ( người giữ ) = thủ môn
Bước 4 :Chia tất cả các từ cùng 1 chủ đề thành từng nhóm nhỏ ( có điêm tương đồng ) để dễ học và không bỏ sót từ nào .

vd : basketball , football , footballer , goalkeeper , runner , baseball , ..
Chia làm 2 nhóm : nhóm 1 các môn thể thao : basketball , baseball , football
nhóm 2 vận động viên : runner , goalkeeper , footballer .

Bước 5 : Phải học thường xuyên và có tính kiên trì .

Hiện tại đây là 1 số cách cơ bản , dành cho cả dân chuyên và không chuyên tiếng anh . Có thể bạn chưa đạt được mức 100 từ / ngày ngay lập tức nhưng nếu cứ làm đều đều thì mình nghĩ giới hạn ko chỉ dừng lại ở 100 từ đâu .
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top