Chia Sẻ Học cách tư duy thương mại điện tử hiện đại

Chien Tong

New member
Xu
33
Năm 2013, tại một diễn đàn về thương mại điện tử, Jack Ma - Chủ tịch tập đoàn Alibaba, doanh nghiệp thương mại điện tử lớn nhất tại châu Á, khẳng định: “Thương mại điện tử không hề giết chết các doanh nghiệp truyền thống, chúng tôi chỉ loại bỏ tư duy kinh doanh kiểu truyền thống”.
Có vẻ như câu chuyện về làn sóng đấu tranh giữa các loại hình doanh nghiệp mới và cũ đang ngày một trở nên gay gắt, và như một lẽ tất yếu, hiện nay làn sóng ấy đã tràn vào Việt Nam.​
5-xu-huong-thuong-mai-dien-tu-tren-di-dong2.jpg

Tư duy thương mại điện tử hiện đại
Để trả lời cho câu hỏi vì sao ngành thương mại điện tử của Việt Nam chưa thực sự phát triển là một câu chuyện dài. Trong nhiều lĩnh vực như bán lẻ trực tuyến, phần mềm, giao thông... chúng ta vẫn còn lúng túng và phải nhường một số vị trí dẫn đầu cho các doanh nghiệp nước ngoài ngay tại sân nhà. Tôi cho rằng, điều đó có thể bắt nguồn từ việc chúng ta đã thiếu một “tư duy thương mại điện tử” so với các đối thủ.

Đến nay, vẫn còn những doanh nghiệp không thể phân biệt giữa thương mại điện tử, bán hàng trên mạng, marketing online và quảng cáo trực tuyến. Các doanh nghiệp này cho rằng thương mại điện tử đơn giản là tạo một website và đăng bán hàng hóa trên đó.

Một người bạn của tôi từng đặt một câu hỏi thú vị như sau: Với cuốn sách thông thường, sau khi đọc xong, bạn có thể bán lại như một cuốn sách cũ với giá khoảng 60% sách mới, còn với một cuốn ebook, liệu rằng chúng ta có thể bán lại sau khi đã đọc xong hay không? Và nếu có thì giá bán sẽ là bao nhiêu phần trăm so với sách mới?

Đã có nhiều câu trả lời khác nhau với câu hỏi trên, nhưng bài học rút ra ở đây là: Trong một môi trường công nghệ, không thể nào áp đặt hoàn toàn lối tư duy truyền thống để giải quyết vấn đề. Rõ ràng, một cuốn sách điện tử cần được ứng xử khác với sách in, và một cuốn sách điện tử cũ thì cần cách ứng xử thực sự đột phá so với sách in cũ.

Bản chất của thương mại điện tử là ứng dụng công nghệ để tạo ra giá trị cho cuộc sống với rất ít chi phí và công sức. Công nghệ điện tử có thể được triển khai ở mọi khâu trong một chuỗi cung ứng như: sản xuất, vận chuyển, lưu trữ, tiếp thị, phân phối, chăm sóc khách hàng... Nếu áp dụng vào khâu nào, giá trị sẽ tăng vọt ở khâu đó.

Hãy tưởng tượng, một doanh nghiệp sản xuất sữa có thể dự đoán chính xác lượng sữa tiêu thụ từng tháng trong năm ở các đại lý để lên kế hoạch sản xuất; Một website bán sách qua mạng có thể nhanh chóng lấy đúng cuốn sách bạn cần ra khỏi kho hàng trong vòng 5 phút; Một công ty sản xuất điện thoại hàng đầu không cần đến hệ thống đại lý bán lẻ; Nhà hàng không cần nhân viên phục vụ bàn; Danh sách các triệu phú đang dài thêm mỗi ngày nhờ vào các ứng dụng di động... Đó quả là những điều thần kỳ của công nghệ mà con người chưa từng chứng kiến trong quá khứ.

Trong nền kinh tế mới, không chỉ có các công ty công nghệ mà mọi ngành nghề đều không thể đứng ngoài cuộc chơi, dù cho đó là lĩnh vực nông nghiệp, thủ công, bất động sản, thương mại, y tế, giáo dục... Nhưng lâu nay chúng ta vẫn áp dụng công nghệ một cách mơ hồ, coi việc ứng dụng công nghệ mới như một thứ trang sức để trưng bày hơn là lợi thế cạnh tranh sống còn để tồn tại. Công nghệ đã cho phép tạo ra những doanh nghiệp nhỏ vượt lên doanh nghiệp lớn. Điều này cũng có nghĩa là các quốc gia nhỏ, đang phát triển có thể nhanh chóng thu hẹp khoảng cách với các nước khác mà không cần đến thời gian hàng thế kỷ.

Sở dĩ ở Việt Nam, các ứng dụng gọi xe taxi hiện nay được ủng hộ cũng vì họ đã làm được một việc quan trọng: tiết kiệm thời gian và chi phí cho người dùng, tài xế, doanh nghiệp, và sau tất cả chính là tiết kiệm nguồn lực cho xã hội. Nếu chỉ đánh giá việc làm đó theo cách nhìn truyền thống, chúng ta sẽ bỏ lỡ cơ hội vươn lên phía trước trong bối cảnh đất nước còn nhiều khó khăn về nguồn lực.

Làn sóng thương mại điện tử đã gõ cửa nền kinh tế Việt Nam. Để đón nhận và tận dụng tốt, có lẽ mỗi cá nhân, tổ chức đều nên cởi mở và trang bị một “tư duy điện tử” cho chính mình.​
 
Nếu để ý sẽ thấy, cùng với sự phát triển TMĐT trên thế giới thì đồng thời nền kinh tế thế giới cũng rơi vào tình trạng suy thoái với nạn thất nghiệp gia tăng, không loại trừ một phần do chính cái gọi là "tư duy điện tử" đã và đang giết chết khối lao động phổ thông, vốn là lực lượng cơ bản giúp nền kinh tế đứng vững. Tiết kiệm nguồn lực cũng có thể dẫn đến dư thừa nguồn lực, tiết kiệm chỉ có hiệu quả khi chúng ta thiếu, còn nếu vốn dĩ đã thừa mà lại đi tiết kiệm thì chỉ càng làm cho nền kinh tế suy kiệt bởi hiệu quả sử dụng tổng nguồn lực là rất thấp! Khi đó tiền chỉ chảy vào túi một nhóm nhỏ có dính líu đến TMĐT, còn nhóm khác sẽ nghèo, và phân hóa sẽ ngày càng lớn. Không rõ tác giả đã suy xét đến phạm vi như vậy chưa?
 
Nếu để ý sẽ thấy, cùng với sự phát triển TMĐT trên thế giới thì đồng thời nền kinh tế thế giới cũng rơi vào tình trạng suy thoái với nạn thất nghiệp gia tăng, không loại trừ một phần do chính cái gọi là "tư duy điện tử" đã và đang giết chết khối lao động phổ thông, vốn là lực lượng cơ bản giúp nền kinh tế đứng vững. Tiết kiệm nguồn lực cũng có thể dẫn đến dư thừa nguồn lực, tiết kiệm chỉ có hiệu quả khi chúng ta thiếu, còn nếu vốn dĩ đã thừa mà lại đi tiết kiệm thì chỉ càng làm cho nền kinh tế suy kiệt bởi hiệu quả sử dụng tổng nguồn lực là rất thấp! Khi đó tiền chỉ chảy vào túi một nhóm nhỏ có dính líu đến TMĐT, còn nhóm khác sẽ nghèo, và phân hóa sẽ ngày càng lớn. Không rõ tác giả đã suy xét đến phạm vi như vậy chưa?
TMDT là xu hướng chung của toàn cầu rồi, nếu ta làm không tốt thì tiền sẽ chui vào túi của DN nước ngoài lúc đấy vừa thừa nguồn lực (như bạn nói) lại vừa mất tiền.
 
Cách nghĩ của bạn tưởng rộng lại hóa hẹp. Trước kia khi đi từ sản xuất thủ công, nông nghiệp sang công nghiệp, tự động hóa cũng khiến bao người lâm vào thất nghiệp. Lý do là thời đại mới đã đến nhưng những người này chưa kịp trang bị cho mình những kỹ năng phú hợp với thị hiếu thời đại đó. Ví dụ trước đó thời nông nghiệp, mọi người chỉ biết có đủ ăn đủ mặc thì xã hội chỉ cần thợ thủ công, thợ mộc, nông dân để làm việc thì sang thời công nghiệp tự động đưa máy móc vào đó thì xã hội không cần nhiều nông dân nhưng lại rất thiếu kỷ sư điện tử cơ khí.

Mấu chốt của vấn đề là tạo ra giá trị mới, tăng năng suất lao động, giảm làm việc chân tay, tăng làm việc trí não. Vậy còn thời đại CNTT, công nghệ cao thì sao? Xã hội chuyển từ nhu cầu ăn ở tiện nghi bình thường sang nhu cầu công nghệ cao, giải trí, sáng tạo, dịch vụ... Một cái TV không chỉ xem được mà phải mỏng đẹp, phần mềm không chỉ làm việc mà phải chơi được, thú vị, phải kết nối với mọi người, chương trình tv không chỉ mà phim mà cần nhiều video blog, game show, món ăn thì cần phải có món của mọi nơi trên thế giới.

Các giá trị cuộc sống cũng giống như từ nông nghiệp lên công nghiệp chỉ thêm vào, nâng cấp chứ không mất đi. Như vậy thay vì cần nhiều kỹ sư cơ khí, điện tử, chúng ta cần nhiều kỹ sư phần mềm, người làm blog, người làm phim, người phát triển nội dung game, kỷ sư nghiên cứu, đầu bếp, kỷ sư công nghệ vật liệu...Những người nào thất nghiệp thì phải thay đổi thích nghi và bổ sung kiến thức của thời đại mới.
 
Bạn thân mến, đúng là bản chất của thương mại điện tử là ứng dụng công nghệ để tạo ra giá trị cho cuộc sống với rất ít chi phí và công sức. Năm 2003- 2006 mình học MBIS (cao học Việt Bỉ) – Master of business and information system. Khóa học này đã trang bị cho học viên rất nhiều kiến thức để ứng dụng công nghệ thông tin trong quản trị doanh nghiệp.

Học xong mình rất hứng thú và đã có báo cáo đề xuất với Lãnh đạo của doanh nghiệp mình ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý Nguyên liệu đầu vào, bán hàng, hàng tồn kho, công nợ… trong toàn hệ thống Tổng công ty, nhưng không được các bác lãnh đạo ủng hộ vì chi phí làm phần mềm lớn. Thực ra các bác ấy không biết được lợi nhuận thu được từ ứng dụng công nghệ thông tin trong quản trị hoạt động thương mại là rất lớn. Thế đấy quan trọng là nhận thức của con người và ý chí có muốn làm hay không thôi!
 
Thương mại điện tử hiểu tóm tắt là ứng dụng những công nghệ tiên tiến của con người vào hoạt động thương mại. Đối với thương mại truyền thống bạn phải đến cửa hàng lớn hoặc nhỏ để mua hàng.

Còn với thương mại điện tử đã được ứng dụng những công nghệ vào mọi khâu của quá trình mua bán như: bạn ngồi nhà có thể bạn so sánh giá cả, chủng loại sản phẩm, bạn có thể thanh toán trực tuyến vào hoạt động mua bán. Và gần như chắc chắn rằng" nếu bạn hiểu biết và so sánh được" thì bạn sẽ mua cho mình một sản phẩm với giá cả tốt nhất vẫn đảm bảo chất lượng.

Vì thương mại điện tử cắt giảm rất nhiều thứ chi phí mà thương mại truyền thống không có được. Ví dụ TMDT cắt giảm: chi phí mặt bằng bạn có thể bán hàng ngay tại nhà- hàng hóa của bạn vẫn như hàng hóa siêu thị, chi phí thuê nhân viên đứng bán hàng như tại các siêu thị....và một điều cực kỳ quan trọng trong thế giới TMDT là dễ kiểm soát hơn trong khâu tồn kho( cứ thử nghĩ mà xem)...thanks.
 
Mình đưa cho bạn một ví dụ nhé: Bạn đang dùng DTDD nhưng vào một ngày mưa gió bạn không thể đi nộp tiền thuê bao được hoặc mua thẻ cào để trả tiền, thế là điện thoại của bạn không thể gọi được mà bạn đang có việc rất rất quan trọng cần gọi. Bạn phải làm gì ?. TMĐT đây. Bạn vào trang ipay.vn với TK internet Banking bạn đã đăng ký với Ngân hàng và TK bạn còn tiền là bạn giải quyết việc đấy trong 30s với chiết khấu, khuyến mãi tốt hơn nhiều là ra mua thể cào để nạp cho điện thoại của bạn
 
Những năm 50 thế kỷ trước khi Computer còn chiếm diện tích một căn phòng người ta đọng nghĩa ngắn gọn đó là cái gậy để con người hái trái táo trên cao dễ dàng hơn nói nôm na công nghệ thông tin IT mãi chỉ là công cụ. Con người cần trái táo nên sẽ biết sử dụng công cụ hữu hiệu. Nền tảng phát triển xã hội vẫn là phải sản xuất ra thật nhiều của cải VẬT CHẤT chứ không thể trông chờ đơn thuần vào công cụ có thể biến một cô á hậu thứ n thành Hoa hậu được...? Không nên thần thánh hoá TMĐT
 
Những năm 50 thế kỷ trước khi Computer còn chiếm diện tích một căn phòng người ta đọng nghĩa ngắn gọn đó là cái gậy để con người hái trái táo trên cao dễ dàng hơn nói nôm na công nghệ thông tin IT mãi chỉ là công cụ. Con người cần trái táo nên sẽ biết sử dụng công cụ hữu hiệu. Nền tảng phát triển xã hội vẫn là phải sản xuất ra thật nhiều của cải VẬT CHẤT chứ không thể trông chờ đơn thuần vào công cụ có thể biến một cô á hậu thứ n thành Hoa hậu được...? Không nên thần thánh hoá TMĐT

Bài viết không thần thánh hoá bạn à. Đơn giản là khi bạn viết ý kiến mình lên diễn đàn này để mọi người đọc, thì bản thân cái comment này là khái niệm sơ khai của TMĐT đó bạn. Nếu tôi nói bạn "ấu trĩ", bạn có giận tôi không?
 
Bài viết không thần thánh hoá bạn à. Đơn giản là khi bạn viết ý kiến mình lên diễn đàn này để mọi người đọc, thì bản thân cái comment này là khái niệm sơ khai của TMĐT đó bạn. Nếu tôi nói bạn "ấu trĩ", bạn có giận tôi không?
Bạn cũng thật buồn cười, cứ cho nó là công cụ đi! bạn quay về sống thời kỳ hái lượm bằng công cụ thô sơ đi! hoặc bạn đi bộ chu du thế giới đi, hết cuộc đời bạn mới mò chân được sang một nước xa xôi! Phương tiện đấy, công cụ đấy, cái Robot kia nó cũng là công cụ mà chúng ta bắt nó làm những việc tạo ra của cải VẬT CHẤT đó và minh thì nghi ngơi, bạn thích lý luận kiểu nào nữa nhỉ! đã không thông còn đưa toán học vào để ví dụ cô hoa hâu thứ n ..., n+1 nữa!
 
Bất hạnh thay, đúng là TMĐT đang lấn át và có khi bóp chết thương mại truyền thống vốn là nguồn sống của triệu triệu người. Nhưng ! TMĐT là xu hướng tất yếu không thể cưỡng lại được, chỉ có điều là tùy mỗi nơi mà nó tiến nhanh hay chậm mà thôi. Cách hợp lý nhất là chúng ta phải nhanh chóng làm quen và dần dần làm chủ phương thức KD mới này. Nếu không, sẽ bị thụt lùi, bị đào thải đẻ rồi cuối cùng trở thành nô lệ.
 
Nói đơn giản thế này. Thay vì bạn muốn mua một đôi giày cách xa nhà hàng chục, hàng trăm km, bạn chỉ việc ngồi nhà và click chuột, bạn sẽ được mang đến tận nhà và thử, ưng ý thì mua, không ưng thì trả lại mà chẳng mất gì! Vậy điều gì tạo nên điều kỳ diệu đó? Chắc rồi, chỉ có thể là Thương Mại Điện Tử
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top