Chiếc thuyền ngoài xa được Nguyễn Minh Châu sáng tác trong thời kì đổi mới của đất nước. Khi ấy xã hội đang trên đà phát triển, kinh tế phát triển theo xu hướng hàng hóa nhiều thành phần và hàn gắn vết thương chiến tranh đi lên chủ nghĩa xã hội. Đất nước có nhiều cái mới tốt đẹp văn minh hơn nhưng đồng thời vẫn có những mảng tối mà nhà nước không thể đi sâu hết được.
Đề bài: Trình bày ngắn gọn hoàn cảnh ra đời và ý nghĩa nhan đề tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu.
* Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa”:
- Hoàn cảnh chung: “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu được sáng tác vào tháng 8 năm 1983, lúc đầu được in trong tập “Bến quê”. Sau đó, nó có vinh dự được nhà văn dùng để đặt tên cho cả tập truyện ngắn xuất bản năm 1987. Đó là một thời điểm khá đặc biệt: Cuộc chiến tranh chống đế quốc Mỹ và tay sai đã kết thúc thắng lợi, chúng ta trở về với muôn mặt của đời thường. Đồng thời, đó là thời điểm cả dân tộc bước vào giai đoạn đổi mới, cho nên cuộc sống có nhiều điều bất ngờ, thú vị, có sức hút đối với văn nghệ sỹ trong đó có Nguyễn Minh Châu.
- Hoàn cảnh riêng: “Chiếc thuyền ngoài xa” là truyện ngắn xuất sắc sau giai đoan năm 1975 của Nguyễn Minh Châu. Trong giai đoạn này, qua tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” nhà văn bộc lộ sự chuyển biến quan trọng trong sáng tác. Từ phong cách mang đậm tính chiến đấu sử thi hùng tráng có thiên hướng trữ tình lãng mạn, chuyển sang cảm hứng thế sự, cảm hứng nhân sinh. Ngòi bút tài hoa của nhà văn hướng vào thể hiện con người trong hành trình nhọc nhằn kiếm tìm hạnh phúc và bình yên. “Chiếc thuyền ngoài xa” thực sự là tác phẩm mang giá trị nhân đạo sâu sắc, đồng thời giúp nhà văn gửi gắm được những thông điệp nghệ thuật quan trọng.
* Ý nghĩa nhan đề tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa”:
- “Chiếc thuyền ngoài xa” là một nhan đề có ý nghĩa biểu tượng, hé mở tình huống truyện, thể hiện chủ đề tác phẩm:
+ Nhan đề bao gồm đối tượng quan sát là “chiếc thuyền”, cự ly quan sát là ngoài xa, người quan sát là nghệ sỹ nhiếp ảnh Phùng, cùng những đối tượng quan sát khác nhưng ở cự ly khác nhau, sẽ cho những kết quả khác nhau.
+ “Chiếc thuyền ngoài xa” xuất hiện trong truyện ngắn trước hết hướng người đọc tới hình ảnh tuyệt đẹp đó là con thuyền thu lưới trong biển sớm mù sương, nó toàn bích như một bức tranh mực tàu của một danh họa thời cổ. Vẻ đẹp ấy khiến cho người nghệ sỹ bối rối, xúc động, cảm thấy khám phá được chân lý của cái hoàn thiện. Nhưng khi chiếc thuyền tới gần, phía sau vẻ đẹp toàn bích ấy là bao cảnh đời trái ngang, đau khổ, phũ phàng.
+ Vậy là qua mâu thuẫn giữa cái đẹp tuyệt đỉnh của ngoại cảnh với hiện thực phũ phàng của cuộc sống, nhà văn mang đến cho người đọc một bài học đúng đắn về cách nhìn nhận cuộc sống; con người phải có cái nhìn đa diện, nhiều chiều, tránh cái nhìn giản đơn, sơ lược, phải hiện ra bản chất thực sự sau bề ngoài của sự vật, hiện tượng.
– Nhan đề “Chiếc thuyền ngoài xa” còn là một khái quát giản dị về mối quan hệ giữa nghệ thuật với đời sống: Nghệ thuật đích thực phải luôn gắn bó khăng khít với hiện thực cuộc sống, người nghệ sỹ phải có bản lĩnh trung thực để khám phá những hiện thực dẫu là sự tàn nhẫn của cuộc sống con người. Nguyễn Minh Châu đã từng khẳng định: “Nhà văn không có quyền nhìn sự việc một cách đơn giản mà nhà văn cần phấn đấu đề đào xới bản chất con người vào các tầng sâu lịch sử”
– Nhan đề “Chiếc thuyền ngoài xa” đưa đến một quan niệm: người nghệ sĩ phải có cảm hứng, sẻ chia, thấu hiểu, thường mực về số phận, hạnh phúc của con người thì tác phẩm nghệ thuật mới đạt được giá trị nghệ thuật cao nhất.
Đề bài: Trình bày ngắn gọn hoàn cảnh ra đời và ý nghĩa nhan đề tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu.
- Hoàn cảnh chung: “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu được sáng tác vào tháng 8 năm 1983, lúc đầu được in trong tập “Bến quê”. Sau đó, nó có vinh dự được nhà văn dùng để đặt tên cho cả tập truyện ngắn xuất bản năm 1987. Đó là một thời điểm khá đặc biệt: Cuộc chiến tranh chống đế quốc Mỹ và tay sai đã kết thúc thắng lợi, chúng ta trở về với muôn mặt của đời thường. Đồng thời, đó là thời điểm cả dân tộc bước vào giai đoạn đổi mới, cho nên cuộc sống có nhiều điều bất ngờ, thú vị, có sức hút đối với văn nghệ sỹ trong đó có Nguyễn Minh Châu.
- Hoàn cảnh riêng: “Chiếc thuyền ngoài xa” là truyện ngắn xuất sắc sau giai đoan năm 1975 của Nguyễn Minh Châu. Trong giai đoạn này, qua tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” nhà văn bộc lộ sự chuyển biến quan trọng trong sáng tác. Từ phong cách mang đậm tính chiến đấu sử thi hùng tráng có thiên hướng trữ tình lãng mạn, chuyển sang cảm hứng thế sự, cảm hứng nhân sinh. Ngòi bút tài hoa của nhà văn hướng vào thể hiện con người trong hành trình nhọc nhằn kiếm tìm hạnh phúc và bình yên. “Chiếc thuyền ngoài xa” thực sự là tác phẩm mang giá trị nhân đạo sâu sắc, đồng thời giúp nhà văn gửi gắm được những thông điệp nghệ thuật quan trọng.
* Ý nghĩa nhan đề tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa”:
- “Chiếc thuyền ngoài xa” là một nhan đề có ý nghĩa biểu tượng, hé mở tình huống truyện, thể hiện chủ đề tác phẩm:
+ Nhan đề bao gồm đối tượng quan sát là “chiếc thuyền”, cự ly quan sát là ngoài xa, người quan sát là nghệ sỹ nhiếp ảnh Phùng, cùng những đối tượng quan sát khác nhưng ở cự ly khác nhau, sẽ cho những kết quả khác nhau.
+ “Chiếc thuyền ngoài xa” xuất hiện trong truyện ngắn trước hết hướng người đọc tới hình ảnh tuyệt đẹp đó là con thuyền thu lưới trong biển sớm mù sương, nó toàn bích như một bức tranh mực tàu của một danh họa thời cổ. Vẻ đẹp ấy khiến cho người nghệ sỹ bối rối, xúc động, cảm thấy khám phá được chân lý của cái hoàn thiện. Nhưng khi chiếc thuyền tới gần, phía sau vẻ đẹp toàn bích ấy là bao cảnh đời trái ngang, đau khổ, phũ phàng.
+ Vậy là qua mâu thuẫn giữa cái đẹp tuyệt đỉnh của ngoại cảnh với hiện thực phũ phàng của cuộc sống, nhà văn mang đến cho người đọc một bài học đúng đắn về cách nhìn nhận cuộc sống; con người phải có cái nhìn đa diện, nhiều chiều, tránh cái nhìn giản đơn, sơ lược, phải hiện ra bản chất thực sự sau bề ngoài của sự vật, hiện tượng.
– Nhan đề “Chiếc thuyền ngoài xa” còn là một khái quát giản dị về mối quan hệ giữa nghệ thuật với đời sống: Nghệ thuật đích thực phải luôn gắn bó khăng khít với hiện thực cuộc sống, người nghệ sỹ phải có bản lĩnh trung thực để khám phá những hiện thực dẫu là sự tàn nhẫn của cuộc sống con người. Nguyễn Minh Châu đã từng khẳng định: “Nhà văn không có quyền nhìn sự việc một cách đơn giản mà nhà văn cần phấn đấu đề đào xới bản chất con người vào các tầng sâu lịch sử”
– Nhan đề “Chiếc thuyền ngoài xa” đưa đến một quan niệm: người nghệ sĩ phải có cảm hứng, sẻ chia, thấu hiểu, thường mực về số phận, hạnh phúc của con người thì tác phẩm nghệ thuật mới đạt được giá trị nghệ thuật cao nhất.
Sửa lần cuối bởi điều hành viên: