Hoá Nhận Biết Lớp 10.

PhamQuocThinh96

New member
Xu
0
1/ Có hiện tượng gì giống và khác nhau khi nhỏ vào dd AlCl3 tưng giọt:
a. dd NH3
b. dd NaOH
Giải thích bằng phương trình phản ứng.

2/ Giải thích ngắn gọn và chứng minh bằng các pt p. ứng:
a. Clorua vôi có tác dụng tẩy màu và sát trùng
b. Tác dụng làm sạch nước phèn chua.
c. Sự hình thành thạch nhũ trong cá hang động.

3/ Không được dùng thêm 1 hoá chất nào nữa, hãy nhận biết 5 lọ bị mất nhãn sau đây:
NaHSO4, KHCO3, Mg(HCO3)2, Na2CO3, Ba(HCO3)2.

4/ Cho 3 bình đựng dd bị mất nhãn: Bình A( KHCO3 + K2CO3), Bình B ( KHCO3 + K2SO4), Bình C ( K2SO4 + K2CO3 ). Chỉ dùng thêm 2 hoá chất là : dd HCl và dd BaCl2, để nhận biết 3 lọ hoá chất trên.

.
 
1/ Có hiện tượng gì giống và khác nhau khi nhỏ vào dd AlCl3 tưng giọt:
a. dd NH3
b. dd NaOH
Giải thích bằng phương trình phản ứng.
Giống nhau: Đều có kết tủa trắng.
Khác:
- Nếu nhỏ vào NH[SUB]3[/SUB], kết tủa tạo ra ko bị tan ngay.
- Nếu nhỏ vào NaOH: đầu tiên kết tủa đc tạo sau đó tan ngay, nếu cứ nhỏ tiếp, đến 1 lúc nào đó sẽ ko bị tan kết tủa nữa.
2/ Giải thích ngắn gọn và chứng minh bằng các pt p. ứng:
a. Clorua vôi có tác dụng tẩy màu và sát trùng
b. Tác dụng làm sạch nước phèn chua.
c. Sự hình thành thạch nhũ trong các hang động.
a. CaOCl[SUB]2[/SUB] CTCT có nhóm -OCl, nên cũng có tính oxh cao,điều này làm cho nó có tác dụng tẩy màu, phân hủy các hợp chất màu nhờ tính oxh, và diệt khuẩn
b. Phèn chua khi hòa vào nước, ion Al[SUP]3+[/SUP] sẽ thể hiện tính axit của nó, tạo ra Al(OH)[SUB]3[/SUB], Al(OH)[SUB]3[/SUB] có tính bề mặt cao, nó sẽ làm các chất bẩn bám vào và lắng xuống dưới,nước trở nên trong.
c. Sự tạo thành thạch nhũ gồm 2 quá trình:

- Phá hủy đá vôi CaCO[SUB]3[/SUB] do tác dụng của nước mưa có hòa tan CO[SUB]2[/SUB] tạo ra muối Ca(HCO[SUB]3[/SUB])[SUB]2[/SUB] tan:

CaCO[SUB]3[/SUB] + CO[SUB]2[/SUB] + H[SUB]2[/SUB]O → Ca(HCO[SUB]3[/SUB])[SUB]2[/SUB]
- Sự phân hủy Ca(HCO[SUB]3[/SUB])[SUB]2[/SUB] theo các kẽ nứt chảy xuống các vòm hang và bị phân hủy tạo thành thạch nhũ:

Ca(HCO[SUB]3[/SUB])[SUB]2[/SUB] → CaCO[SUB]3[/SUB] ↓ + CO[SUB]2[/SUB] + H[SUB]2[/SUB]O
4/ Cho 3 bình đựng dd bị mất nhãn: Bình A( KHCO3 + K2CO3), Bình B ( KHCO3 + K2SO4), Bình C ( K2SO4 + K2CO3 ). Chỉ dùng thêm 2 hoá chất là : dd HCl và dd BaCl2, để nhận biết 3 lọ hoá chất trên.
Cho BaCl2 dư vào các ống nghiệm, thu kết tủa và lọc lấy. Cho HCl dư vào các kết tủa:
- Kết tủa nào có hiện tượng tạo khí và tan hết thì là kết tủa của ống ( KHCO[SUB]3[/SUB] + K[SUB]2[/SUB]CO[SUB]3[/SUB])
- Kết tủa nào có hiện tượng tạo khí và tan 1 phần, phần còn lại bền ko tan dù dư axit thì là kết tủa của ống ( K[SUB]2[/SUB]SO[SUB]4[/SUB] + K[SUB]2[/SUB]CO[SUB]3[/SUB] )
- Kết tủa nào không thấy hiện tượng gì là kết tủa của ống ( KHCO[SUB]3[/SUB] + K[SUB]2[/SUB]SO[SUB]4[/SUB])
P/s: Nếu đã biết ống A đựng j, ống B đựng j như đề bài thì ko cần nhận biết...^^!
 
Câu 1 :
ptpu như sau :
khi cho vào NH3
NH3 + AlCl3 + H2O => Al(OH)3 + NH4Cl ( Al(OH)3 không bị hòa tan bởi NH3 dư do không có khả năng tạo phức với NH3 dư )
Còn khi cho vào dung dich NaOH thì chắc pư này em viết mãi rồi
NaOH + AlCl3 => NaCl + Al(OH)3
khi NaOH dư
NaOH + Al(OH)3 => NaAlO2 + H2O
pư em tự cân bằng nhá.
 
đáp án câu 3.
Đun nóng các dung dịch
Có khí bay ra là KHCO3
Có khí bay ra + kết tủa là Mg(HCO3)2 + Ba(HCO3)2 (nhóm 1 )
Không có hiện tượng gì là NaHSO4 + Na2SO3 (nhóm 2)
cho KHCO3 vào nhóm hai => có khí bay ra là NaHSO4, lọ còn lại là Na2SO3
cho NaHSO4 Vào 2 kết tủa MgCO3 và BaCO3
lọ có khí bay lên là MgCO3 => lọ ban đầu là Mg(HCO3)2
Có khí + kết tủa là BaCO3 => lọ ban đầu là Ba(HCO3)2
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
T xin đưa ra 1 cách khác để làm bài 3: Cũng đun nóng các dung dịch, thấy kết tủa là Mg(HCO[SUB]3[/SUB])[SUB]2[/SUB] và Ba(HCO[SUB]3[/SUB])[SUB]2[/SUB]. Không hiện tượng là 3 chất còn lại. Lấy 1 trong 2 dung dịch Mg(HCO[SUB]3[/SUB])[SUB]2[/SUB] hoặc Ba(HCO[SUB]3[/SUB])[SUB]2[/SUB], cho vào 3 chất còn lại: - Chất nào khi cho vào thấy khí thoát ra là NaHSO[SUB]4[/SUB]. Nếu kèm kết tủa thì chất mang cho vào là Ba(HCO[SUB]3[/SUB])[SUB]2[/SUB]. Chỉ có khí thì là Mg(HCO[SUB]3[/SUB])[SUB]2[/SUB]. - Chất nào thấy tạo kết tủa trắng là Na[SUB]2[/SUB]SO[SUB]3[/SUB]. - Chất nào không thấy hiện tượng xảy ra là KHCO[SUB]3[/SUB]. Đã xong, 1 lần đun + 1 lần thí nghiệm....
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Câu 1 : ptpu như sau : khi cho vào NH3 NH3 + AlCl3 + H2O => Al(OH)3 + NH4Cl ( Al(OH)3 không bị hòa tan bởi NH3 dư do không có khả năng tạo phức với NH3 dư ) Còn khi cho vào dung dich NaOH thì chắc pư này em viết mãi rồi NaOH + AlCl3 => NaCl + Al(OH)3 khi NaOH dư NaOH + Al(OH)3 => NaAlO2 + H2O pư em tự cân bằng nhá.
Đã thiếu 1 pt ở đây,nếu chỉ có thế này thì hiện tượng sẽ dừng lại ở mức độ tạo dung dịch trong suốt, nhưng thực tế ko vậy, cứ cho tiếp AlCl[SUB]3[/SUB] thì sẽ có hiện tượng tạo lại kết tủa và không tan nữa, điều này đc giải thích qua pt:
AlCl[SUB]3[/SUB] + 3 NaAlO[SUB]2[/SUB] + 6 H[SUB]2[/SUB]O ---> 3 NaCl + 4 Al(OH)[SUB]3[/SUB]
Giải thích sự xảy ra của pt bằng ion:
Trong dung dịch sau khi kết tủa tan, nó có NaAlO[SUB]2[/SUB], chất này có môi trường bazo khi tan trong dung dịch:
[Al(OH[SUB]4[/SUB])][SUP]-[/SUP] ---> Al(OH)[SUB]3[/SUB] + OH[SUP]-[/SUP] (1)
Còn AlCl3 khi tan tạo môi trường axit:
Al[SUP]3+[/SUP] + 3 H[SUB]2[/SUB]O ---> Al(OH)[SUB]3[/SUB] + 3 H[SUP]+[/SUP]
Khi cho AlCl[SUB]3[/SUB] vào dung dịch, H[SUP]+[/SUP] tạo ra sẽ tương tác vs OH[SUP]-[/SUP], làm cân bằng (1) chuyển dịch sang phải tạo ra kết tủa.
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top