HÓA HỌC 8 BÀI 5: NGUYÊN TỐ HÓA HỌC
I. Nội dung kiến thức
1. Nguyên tố hoá học
a. Định nghĩa :
-Nguyên tố hóa học là những nguyên tử cùng loại, có cùng số proton trong hạt nhân.
-Số p đặc trưng cho 1 nguyên tố.
b. Kí hiệu hoá học:
- Mỗi nguyên tố hoá học được biểu diễn bằng một kí hiệu hóa học.Ví dụ : Nguyên tố S
Nguyên tố khác .
- Kí hiệu của ng.tố Canxi: Ca.
- Kí hiệu của ng.tố Oxi : O
- K.hiệu của ng.tố Nhôm: Al
2.Có bao nhiêu nguyên tố hoá học ?
Xem bảng tuần hoàn ở phía trên .
- Có trên 110 nguyên tố.
- Nguyên tố oxi chiếm gần 50% khối lượng vỏ trái đất.
- Nguyên tố đứng thứ 2 trong lớp vỏ trái đất là Si.
- Những nguyên tố nặng như Fe, Ni, Zn , Cu thông thường chìm sâu vào trong vỏ trái đất.
3. Nguyên tử khối :
- Nguyên tử khối là khối lượng nguyên tử được tính bằng đơn vị Cacbon.
- Mỗi nguyên tố có nguyên tử khối riêng biệt.
Ví dụ :
C = 12 đvC ; H = 1 đvC
O = 16đvC ; Ca = 40 đvC
II. Câu hỏi
(Học sinh sử dụng bảng 1 trang 42 và bảng trang 21 để làm bài)
1. Dùng chữ số và KHHH để biểu diễn các ý sau : 3 nguyên tử Bari, 5 nguyên tử hidro, 4 ng.tử magiê
2 Nguyên tử của ng.tố A có khối lượng nặng gấp 14 lần nguyên tử Hidro, em hãy tra bảng 1 và cho biết
a. A là nguyên tố nào ?
b. Số p và số e trong nguyên tử ?
3. Nguyên tử của ng.tố B có 16 proton trong hạt nhân. Hãy trả lời các câu hỏi sau:
a. Tên và kí hiệu của B
b. Số e trong ng.tử của nguyên tố B.
c. Nguyên tử B nặng gấp bao nhiêu lần nguyên Hidro, nguyên tử Oxi?
4. Xem bảng 1 – cho biết kí hiệu và tên gọi của nguyên tố R biết rằng : nguyên tử R nặng gấp 4 lần so với ng.tử Nitơ.
5. Hãy so sánh xem nguyên tử sắt nặng hay nhẹ hơn, bằng bao nhiêu lần so với:
a) Nguyên tử Cacbon.
b) Nguyên tử oxi.
c) Nguyên tử đồng.
d) Nguyên tử lưu huỳnh
gợi ý trả lời :
câu 1. 3Ba , 5H , 4Mg
câu 2. do A nặng gấp 14 lần H nên khối lượng A = 1.14 = 14 đvc.
tra bảng trang 42 sgk A là Nito . vậy A có 7 proton và electron.
câu 3. B là S lưu huỳnh.S có 16 electron
ntk S : ntk H = 32 / 1 = 32
ntk S : ntk O = 32 / 16 = 2
câu 4. R = 4.14 = 64 vậy R là Cu đồng.
câu 5. ntk Fe: ntk C = 56 : 12 = 4,67 lần > 1 nên Fe nặng hơn C.
Tương tự những chất còn lại.
câu 2. do A nặng gấp 14 lần H nên khối lượng A = 1.14 = 14 đvc.
tra bảng trang 42 sgk A là Nito . vậy A có 7 proton và electron.
câu 3. B là S lưu huỳnh.S có 16 electron
ntk S : ntk H = 32 / 1 = 32
ntk S : ntk O = 32 / 16 = 2
câu 4. R = 4.14 = 64 vậy R là Cu đồng.
câu 5. ntk Fe: ntk C = 56 : 12 = 4,67 lần > 1 nên Fe nặng hơn C.
Tương tự những chất còn lại.
Sửa lần cuối bởi điều hành viên: