Hóa học 12 bài 41 Nhận biết một số chất khí.

ong noi loc

New member
Xu
26
Chemistry-In-Our-Life.jpg


BÀI GIẢNG 41 NHẬN BIẾT MỘT SỐ CHẤT KHÍ.

I- NGUYÊN TẮC CHUNG ĐỂ NHẬN BIẾT

Để nhận biết một số chất khí, người ta có thể dựa vào tính chất vật lí hoặc tính chất hóa học đặc trưng của nó. Thí dụ, có thể dựa vào mùi trứng thối đặc biệt của H2S để nhận ra khí này, hoặc nhận ra khí NH3 bằng mùi khai đặc trưng của nó.

II- NHẬN BIẾT MỘT SỐ CHẤT KHÍ

1. Nhận biết khí CO[SUB]2[/SUB]

CO2.jpg


Khí CO2 không màu, không mùi, nặng hơn không khí, rất ít tan trong nước, nên khi tạo thành từ dung dịch nước nó sủi bọt khá mạnh.
CO[SUB]3[/SUB][SUP]2−[/SUP]+ 2H+ → CO2↑ + H2O
HCO[SUB]3[/SUB][SUP]−[/SUP] + H+ → CO2↑ + H2O​

Để hấp thụ khí CO2, người ta thường dùng bình đựng lượng dư dung dịch Ba(OH)2 hoặc lượng dư dung dịch Ca(OH)2. Khí CO2 bị hấp thụ đồng thời tạo thành kết tủa trắng:
CO2 + Ba(OH)2(dư) → BaCO3↓ + H2O​

2. Nhận biết khí SO[SUB]2[/SUB]

- Khí SO2 không màu, nặng hơn không khí, có mùi hắc, gây ngạt và độc, làm vẫn đục nước vôi trong như CO2.
- Thuốc thử tốt nhất để hấp thụ khí SO2 đồng thời nhận biết nó và phân biệt nó với khí CO2 là dung dịch brom dư hoặc dung dịch iot dư đều có màu đỏ nâu:
SO2 + Br2 + 2H2O → H2SO4 + 2HBr
SO2 + I2 + 2H2O → H2SO4 + 2HI​
Vì vậy, khí SO2 làm nhạt màu dung dịch brom hoặc dung dịch iot.

3. Nhận biết khí Cl[SUB]2[/SUB]

Khí Cl2 có màu vàng lục, nặng hơn không khí, mùi hắc, độc, ít tan trong nước. Ta có thể nhận ra một lượng khí clo rất nhỏ có trong không khí bằng mùi hắc rất đặc biệt của nó.
Dùng giấy tẩm KI và hồ tinh bột thấm ướt để nhận ra khí clo (cũng như dùng giấy đó để nhận biết ozon):
Cl[SUB]2 [/SUB]+ 2KI → 2KCl + I[SUB]2[/SUB]​
I2 tạo với hồ tinh bột một hỗn hợp có màu xanh tím.

elem_cl2.jpg


4. Nhận biết khí NO2

NO2 nặng hơn không khí, màu nâu đỏ, độc, ít tan trong nước và phản ứng được với nước tạo thành HNO3:
4NO2 + O2 + 2H2O → 4HNO3​
Nhận ra HNO3 bằng bột Cu.
Khi nồng độ khí NO2 đủ lớn ta cũng có thể nhận ra bằng màu nâu đỏ của nó.

5. Nhận biết khí H[SUB]2[/SUB]S

images


H2S là khí không màu, nặng hơn không khí, có mùi trứng thối và độc. Lượng rất nhỏ khí H2S có trong không khí cũng dễ dàng nhận ra nhờ mùi trứng thối khó chịu của nó. Khí H2S dễ tạo kết tủa sunfua có màu với các dung dịch của nhiều muối ngay trong môi trường axit:
H[SUB]2[/SUB]S +C u[SUP]2+ [/SUP]→ CuS↓ + 2H+​
............màu đen
H2S + Pb[SUP]2+[/SUP] → PbS↓ + 2H+​
...............màu đen​
Do đó, có thể dùng miếng giấy lọc tẩm dung dịch muối chì (II) axetat không màu để nhận biết sự có mặt của khí này (phản ứng trên xảy ra tạo thành kết tủa màu đen trên miếng giấy lọc có tẩm muối Pb2+ được thấm ướt bằng nước).

6. Nhận biết khí NH3

NH3 là khí không màu, nhẹ hơn không khí, tan nhiều trong nước, có mùi khai đặc trưng, kích thích mắt và hệ thống hô hấp rất mạnh. Lượng rất nhỏ khí này trong không khí cũng khiến ta nhận ra ngay bằng mùi khai đặc trưng của nó.
NH3 tan nhiều trong nước và là một bazơ yếu, nên dùng miếng giấy quỳ tím thấm ướt bằng nước cất có thể nhận biết được khí NH3 trong không khí. Khi đó màu tím của giấy quỳ chuyển thành màu xanh, cùng với mùi khai của khí. Phản ứng này khẳng định sự có mặt của NH3 trong không khí.

Bài tập :

Câu 1: Có thể dùng dd nào để phân biệt các chất khí NO2 (nồng độ loãng coi như không màu ), SO2?
a. Ca(OH)2.
b. NaOH
c. KMnO4/H2SO4
d. Cả a,b,c

Câu 2: Dẫn khí Cl2 qua hỗn hợp dd NaI và NaBr trong mt kiềm dư màu sắc của dd sẽ thay đổi ?
a. Chuyển màu nâu đỏ
b. Chuyển màu vàng cam
c. Vẫn không màu
d. Chuyển màu lục nhạt.

Câu 3: Để phân biệt đồng thời các dd mất nhãn Na2SO4 ,Na2CO3 ,Na2S , MgHSO4 có thể dùng?Lưu ý có thể kết hợp với pp trộn lẫn.
a. Ba(OH)2.
b. KMnO4
c. H2SO4
d. Qùi tím

Đáp án :


1.d
2.c
3.a
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top