• HÃY CÙNG TẠO & THẢO LUẬN CÁC CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC [Vn Kiến Thức] - Định hướng VnKienthuc.com
    -
    Mọi kiến thức & Thông tin trên VnKienthuc chỉ mang tính chất tham khảo, Diễn đàn không chịu bất kỳ trách nhiệm liên quan
    - VnKienthuc tạm khóa đăng ký tài khoản tự động để hạn chế SEO bẩn, SPAM, quảng cáo. Chưa đăng ký, KHÁCH vẫn có thể đọc và bình luận.

Hóa 11 Bài 44 Andehit và xeton phần II.

ong noi loc

New member
Xu
26
BÀI 44 ANĐEHIT VÀ XETON

PHẦN II TÍNH CHẤT HÓA HỌC VÀ ĐIỀU CHẾ.


III- TÍNH CHẤT HOÁ HỌC

1. Phản ứng cộng

a) Phản ứng cộng hiđro (phản ứng khử)
Khi có xúc tác Ni đun nóng, anđehit cộng với hiđro tạo ra ancol bậc I, xeton cộng với hiđro tạo thành ancol bậc II.
CH3CH=O + H2 → CH3CH2−OH
CH3−CO−CH3 + H2 → CH3−CH(OH)−CH3​
b) Phản ứng cộng nước, cộng hiđro xianua
* Liên kết đôi C=O ở fomanđehit có phản ứng cộng nước nhưng sản phẩm tạo ra có hai nhóm OH cùng dính vào một nguyên tử C nên không bền, không tách ra khỏi dung dịch được.
* Hiđro xianua cộng vào nhóm cacbonyl tạo thành sản phẩm bền gọi là xianohiđrin.
Phản ứng cộng hiđro xianua vào nhóm cacbonyl xảy ra qua hai giai đoạn, anion N≡ C− phản ứng ở giai đoạn đầu, ion H+ phản ứng ở giai đoạn sau.
download2_zps4d861738.png

2. Phản ứng oxi hóa

a) Tác dụng với brom và kali pemanganat
* Thí nghiệm:
- Nhỏ nước brom vào dung dịch axetanđehit, màu của nước brom bị mất.
- Nhỏ nước brom vào dung dịch axeton, màu của nước brom không bị mất.
- Nhỏ dung dịch kali pemaganat vào dung dịch axetanđehit, màu tím bị mất.
- Nhỏ dung dịch kali pemanganat vào dung dịch axeton, màu tím không bị mất.
* Giải thích: Xeton khó bị oxi hóa. Anđehit rất dễ bị oxi hóa, nó làm mất màu nước brom, dung dịch kali pemanganat và bị oxi hóa thành axit cacboxylic, thí dụ:
RCH=O + Br2 + H2O → RCOOH + 2HBr​
b) Tác dụng với ion bạc trong dung dịch amoniac
* Thí nghiệm: Cho dung dịch amoniac vào ống nghiệm đựng dung dịch bạc nitrat đến khi kết tủa sinh ra bị hòa tan hoàn toàn, thêm vào đó dung dịch axetanđehit rồi đun nóng thì thấy trên thành ống nghiệm xuất hiện lớp tráng bạc sáng như gương, vì thế gọi là phản ứng tráng bạc.
Giải thích: Amoniac tạo với Ag+ phức chất tan trong nước. Anđehit khử được Ag+ ở phức chất đó thành Ag kim loại:
AgNO3 + 3NH3 + H2O → [Ag(NH3)2]OH + NH4NO3​
......................(phức chất tan)​
R−CH=O + 2[Ag(NH3)2]OH → R−COONH4 + 2Ag↓ + 3NH3 + H2O​
Phản ứng tráng bạc được ứng dụng để nhận biết anđehit và để tráng gương, tráng ruột phích.




3. Phản ứng ở gốc hiđrocacbon

Nguyên tử hiđro ở bên cạnh nhóm cacbonyl để tham gia phản ứng. Thí dụ:
CH3−CO−CH3 + Br2 → CH3COOHCH3−CO−CH2Br + HBr​

IV- ĐIỀU CHẾ

1. Điều chế

a) Từ ancol
* Phương pháp chung để điều chế anđehit và xeton là oxi hóa nhẹ ancol bậc I, bậc II tương ứng bằng CuO
* Fomanđehit được điều chế trong công nghiệp bằng cách oxi hóa metanol nhờ oxi không khí ở 600−700[SUP]o[/SUP]C với xúc tác là Cu và Ag:
2CH3−OH + O2 → C2HCH=O + 2H2O​
b) Từ hiđrocacbon
Các anđehit và xeton thông dụng thường được sản xuất từ hiđrocacbon là sản phẩm của quá trình chế biến dầu mỏ.
* Oxi hóa không hoàn toàn metan là phương pháp mới sản xuất fomanđehit:
CH4 + O2 → HCH=O + H2O​
* Oxi hóa etilen là phương pháp hiện đại sản xuất axetanđehit:
2CH2=CH2 + O2 → 2CH3CH=O​
* Oxi hóa cumen rồi chế hóa với axit sunfuric thu được axeton cùng với phenol.

 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
CHAT
  1. No shouts have been posted yet.

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top