Kiến thức cơ bản bài 1: Thành phần nguyên tử

Lý thuyết nguyên tử là một trong nhiều cách giải thích về vật chất và không gian dựa trên các dữ liệu thực nghiệm. Theo một định nghĩa: Nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ và trung hòa về điện. Nguyên tử gồm hạt nhân mang điện tích dương và vỏ tạo bởi một hay nhiều electron mang điện tích âm. Hãy cùng tìm hiểu kiến thức này trong hóa 10 bài thành phần nguyên tử nhé.

20220716_190145.jpg


I. THÀNH PHẦN CẤU TẠO CỦA NGUYÊN TỬ

Cấu tạo nguyên tử

- Nguyên tử là những hạt vô cùng nhỏ bé và trung hòa về điện.
- Nguyên tử được chia làm 2 phần chính: đó là vỏ và hạt nhân

Mọi nguyên tử đều cấu tạo từ ba loại hạt : proton, nơtron và electron.
+ Hầu hết khối lượng nguyên tử đều tập trung ở hạt nhân mặc dù hạt nhân chỉ chiếm một phần rất nhỏ thể tích của nguyên tử.
=> Trong nguyên tử số p = số e

II. KHỐI LƯỢNG, KÍCH THƯỚC CỦA NGUYÊN TỬ

20220716_190219.png

1. Khối lượng nguyên tử
- Để biểu thị khối lượng của nguyên tử, phân tử và các loại hạt, ta dùng đơn vị khối lượng nguyên tử ký hiệu là u (dvC)
- Nguyên tử khối (NTK) là con số so sánh khối lượng của nguyên tử với khối lượng nguyên tử cacbon.
Thí dụ: khối lượng của 1 nguyên tử hiđro là 1,6735.10^-27kg = 1u.

2. Kích thước nguyên tử
- Để biểu thị kích thước nguyên tử, ta dùng đơn vị nanomet (nm) hay angstrom (Å)
1nm = 10^-9 m, 1 Å = 10^-10 m
- Đường kính của hạt nhân còn nhỏ hơn, nó rơi vào khoảng 10^-5 nm. Như vậy đường kính nguyên tử lớn hơn đường kính hạt nhân khoảng 10000 lần.

Sưu tầm

Xem thêm:
Lý thuyết về thành phần nguyên tử
 
Sửa lần cuối:

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top